SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên

pdf 20 trang sangkien 7380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_tai_truong_th.pdf

Nội dung text: SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên

  1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thị Thanh Nam Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS TS Trần Quốc Thành Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Xác định cơ sở lý luận của biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng học sinh giởi và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Keywords: Quản lý giáo dục; Bồi dưỡng học sinh giỏi; Biện pháp quản lý Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay, nhân lực có trình độ cao không chỉ là tiền đề mà còn là yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển của một đất nước. Để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao thì vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài có vai trò quan trọng. Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tài, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Để góp phần thực hiện chủ trương đó, ngành giáo dục cần chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ bậc học cơ sở, các nhà quản lý phải đề ra được những biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi để công tác này đạt kết quả cao nhất. Trường THCS Lê Hữu Trác là trường trọng điểm trong khối THCS của huyện Mỹ Hào. Trường là trung tâm Giáo dục chất lượng cao khối THCS của huyện Mỹ Hào. Trường có nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học. Chính vì vậy, nhiệm vụ chính trị quan trọng của người lãnh đạo nhà trường là quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi của trường vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm. Việc tìm kiếm được các biện pháp quản lý công tác này một cách khoa học, có hệ thống là vấn
  2. đề cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Với các lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học Cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý để từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 của trường. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1: Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS 3.2: Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác 4. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác đã được quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, chất lượng bồi dưỡng vẫn chưa đạt như mong muốn. Nếu có các biện pháp quản lý phù hợp hơn với đặc điểm và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường với tư cách là trường THCS trọng điểm thì kết quả bồi dưỡng học sinh giởi sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận của biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng học sinh giởi và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của trường. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được thực hiện tại trường THCS trọng điểm Lê Hữu Trác, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên. Các số liệu được sử dụng trong đề tài về bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ từ năm 2006 đến nay 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận + Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi. + Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi. + Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục học sinh THCS, mục tiêu dạy học học sinh giỏi. + Lý luận về học sinh giỏi: Một số quan điểm về học sinh giỏi, đặc điểm học tập của học sinh giỏi. + Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học học sinh giỏi.
  3. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát sư phạm Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS học bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS trọng điểm Lê Hữu Trác, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia + Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo phụ trách quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS THCS Lê Hữu Trác + Thăm dò bằng phiếu cán bộ giáo viên có kinh nghiệm dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Lê Hữu Trác. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm tại trường Trung học cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi đã nghiên cứu trong đề tài. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi Chương 2: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trường trung học cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu và có lịch sử phối hợp nghiên cứu ở các quốc gia. Nhiều nước trên thế giới đã tập trung và chăm lo để giáo dục phát triển trước một bước nhằm đón đầu yêu cầu phát triển KT - XH. Tiêu biểu là nước Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Liên Xô (trước đây), Hàn Quốc, Ấn Độ Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng HSG trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Nhiều nước ghi riêng thành một mục dành cho HSG, một số nước coi đó là một dạng của giáo dục đặc biệt hoặc chương trình đặc biệt. 1.1.2. Ở Việt Nam Vấn đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại Việt Nam coi là công việc hàng đầu của đất nước và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức”, Hồ Chủ Tịch
  4. khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức ” Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp GD&ĐT, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng người tài. Với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chất lượng GD có nhiều chuyển biến và đội ngũ HSG Việt Nam ngày càng được phát triển qua số lượng HSG đạt giải cao trong kỳ thi thế giới 1.2. Những khái niệm cơ bản về học sinh giỏi và bồi dƣỡng học sinh giỏi 1.2.1. Năng lực, tài năng, năng khiếu Năng lực: Là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định. Tài năng (trình độ cao của năng lực là tài năng). Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Tài năng được rèn luyện, hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Người có năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội trở thành tài năng. Năng khiếu: Là “mầm mống” của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tương lai. Năng khiếu không được tạo ra mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em. Năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh – di truyền thể hiện ở các tố chất sinh lý, thần kinh trội tương hợp với năng khiếu có ở một người. 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của một tài năng 1.2.2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn sinh học: (từ lúc người mẹ mang thai đến lúc đứa trẻ ra đời). Đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào, gắn bó chặt chẽ với việc hình thành và phát triển của thai nhi cũng như việc nảy sinh (hoặc thui chột) mầm mống ban đầu tài năng của mỗi con người. 1.2.2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh – xã hội: (Bắt đầu từ lúc đứa trẻ ra đời cho tới lúc đứa trẻ trưởng thành). Đây là giai đoạn nảy sinh, bộc lộ, phát triển và xác lập năng lực. 1.2.2.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn xã hội: Đây là giai đoạn tài năng được thể hiện, được sử dụng trong thực tiễn, mang lại các kết quả, các cống hiến cụ thể. 1.2.3. Học sinh giỏi, học sinh giỏi THCS 1.2.3.1. Học sinh giỏi: Là học sinh có tiềm năng của sự “thông thạo” 1.2.3.2. Học sinh giỏi THCS: HSG về một môn học nào đó là sự đánh giá, ghi nhận kết quả học tập mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn học ở từng lớp và cả cấp THCS. Kết quả ở mỗi môn học của học sinh được thể hiện thông qua kiến thức và kỹ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư duy, qua thái độ và cách ứng xử, qua cách vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống thường ngày. 1.2.4. Khái niệm bồi dưỡng học sinh giỏi Theo Từ điển Giáo dục học 2001, bồi dưỡng được định nghĩa như sau:“Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể”.
  5. - Bồi dưỡng HSG là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình, đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu trong môi trường có tính ngoại lực); mà cốt lõi là giúp cho người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy, cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để tự học, tự bồi dưỡng. 1.2.5. Một số biểu hiện của học sinh giỏi cần chú ý trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi HSG thường tỏ ra thông minh, trí tuệ phát triển, có năng lực tư duy tốt, tiếp thu nhanh, nhớ lâu, có khả năng suy diễn, khái quát hóa, hiểu sâu, rộng, có khả năng giải quyết vấn đề nhanh, hiệu quả cao. HSG có óc tư duy độc lập, luôn tìm cái mới, hiểu khá sâu về bản chất và hiện tượng, có cách giải hay, ngắn gọn và sáng tạo. HSG rất say mê tò mò, ham hiểu biết, biết vượt khó, lao vào cái mới, có ý chí phấn đấu vươn lên. 1.2.6. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG được thể hiện qua báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng VI: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ " 1.2.7. Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Mục đích của việc bồi dưỡng HSG được quy định rõ ràng trong điều I – Quy chế thi HSG quốc gia chính là: “Động viên, khích lệ những học sinh học giỏi và các giáo viên dạy giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”. 1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng THCS 1.3.1. Quản lý, Quản lý Giáo dục, Quản lý nhà trường THCS 1.3.1.1. Quản lý Có rất nhiều định nghĩa về Quản lý. Song, từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”. 1.3.1.2. Quản lý giáo dục Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra những khái niệm khác nhau về quản lý giáo dục nhưng tựu chung thì Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.