SKKN Phương pháp vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học đến học lớp Bổ túc trung học cơ sở

doc 5 trang sangkien 01/09/2022 6080
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học đến học lớp Bổ túc trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_van_dong_hoc_sinh_co_hoan_canh_kho_khan_bo.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học đến học lớp Bổ túc trung học cơ sở

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên : Đào Tấn Nhẫn Đề tài : PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN BỎ HỌC ĐẾN HỌC LỚP BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhất là vùng nông thôn có những gia đình với điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, họ phải đi làm rất vất vả để kiếm tiền sinh sống, có người đi làm rất xa, thậm chí có gia đình đi làm cả vợ lẫn chồng, do vậy đối với con cái họ ít được quan tâm nhiều thậm chí có lúc các em ở nhà có em thì ngoan ngoãn, có em lười biếng không chịu học và bỏ học giữa chừng . Trong nhiều năm làm công tác Phổ cập giáo dục THCS , tôi nhận thấy học sinh trên địa bàn đã bỏ học nhiều . Việc bỏ học như vậy ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác PCGD THCS . Do vậy tôi rất trăn trở đối với công việc này . Làm thế nào để học sinh không bỏ học? nếu đã vì một lý do nào đó bỏ học thì việc vận động học sinh đến học lớp bổ túc trung học cơ sở như thế nào ? Vì lẽ đó , tôi chọn đề tài : Phương pháp vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học đến học lớp Bổ túc trung học cơ sở . 2. Mục đích nghiên cứu : Trong quá trình làm công tác PCGD THCS , tôi nhận thấy học sinh trên địa bàn của tôi là một xã thuần nông , nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn , kinh tế gia đình không đảm bảo cho đời sống . Do đó những gia đình phải rời quê hương để đi làm ăn xa nhằm tìm ra một số của cải để cải thiện kinh tế gia đình và cho con ăn học , có gia đình học sinh đi làm cả cha lẫn mẹ , có gia đình mẹ đi làm hoặc cha đi làm , có hoàn cảnh khác cha mẹ ly hôn , có gia đình mồ côi cả cha lẫn mẹ ở với người thân : cô , dì chú , bác hoặc ông bà nội , ngoại Chính vì vậy , những gia đình đó không có điều kiện để chăm sóc con cái đến nơi đến chốn từ đó có một số em có nghị lực vươn lên trong học tập , còn lại ăn chơi đua đòi ; lêu lỏng dẫn đến lơ là trong học tập và một điều thấy rất rõ là các em học yếu , học không bằng bạn bè , chán học rồi bỏ học Vì những việc như đã nêu ở trên , người làm công tác PCGD THCS phải nắm bắt , tìm hiểu kỹ những trường hợp như vậy của các em học sinh và gia đình học sinh để có cách vận động học sinh trở lại lớp ngay , kịp thời để các em tiếp tục học tập . Còn những em đã nghỉ học từ lâu phải nắm bắt tập hợp đủ số lượng để mở lớp Bổ túc THCS bằng nhiều hình thức : học tại trường , học tại nhà để bổ sung lượng kiến thức các em đã mất và tiến tới đạt trình độ nhất định Đó là mục đích để người làm công tác PCGD THCS nắm bắt kịp thời vận động các em 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng để nghiên cứu là học sinh các khối lớp 6,7,8 , 9 và kể cả những học sinh hỏng tốt nghiệp hoặc chưa được xét tốt nghiệp của Trung học cơ sở . Đối tượng là những học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn không có điều kiện đến lớp chính quy . Phạm vi để nghiên cứu là địa bàn xã Hòa đồng gồm có 7 thôn : Vinh Ba , Phú Diễn Ngoài , Mỹ Thuận Ngoài , Phú Mỹ , Phú Phong , Mỹ Thuận Trong và Phú Diễn Trong . Phạm vi nghiên cứu là học sinh bỏ học độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi . Trường THCS Nguyễn Thị Định 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên : Đào Tấn Nhẫn 4. Nhiệm vụ nghiên cứu : Việc học sinh cấp THCS bỏ học các khồi lớp là một điều toàn xã hội phải quan tân , học sinh không hoàn thành được chương trình cấp THCS và THPT trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế gia đình . Việc đó làm cho xã hội không nâng cao được trình độ dân trí của địa phương nói riêng và cả nước nói chung . Chính vì vậy , đòi hỏi người làm công tác PCGD THCS phải nắm bắt những lượng thông tin cần thiết từ qua điều tra hàng năm , từ địa phương , từ hội đồng sư phạm nhà trường qua các giáo viên bộ môn , giáo viên chủ nhiệm để từ đó lên được danh sách học sinh bỏ học qua các năm để vận động học sinh đến trường học lớp bổ túc trung học cơ sở . Đó là nhiệm vụ người làm công tác PCGD THCS phải làm cùng với sự hỗ trợ từ nhiều nguồn . 5. Phương pháp nghiên cứu : Giáo viên làm công tác PCGD THCS khi muốn vận động học sinh bỏ học nhiều năm hoặc mới bỏ học đến lớp học lớp bổ túc hoặc trở lại học lớp chính quy phải sử dụng các phương pháp sau để hỗ trợ cho quá trình làm công tác này . a. Phương pháp điều tra : Qua tổng điều tra hằng năm , giáo viên phụ trách công tác PCGD THCS tổng hợp và lập danh sách những đối tượng bỏ học theo từng địa bàn thôn và phải theo từng khối lớp . Giáo viên công tác PCGD THCS phải làm việc này thật tỉ mỉ, chính xác từng đối tượng tránh tình trạng sai lệch để từ đó có giải pháp vận động học sinh . b. Phương pháp đối chiếu : GV chuyên trách PCGD THCS phải dùng những danh sách của nhà trường : Sổ gọi tên ghi điểm , Sổ phổ cập , sổ đăng bộ để đối chiếu từng đối tượng thật chính xác . c. Phương pháp phân tích : Sau khi giáo viên lập danh sách , đối chiếu từng đối tượng giáo viên nắm bắt đối tượng đó ở thôn nào trên địa bàn . Từ đó , phân tích từng trường hợp học sinh bỏ học với những lý do gì bằng cách lắng nghe ý kiến của giáo viên bộ môn , giáo viên chủ nhiệm cũ , thậm chí đến từng địa bàn thôn để nắm lại hoàn cảnh của từng gia đình cụ thể . Từ những lượng thông tin đó , giáo viên phân tích từng trường hợp cụ thể để hướng dẫn giáo viên đi vận động một cách chu đáo , tỉ mỉ để vận động học sinh đi học lớp bổ túc đạt kết quả . d. Phương pháp vận động : Việc này phải làm một cách thật thận trọng chu đáo . Muốn vậy , người làm công tác PCGD THCS phải lên danh sách , tham mưu với Ban giám hiệu phân công giáo viên đến từng địa bàn vận động , trình bày trước Hội đồng sư phạm từng trường hợp cụ thể để giáo viên đi vận động nắm bắt được hoàn cảnh của đối tượng mình cần vận động .Tham mưu với Ban chỉ đạo PCGDPT của xã để chỉ đạo các ban ngành đoàn thể , thôn và nhân dân hỗ trợ công tác này II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở pháp lý : Qua các văn bản chỉ đạo của các cấp từ Trung ương , Tỉnh , Huyện và Ban chỉ đạo PCGDPT xã về công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở như Nghị quyết 41/2000/QH 10 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X , kỳ họp thứ 8 , chỉ thị số Trường THCS Nguyễn Thị Định 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên : Đào Tấn Nhẫn 61-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 12 năm 2000 Về việc thực hiện PC THCS , hướng dẫn số 02 – HD/KGTW của Ban khoa giáo Trung ương về thực hiện chỉ thị 61-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 09 tháng 02 năm 2001 . Nghị định số 88/ 2001/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22 tháng 11năm 2001 về thực hiện PCGD THCS , Kế hoạch triển khai nghị quyết của Quốc hội về thực hiện PCGD THCS số 3667/THPT ngày 11 tháng 5 năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo , quyết định số 26/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 5/7/2001 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn , kiểm tra và đánh giá công nhận PCGD THCS Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS số 712/THPT của BGD&ĐT ngày 2/2/2001 , Công văn số 6170 V/v hướng dẫn kiểm tra kết quả PCGD THCS cua BGD &ĐT ngày 18/7/2002, Công văn số 3420/THPT v/v thực hiện PC bậc trung học ngày 23/4/2003. 2. Cơ sở lý luận : Từ lý do chọn đề tài và nhiệm vụ , tôi nhận thấy giáo viên làm công tác PCGD THCS cần phải tăng cường năm bắt các đối tượng bỏ học . Học sinh bỏ học trong năm học và học sinh bỏ học đã nhiều năm để từ đó lập danh sách một cách chính xác và tiến hành vận động có hiệu quả . Việc vận động học sinh bỏ học nhiều năm đến học lớp bổ túc là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi người làm công tác PCGD THCS và các giáo viên được phân công đi vận động hết sức bền bĩ , biết cách thuyết phục gia đình có đối tượng bỏ học để họ đồng tình với mình và tạo điều kiện nhắc nhở động viên con em họ đến học lớp bổ túc . 3. Cơ sở thực tiễn : Giáo viên làm công tác PCGD THCS phải biết kết hợp với giáo viên nhà trường , biết tham mưu với Ban giám hiệu , tham mưu với Ban chỉ đạo PCGDPT của xã để làm sao huy động học sinh bỏ học nhiều năm đến các lớp học bổ túc với số lượng đủ để mở lớp bổ túc và cũng chính từ việc làm này , hằng năm sẽ có học sinh tốt nghiệp BTTHCS làm nguồn bổ sung cho việc giữ vững chuẩn PCGDTHCS , góp phần nâng cao trình độ dân trí ở địa phương , giúp các em đến các lớp học nghề để học tập sau này có công việc làm 63n định trong xã hội làm cho xã hội có nhiều của cải về vật chất . Tạo tiền đề tốt cho việc phổ cập giáo dục Bậc trung học sau này . Chương II : THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Khái quát phạm vi : (Địa bàn nghiên cứu ) Địa bàn nghiên cứu là xã Hòa Đồng , có 7 thôn là một xã có dân số đông nhất của huyện , đa số người dân sống bằng nghề nông , có một số ít sống ven đường liên xã buôn bán nhỏ . Chính vì những điều kiện như vậy , có nhiều học sinh bỏ học . 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu : Như trong lý do chọn đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu , trong nhiều năm qua trên địa bàn xã học sinh bỏ học và thi hỏng tốt nghiệp THCS rất nhiều . Chính vì vậy , trong nhiều năm qua chỉ huy động những học sinh chưa tốt nghiệp THCS trở lại trường ôn tập các môn : Văn, Toán, Lý , Hóa để các em tham gia thi tốt nghiệp BTTHCS. Việc vận động học sinh bỏ học các khối lớp trong nhiều năm qua trên địa bàn để mở lớp bổ túc còn hạn chế . Tuy nhiên đã vận động những học sinh đang học bỏ học trở lại lớp và giữ sĩ số lớp . 3. Nguyên nhân của thực trạng : Việc mở lớp trên địa bàn xã chưa đạt được với những nguyên nhân sau : Trường THCS Nguyễn Thị Định 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên : Đào Tấn Nhẫn - Việc tuyên truyền , phổ biến các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác PCGDTHCS đến với người dân còn hạn chế . Do vậy người dân đôi lúc chưa hợp tác tích cực với việc đưa con em đi học các lớp bổ túc . - Có một số giáo viên khi phân công đến vận động đối tượng chưa làm hết trách nhiệm , chưa chu đáo và không có độ bền bĩ . Hoàn cảnh của một số đối tượng bỏ học quá đặc biệt , quá khó khăn . - Địa bàn xã quá rộng , dân số đông . - Có một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em , mặc dù gia đình đó không có khó khăn . - Học sinh bỏ học chủ yếu là học yếu không theo kịp bạn bè . Chương III : BIỆN PHÁP , GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở đề xuất các giải pháp : Việc vận động học sinh bỏ học nhiều năm để đến lớp học bổ túc là một việc làm rất khó , đòi hỏi người làm công tác PCGD THCS phải có nhiều kế hoạch , có nhiều biện pháp thì mới đạt được kết quả mong muốn . Trước hết phải làm tham mưu với Ban chỉ đạo PCGDPT của xã . Làm tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường Kết hợp với Hội đồng sư phạm trong việc vận động . 2. Các giải pháp chủ yếu : a. Đối với Giáo viên chuyên trách PCGD THCS : Để vận động học sinh bỏ học lâu năm đến học các lớp bổ túc phải thực hiện các giải pháp sau : - Tuyên truyền , vận động đến với toàn dân sống trên địa bàn xã về công tác PCGD THCS . - Điều tra đối tượng bỏ học từng thôn . - Lập danh sách những đối tượng . - Tham mưu với Ban giám hiệu để phân công giáo viên đến từng địa bàn thôn vận động đối tượng . - Tham mưu với Ban chỉ đạo PCGDPT xã để hỗ trợ về vật chất và tinh thần . - Làm tờ trình xin phép các cấp lãnh đạo cho mở lớp . b. Đối với gia đình có đối tượng bỏ học : - Phải hiểu kỹ từng gia đình và từng đối tượng để giáo viên đi vận động nắm bắt và vận động thuận lợi , đạt kết quả . 3. Tổ chức triển khai thực hiện : - Ban giám hiệu nhà trường quán triệt cho Hội đồng sư phạm nắm được công tác phổ cập giáo dục THCS , đồng thời gắn trách nhiệm làm công tác phổ cập cho từng giáo viên . - Ban chỉ đạo PCGDPT xã triển khai công tác PCGD THCS qua các cuộc họp quân dân chính , các cuộc họp thôn . - Tạo điều kiện cho giáo viên làm công tác chuyên trách PCGDTHCS thuận lợi trong công tác . - Thường xuyên tuyên truyền công tác PCGD THCS qua đài truyền thanh của xã để mọi người dân nắm bắt được công tác PCGD THCS . Trường THCS Nguyễn Thị Định 4