Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân loại phản ứng hoá học trong Hoá học 8

doc 20 trang sangkien 30/08/2022 3000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân loại phản ứng hoá học trong Hoá học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_phan_loai_phan_ung_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân loại phản ứng hoá học trong Hoá học 8

  1. Sở giáo dục & đào tạo hưng yên Phòng giáo dục & đào tạo yên mỹ Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Phương pháp phân loại phản ứng hoá học trong hoá học 8 Người thực hiện: Trịnh Hải Hồng Tổ : Khoa học tự nhiên Trường : THCS Yên Hoà Yên Hoà, ngày 20 tháng 4 năm 2005
  2. Đặt vấn đề. Trong quá trình học tập hoá học 8 học sinh có nhiều hứng thú khi học bộ môn này vì sách giáo khoa được viết theo phương pháp mới nên yêu cầu học sinh phải là người chủ động sáng tạo tìm tòi kiến thức thông qua quan sát, thực nghiệm, thảo luận nhóm qua đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu đổi mới thì khi học các em học sinh phải có sự định hướng , tổ chức các hoạt động của giáo viên , sự định hướng này không những giúp các em lĩnh hội được kiến thức mà còn giúp các em nắm được phương pháp đi đến kiến thức đó. Trong nội dung của một đề tài này tôi chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ nhưng khi học nó thì học sinh hay nhầm lẫn! Đó là phản ứng hoá học nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Trong các phản ứng: phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế . Dựa vào đâu để nhận ra phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ là phản ứng oxi hoá - khử, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử. B. Nội dung và phương pháp giải quyết . 1. Những vấn đề cần giải quyết. Trong chương trình hoá học lớp 8 học sinh được học một số loại phản ứng như : phản ứng hoá hợp, phản ứng Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 3
  3. phân huỷ, phản ứng thế và phản ứng oxi hoá - khử . Khi yêu cầu học sinh phân biệt phản ứng nào là phản ứng hoá hợp hay phản ứng phân hủy thì học sinh phân biệt tương đối dễ dàng, khi yêu cầu học sinh cho biết phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ hoặc phản ứng thế có phải là phản ứng oxi hoá khử hay không thì học sinh rất lúng túng để giúp các em học sinh làm tốt cách phân biệt này theo tôi giáo viên phải giúp học sinh: - Hiểu đề, phân tích đề để thấy được yêu cầu của đề bài. - Khi thấy được yêu cầu của đề bài học sinh cần phải biết sử dụng các định nghĩa hoặc các nhận xét do giáo viên cung cấp để tìm ra đáp án đúng. - Qua cách phân biệt các loại phản ứng hoá học giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các loại phản ứng hoá học. 2. Phương pháp tiến hành. Khi phân biệt các phản ứng hoá học là phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế nhìn chung các em học sinh dựa vào các khái niệm trong sách giáo khoa các em có thể phân biệt được phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào. Ví dụ1: Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ ?. Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 4
  4. (1) P2O5 + 3H2O  2 H3PO4 t 0 (2) 2 Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O t 0 (3) 3 Fe + 2O2  Fe3O4 (4) Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3  + 2 NaOH (5) Na2O + H2O  2 NaOH t 0 (6) 2 KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2  (7) 2Na + 2 H2O  2NaOH + H2  (8) Ca(HCO3)2  CaCO3  + CO2  + H2O t 0 (9) 2 Cu(NO3)2  2 CuO + 4 NO2  + O2  (10) 4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3 Học sinh dựa vào sự khác nhau giữa 2 loại phản ứng này để nhận ra phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ. Định nghĩa phản ứng hoá hợp: “Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu” Định nghĩa phản ứng phân huỷ: “Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 5
  5. Loại Số chất phản ứng Số chất sản phẩm PƯHH Phản ứng hoá hợp 2 hay nhiều chất 1 Phản ứng phân huỷ 2 hay nhiều chất 1 Đáp án: Phản ứng hoá hợp 1, 3, 5 và 10 Phản ứng phân huỷ 2, 6, 8 và 9 Ví dụ2: Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng thế ? to (1) 2 KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2  to (2) 2 Mg + CO2  2 MgO + C (3) Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2  to (4) 2 Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe (5) Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2 Ag to (6) C + 2 H2O  CO2 + 2 H2  to (7) CO + CuO  Cu + CO2 (8) 2Na + 2 H2O  2NaOH + H2  t 0 (9) 2 Fe + 3 Cl2  2 FeCl3 (10) 2 FeCl2 + Cl2  2 FeCl3 Học sinh dựa vào định nghĩa phản ứng thế để nhận ra phản ứng nào là phản ứng thế “ Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất , trong đó nguyên Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 6
  6. tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất” Đáp án: Phản ứng: 2, 3, 4, 5, 6 và 8 là phản ứng thế Tuy nhiên để biết được phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử mà chỉ dựa vào định nghĩa trong sách giáo khoa là: “ Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử ” thì học sinh sẽ chưa phân biệt được phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ hoặc phản ứng thế có phải là phản ứng oxi hoá khử hay không . Sau đây tôi xin đề cập một số ví dụ giúp học sinh phân biệt được phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử 1. Đối với phản ứng hoá hợp : Một số phản ứng hoá hợp là phản ứng oxi hoá - khử . Vậy dựa vào đâu để biết được phản ứng hoá hợp nào là phản ứng oxi hoá - khử. Ta xét ví dụ sau: a. Ví dụ Trong các phản ứng hoá hợp sau phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? (1) P2O5 + 3H2O  2 H3PO4 (2) Cu + S to CuS (3) CaO + CO2  CaCO3 Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 7
  7. t 0 (4) 2 Fe +3 Cl2  2 FeCl3 (5) 4 Al + 3O2  2Al2O3 (6) K2O + H2O  2 KOH t 0 (7) 2 SO2 + O2  2 SO3 (8) 2 FeCl3 + Fe  3 FeCl2 (9) SO3 + H2O  H2SO4 t 0 (10) 4P + 5 O2  2 P2O5 b. Nhận xét: - Trong các phản ứng trên các phản ứng 1; 3; 6 và 9 các chất tham gia đều là hợp chất . Các phản ứng này không phải là phản ứng oxi hoá - khử . - Trong các phản ứng trên các phản ứng 2; 4; 5; 7; 8 và 10 chất tham gia đều có đơn chất. Các phản ứng này là phản ứng oxi hoá - khử. c. Kết luận: - Phản ứng hoá hợp là phản ứng oxi hoá khử nếu trong các phản ứng này có đơn chất tham gia phản ứng . 2 . Đối với phản ứng phân huỷ : một số phản ứng phân huỷ là phản ứng oxi hoá - khử . Vậy dựa vào đâu để biết được phản ứng phân huỷ nào là phản ứng oxi hoá - khử. Ta xét ví dụ sau: a. Ví dụ Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 8
  8. Trong các phản ứng phân huỷ sau phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? to (1) 2 KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2  to (2) 2 Al(OH)3  Al2O3 + 3H2O to (3) 2 KClO3  2 KCl + 3 O2  to (4) MgCO3  MgO + CO2  to (5) 2 HgO  2 Hg + O2  to (6) 2 CuSO4  2 CuO + 2 SO2  + O2  to (7) CaSO3  CaO + SO2  to (8) Ba(HCO3)2  BaO + 2 CO2  + H2O b. Nhận xét - Trong các phản ứng trên các phản ứng 2; 4; 7 và 8 các chất tạo thành đều là hợp chất . Các phản ứng này không phải là phản ứng oxi hoá - khử . - Trong các phản ứng trên các phản ứng 1; 3; 5 và 6 chất tạo thành đều có đơn chất. Các phản ứng này là phản ứng oxi hoá - khử. c. Kết luận - Phản ứng phân huỷ là phản ứng oxi hoá khử nếu trong các phản ứng này có đơn chất tạo thành . 3. Đối với phản ứng thế : Tất cả các phản ứng thế đều là phản ứng oxi hoá khử. Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 9
  9. Một số bài tập vận dụng Câu1: Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D mà em cho là đúng. Cho các phản ứng: (1) BaO + H2O  Ba(OH)2 (2) Ba + 2 H2O  2 Ba(OH)2 + H2  to (3) 4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3 (4) Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2  to (5) 2 Al + 3 CuO  Al2O3 + 3 Cu (6) Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2 Ag to (7) N2O5 + H2O  2 HNO3 to (8) Ca(HCO3)2  CaCO3  + CO2  + H2O (9) NaOH + CO2  NaHCO3 to (10) 2 CuSO4  2 CuO + 2 SO2  + O2  a. Phản ứng nào là phản ứng hoá hợp : A. (1), (2), (7), (9) B. (1), (2), (3), (9) C. (1), (3), (7), (9) D. (1), (2), (3), (7) E. Tất cả đều sai b. Phản ứng nào là phản ứng phân huỷ : A. (3), (8), (10) B. (7), (8), (10), C. (8), (9), (10), D. (3), (7), (8), E. Tất cả đều sai c. Phản ứng nào là phản ứng thế : A. (2), (4), (5), (7) B. (2), (4), (5), (6) C. (4), (5), (6), (10) D. (2), (4), (5), (10) d. Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử : A. (2), (3), (4), (5),(6),(10) B. (1), (2), (3), (4), (5),(6) Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 10
  10. C. (1), (2), (3), (4), (5),(10) D. (2), (3), (4), (5),(6),(9) Câu 2: Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D mà em cho là đúng. Cho các phản ứng (1) Cu + S to CuS to (2) 2 KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2  (3) CaO + CO2  CaCO3 to (4) 2 Al(OH)3  Al2O3 + 3H2O t 0 (5) 2 Fe + 3 Cl2  2 FeCl3 to (6) MgCO3  MgO + CO2  (7) 4 Al + 3O2  2Al2O3 to (8) 2 KClO3  2 KCl + 3 O2  (9) K2O + H2O  2 KOH t 0 (10) 2 SO2 + O2  2 SO3 to (11) 2 HgO  2 Hg + O2  to (12) 2 CuSO4  2 CuO + 2 SO2  + O2  a. Phản ứng nào vừa là phản ứng hoá hợp vừa là phản ứng oxi hoá khử : A. (1), (5), (7), (11) B. (1), (5), (7), (10) C. (5), (7), (10), (12) D. (5), (7), (10), (11) b. Phản ứng nào vừa là phản ứng phân huỷ vừa là phản ứng oxi hoá khử : A. (3), (8), (11), (12) B. (2), (8), (10), (11) C. (2), (8), (11), (12) D. (4), (8), (11), (12) Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 11
  11. Câu 3 Các mệnh đề sau đúng hay sai ? Câu Đúng Sai 1. Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự khử. 2. Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự oxi – hoá. 3. Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình ngược nhau nhưng cùng tồn tại đồng thời trong một phản ứng oxi – hoá khử. 4. Tất cả các phản ứng thế đều là phản ứng oxi – hoá khử. 5. Tất cả các phản ứng hoá hợp đều là phản ứng oxi – hoá khử. 6. Tất cả các phản ứng oxi – hoá khử đều là phản ứng thế . Đáp án: Câu Đúng Sai 1. Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự khử. x 2. Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự oxi x – hoá. 3. Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình x ngược nhau nhưng cùng tồn tại đồng thời trong một phản ứng oxi – hoá khử. 4. Tất cả các phản ứng thế đều là phản ứng x oxi – hoá khử. 5. Tất cả các phản ứng hoá hợp đều là phản x ứng oxi – hoá khử. 6. Tất cả các phản ứng oxi – hoá khử đều x là phản ứng thế . Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 12
  12. Các bài tập tự giải Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D mà em cho là đúng. Cho các phản ứng (1) Cl2 + H2O  HCl + HClO (2) Fe + S to FeS (3) SO2 + Br2 + 2 H2O  2 HBr + H2SO4 t 0 (4) 2 FeCl2 + Cl2  2 FeCl3 (5) 4 Al + 3O2  2Al2O3 (6) K2O + H2O  2 KOH t 0 (7) 2 SO2 + O2  2 SO3 (8) 2 FeCl3 + Cu  2 FeCl2 + CuCl2 (9) SO3 + H2O  H2SO4 (10) CH4 + 2 O2  CO2 + 2 H2O a. Trong các phản ứng trên phản ứng nào không là phản ứng hoá hợp : A . (1), (3), (4), (8) B. (1), (3), (8), (10) C . (1), (3), (4), (10) D. (1), (4), (8), (10) b. Phản ứng nào vừa là phản ứng hoá hợp vừa là phản ứng oxi hoá khử A. (3) (4), (5), (6), (7) B. (4), (5), (6), (7), (10) C. (2), (4), (5), (6), (7) D. (4), (5), (6), (7), (9) Người thực hiện : Trịnh Hải Hồng 13