SKKN Phương pháp phân dạng và chia bài nhận biết các hợp chất vô cơ dành cho học sinh giỏi môn Hoá học ở THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp phân dạng và chia bài nhận biết các hợp chất vô cơ dành cho học sinh giỏi môn Hoá học ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_phan_dang_va_chia_bai_nhan_biet_cac_hop_cha.doc
Nội dung text: SKKN Phương pháp phân dạng và chia bài nhận biết các hợp chất vô cơ dành cho học sinh giỏi môn Hoá học ở THCS
- Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP PHÂN DẠNG VÀ CHIA BÀI NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN HOÁ HỌC Ở THCS PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Về mặt lí luận: Trong những năm gần đây, cùng với một số môn học khác, thực trạng Dạy - học môn Hóa học được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt tỉ lệ học sinh yếu ở bộ môn này ngày càng cao, kéo theo kết quả không mấy khả quan qua các kỳ thi vào lớp 10 THPT và thi học sinh giỏi các cấp. Vậy làm thế nào để có thể nâng cao kết quả học tập và chất lượng mũi nhọn, đặc biệt là học sinh giỏi các cấp, thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THCS (năm 2002) đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy học để mang lại cho học sinh những phương pháp học Hóa tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Hóa đạt hiệu quả cao hơn. Từ thực tế trên, vấn đề được quan tâm hiện nay là làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng, kết quả học tập môn Hóa học qua các kỳ thi hàng năm. Vấn đề trên đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong mọi chương trình nghị sự khi bàn về giáo dục, nhất là năm học 2013 – 2014 này, các em học sinh lớp 8,9 đều đựơc thi học sinh giỏi cấp huyên và tỉnh, thì vấn đề chất lương mũi nhọn trên càng được cả xã hội quan tâm nhiều hơn. Đó là lí do tôi chọn đề tài này: phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho ôn thi học sinh giỏi môn Hoá học ở THCS. 1.2. Về mặt thực tiễn: Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ – BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Trong các phương pháp dạy học Hóa học, hầu hết các phương pháp được đặt ra với đối tượng học sinh một cách chung chung. Tất cả tùy thuộc vào vai trò dẫn dắt của người giáo viên trong giờ học. Song, theo quan điểm của PGS.TS Phạm Quang Trung: "phương pháp dạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối tượng một cách chung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh, mỗi em một tính nết, sự hiểu biết cũng khác nhau nên không thể có một đối tượng học sinh chung chung trong giờ học được".Nhưng trong 1
- thực tế bồi dương học sinh giỏi, người giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức mà biết định hướng phân loại các dạng bài cho học sinh. 1.3. Về tính cấp thiết: Xã hội hiện đại ngày nay đang phát triển nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin, khoa học kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên đất nước ta cũng đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; Trong những năm gần đây việc đào tạo nhân tài để tạo nguồn nhân lực cho đất nước là hết sức cần thiết và cấp bách, môn Hóa học cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào tạo các nhân tài đó. Vì vậy vận dụng phương pháp chuyên sâu cho bồi dưỡng học sinh giỏi trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một phương pháp không thể thiếu trong dạy học nói chung, môn Hóa học nói riêng. Vận dụng phương pháp chuyên sâu này trong dạy học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở, bản thân đề xuất một số định hướng vận dụng phương pháp này nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn, hiệu quả của việc dạy học môn Hóa học, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. 1.4.Về cá nhân: Xuất phát từ thực tiễn trên, qua thực tế giảng dạy bộ môn Hóa học trong nhà trường THCS và hai năm bồi dưỡng học sinh giỏi cho huyện, tôi nhận thấy rằng: hiệu quả của các các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi phụ thuộc vào việc lựa chọn và kết hợp một cách hài hoà, hợp lí các phương pháp dạy học, phù hợp với nội dung bài học, với khả năng học tập và thái độ của học sinh đối với nhiệm vụ học tập, phù hợp với từng tình huống dạy học cụ thể. Để có thể tạo ra một thái độ tích cực, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ học tập và có sự nỗ lực cao trong hoạt động, tự giác chiếm lĩnh kiến thức, tự xây dựng niềm tin cũng như tự trải nghiệm. Vì vậy, việc nắm rõ thực trạng, nghiên cứu và vận dụng một cách đúng đắn, phù hợp các phương pháp dạy học trong giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng của người giáo viên, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như chất lượng giáo dục môn Hóa học trong nhà trường THCS nói riêng. 2.Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài bản thân đánh giá được thực trạng của việc vận dụng phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết hợp chất vô cơ cho bồi dưỡng học sinh giỏi ở THCS, qua đó có những biện pháp vận dụng một cách có hiệu quả, giúp HS có hứng thú hơn trong học tập Hóa học, hiểu bài một cách sâu sắc hơn, đồng thời giúp học sinh hình thành các kĩ năng trong học tập. 3. Bản chất của vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về: phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi, tiến hành điều tra 2
- thực trạng việc vận dụng: phân tích nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp vận dụng có hiệu quả trong dạy học sinh giỏi THCS hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu về việc vận dụng: phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học ở trường THCS. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Trên cơ sở những kiến thức bộ môn, kiến thức chuyên sâu và những quan điểm, đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lượng giáo dục. 5.2. Phương pháp quan sát, đánh giá: Nhìn nhận, đánh giá thực trạng của việc vận dụng phương : phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi trong việc giảng dạy môn Hóa học ở trường THCS, rút ra một số biện pháp, kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp này trong bồi dưỡng học sinh giỏi. 6. Giới hạn của đề tài. Đề tài nghiên cứu về thực trạng và biện pháp vận dụng phương pháp : phương phápPhân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi trong giảng dạy môn Hóa học ở trường THCS Cẩm Tân, Cẩm Thuỷ. 7. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2012-2013 và 2013-2014 - Kế hoạch nghiên cứu : + Từ tháng 9/2012->12/2012: Lựa chọn đề tài, lập đề cương nghiên cứu. + Từ tháng 1/2013-> 5/2013: Khảo sát, nghiên cứu và xử lí tài liệu. + Từ tháng 9/2013- > 4/2014: Tổ chức thực nghiệm, hoàn thành đề tài. 3
- PhẦn II: NỘi dung . 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi ở THCS. Về nhận biết các chất là phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết, nghĩa là phản ứng dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan con người có thể cảm nhận và cảm thụ được. Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan; kết tủa; mất màu; tạo màu hay đổi màu. Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH3 có mùi khai; SO2: sốc; H2S mùi trứng thối Tuyệt đối không dùng phản ứng không đặc trưng. Vậy đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết về tính chất hoá học và biết phản ứng nào là đặc trưng từ đó vận dụng làm bài tập. Nhưng để nhớ được tính chất hoá học đặc trưng của vô số chất thì quả là khó. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại. Vậy, Phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi THCS Theo tôi là phân biệt các loại, các dạng. Cụ thể là nhận biết các oxit kim loại, nhận biết hóa chất và các ion ở dạng dung dịch trong nước (riêng biệt), nhận biết sự có mặt của từng ion ( hay từng chất ) có chứa trong cùng một dung dịch, nhận biết chất khí . 2. Thực trạng của Phương pháp nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi THCS. Phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi THCS được sử dụng rộng rãi trong dạy học, tuy nhiên khi tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng phương pháp này trong dạy học Hóa học ở trường THCS, tôi nhận thấy bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục. 2.1. Về phía giáo viên: Khi vận dụng Phương pháp Phân dạng và chia bài nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi THCS, giáo viên còn lúng túng ở một số thao tác sau: -Thứ nhất: Tài liệu phù hợp với học sinh còn hạn chế. (rất nhiều tài liệu nhưng không phù hợp với học sinh THCS). - Thứ hai: Chia các nhóm bài : Giáo viên đôi khi chia nhóm bài chưa hợp lí vì khó phù hợp với kiến thức học sinh - Thứ ba: Thao tác chọn Chất thử: Có những bài phải chọn hạn chế chất thử 2.2.Về phía học sinh: Đây là những học sinh giỏi được chọn từ các lớp “ Các trường trong huyện” nhưng các em cũng chỉ mới bắt đầu tiếp cận nên còn bỡ ngỡ, lúng túng .Với vốn kiến thức chuyên sâu còn yếu mà yêu cầu của đề bài lại cao. (Thực chất mà nói đề thi học sinh giỏi hàng năm có mức độ tương đương đề thi đại 4
- học những năm thi tự luận trước), học sinh thiếu tự tin trong cách tiếp cận kiên thức mới. Dạng bài này để học sinh làm tốt được thì các em phải làm chủ lượng kiến thức khổng lồ nên đối với các em thì quả một quá trình học tập lâu dài (lượng kiến thức tương đương với THPT) . 3. Nội dung, biện pháp thực hiện 3.1Mục tiêu của biện pháp, thực hiện Đưa ra được các phương pháp giải bài tập nhận biết truyền đạt tới học sinh để khi học sinh gặp bất kỳ bài tập phân biệt nào cũng biết nhận dạng và nhớ phản ứng đặc trưng của các chất để làm. 3.2Nội dung và cách thức thực hiện, giải pháp, biện pháp Trước tiên phải hướng dẫn cho các em biết về : Phương pháp trình bày một lời giải về nhận biết * Bước 1: Lấy mẫu thử. * Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc yêu cầu đề bài yêu cầu: Thuốc thử tuỳ chọn, hay hạn chế, hay không dùng thuốc thử bên ngoài, ). * Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào. * Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Ta thấy rằng bước 2 là quan trong nhất học sinh phải xác định được phải dùng thuốc thử nào, cách làm nào để phân biệt được. Muốn vậy các em phải nắm rõ phản ứng đặc trưng mà các em có thể tìm hiểu qua các bảng mà giáo viên cung cấp sau: 3.3kiến thức cần truyền đạt cho học sinh: a. Kiến thức chung cho các hợp chất cần truyền đạt ( tính vật lý, tinh hóa học ) MỘT SỐ THUỐC THỬ DÀNH CHO HỢP CHẤT VÔ CƠ BẢNG 1. TRẠNG THÁI, MÀU SẮC CỦA CÁC ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT: Cr(OH)2 Vàng MnS Hồng nhạt K2Cr2O7 Đỏ da cam MnO2 Màu đen Zn Trắng hơi xanh H2S Khí không màu mùi trứng thối Hg Lỏng, bạc trắng SO2 Khí không màu, mùi hắc o HgO Vàng hoặc đỏ SO3 Lỏng, không màu, sôi ở 45 Mn Trắng bạc Br2 Lỏng nâu đỏ hay vàng nâu MnO Xám lục nhạt I2 Tím, rắn, có hiện tượng thăng hoa CdS Kết tủa vàng P Rắn, trắng, đỏ, đen HgS Kết tủa đỏ Fe Trắng, xám AgF Tan FeO Rắn đen AgI Kết tủa vàng đậm Fe3O4 Rắn đen CuS, FeS, Kết tủa đen Fe2O3 Nâu đỏ NiS, PbS. 5