SKKN Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn ở môn Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn ở môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_day_tich_hop_ba_phan_mon_doc_hieu_van_ban_t.doc
Nội dung text: SKKN Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn ở môn Ngữ văn Lớp 9
- SKKN:Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn:Đọc hiểu văn bản,Tiếng Việt,Tập làm văn ở môn Ngữ văn 9 Phần thứ nhất I .Lý do chọn đề tài Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới.ở nước ta hiện nay tinh thần tích hợp đã được thử nghiệm và áp dụng vào việc dạy học ở một số môn học,phối hợp các kiến thức kĩ năng và các môn học, hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy. ở cấp THCS quan điểm tích hợp thể hiện rõ nhất ở môn Ngữ văn.Chương trình THCS môn ngữ văn năm 2002 do Bộ GD&ĐT đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình,biên soạn SGK và lựa chọn các phương phap giảng dạy” Năm học 2010 - 2011 là năm thứ 9 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa và được triển khai đại trà trên toàn quốc. Trong bối cảnh ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học được coi là cách thức hoạt động của giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh đạt được các mục tiêu dạy học. để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục đòi hỏi phải có sự đầu tư quan tâm thích đáng từ nhiều mặt. Chương trình ngữ văn 9 của THCS được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp. Theo chương trình này, ba phân môn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn được thống nhất lại thành một môn học, gọi là môn Ngữ văn. Coi trọng tính thực hành, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 đã tập trung theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, trong đó phần Tiếng Việt và lí thuyết Tập làm văn đã được coi trọng. Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Hải Nhân tôi đã nhận thức rõ: Tiếng Việt là phân môn nền tảng, là công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống và là cơ sở cho các môn học trong hệ thống trường phổ thông. Từ sự vận dụng Tiếng Việt trong việc lý giải vẻ đẹp và hiệu quả của nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm văn học, trong Tập Làm Văn và giao tiếp hằng ngày. Học sinh sẽ tự nâng cao các tri thức Tiếng Việt và Văn học để tạo lập các kiểu văn bản nói và văn bản viết. Giáo Viên: Nguyễn Thị Vi 1 Năm học 2010 - 2011
- SKKN:Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn:Đọc hiểu văn bản,Tiếng Việt,Tập làm văn ở môn Ngữ văn 9 Như vậy sản phẩm của Tập Làm Văn là căn cứ cơ bản để đánh giá kết quả việc học Tiếng Việt và Văn học của học sinh để hớng tới kỹ năng cơ bản: đọc, nói, viết mà chương trình đã đặt ra. Chính từ việc nhận thức được tầm quan trọng như trên, tôi xin trình bày một vài ý kiến về việc giảng dạy tích hợp đối với môn Ngữ văn lớp 9. Dạy học theo nguyên tắc tích hợp ở Ngữ văn 9 có một sự liên hệ chặt chẽ với những kiến thức đã học ở lớp dưới,từ thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy sự tiếp thu kiến thức và khả năng thực hành của học sinh khi học ở THCS còn nhiều hạn chế. Do vậy khi đưa những câu hỏi tích hợp từ kiến thức ở lớp dưới để hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tích hợp là một vấn đề rất lớn không riêng gì đối với môn Ngữ văn. Tuy nhiên, môn Ngữ văn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện trước một bước. Văn học – Tiếng Việt và Tập làm văn đều có một yếu tố chung là Tiếng Việt, dù dạy văn học, Tiếng Việt hay Tập làm văn thì tất cả đều do một giáo viên đảm nhiệm và người giáo viên đó do một khoa đào tạo. Dĩ nhiên, việc cải tiến chơng trình Ngữ Văn theo hướng tích hợp có vận dụng kinh nghiệm của nhiều nước, song trước hết là xuất phát từ thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Việc tách môn văn thành 3 phân môn trên 20 năm qua tuy đưa lại một số kinh nghiệm nhất định song đã ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt ở bậc THCS. Hướng phấn đấu bao quát của việc thực hiện chuơng trình môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp là làm sao kết hợp được thật tốt việc hình thành 4 kĩ năng: Nghe, nói,đọc, viết. Chương trình viết không nhằm mục đích riêng cho từng phân môn mà chỉ viết mục tiêu chung cho môn Ngữ văn chính là vì thế. Để giải quyết một điểm nào đó trong yêu cầu của chơng trình đều phải có sự đóng góp hợp lực của cả 3 phân môn, không nên quan niệm “Tích hợp là phương pháp dùng để rút bớt môn học hoặc biện pháp nhằm giảm tải” dẫu rằng đó là những hệ quả có thể xảy ra do việc thực hiện phương hướng “Tích hợp”. Trên nền giáo dục hiện đại, tích hợp là phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học. Phân môn khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau. Giáo Viên: Nguyễn Thị Vi 2 Năm học 2010 - 2011
- SKKN:Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn:Đọc hiểu văn bản,Tiếng Việt,Tập làm văn ở môn Ngữ văn 9 Tích hợp được xem là nguyên tắc tổng hợp của việc xây dựng cả hệ thống chương trình. Dạy tích hợp, người đứng lớp phải biết thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo mà mấu chốt của sự sáng tạo là luôn suy nghĩ và mục tiêu của bộ môn Ngữ văn nói chung để tìm ra những yếu tố đồng quy giữa 3 phần phân môn, tích hợp trong từng thời điểm theo từng vấn đề. Quan điểm tích hợp phải quán triệt trong mọi khâu kể cả khâu đánh giá. Có thể có những bài tập riêng cho từng phân môn, song chúng ta cần đánh giá cao những học sinh biết sử dụng những kiến thức của phân môn khác. Đó chính là những thói quen, cơ sở ban đầu để sau này học lên, các em sẽ có điều kiện tiếp thu và vân dụng dễ dàng hơn phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, cũng như khi vào đời, các em có khả năng giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề thực tiễn vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp. Tích hợp phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh, chủ thể học tập ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, suư tập tư liệu trong tổ, nhóm, tự đáng giá và đánh giá bạn, tham gia, hoạt động thực tiễn theo quan điểm đặc trưng bộ môn. Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nên tôi, một giáo viên nhiều năm dạy môn Ngữ văn ở lớp 9 đã chọn nghiên cứu đề tài “ Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn:Đọc hiểu văn bản,Tiếng Việt, Tập làm văn ở môn Ngữ văn lớp 9” II. Mục đích nghiên cứu: Một là: Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn là một trong những việc làm hết sức cần thiết. Trước tình hình chung người dạy môn ngữ văn và học sinh khi tiếp cận phương pháp giảng dạy mới còn lúng túng trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương theo phương pháp tổng hợp: Tích hợp ba phân môn Tập làm văn - Văn - tiếng Việt. Chính vì vậy mà kết quả đem lại chưa thực sự khả quan chưa phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Hai là: Bên cạnh việc tiếp cận sáng tạo các tác phẩm văn chương của học sinh thì một trong những vấn đề đặt ra cho chúng ta là nhìn ở góc độ chủ quan thì số ít giáo viên chưa thuần thục với phương pháp giảng dạy mới còn mang tính khái quát chưa cụ thể và rõ ràng ở từng tiết bài và lượng kiến thức của mỗi tác Giáo Viên: Nguyễn Thị Vi 3 Năm học 2010 - 2011
- SKKN:Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn:Đọc hiểu văn bản,Tiếng Việt,Tập làm văn ở môn Ngữ văn 9 phẩm và nhiều khi vận dụng hướng dẫn học sinh chưa đem lại kết quả cao đặc biệt trong chương trình thay sách của Bộ giáo dục. Ba là: sự khác nhau giữa cách soạn sách cũ và mới khác xa nhau hoàn toàn cả về nội dung lượng kiến thức(kênh chữ và kênh hình).Sách mới viết theo hướng tích cực học sinh tự học,tự tìm tòi sáng tạo để đao sâu suy nghĩ phù hợp với việc thay sách lấy học sinh làm trung tâm Bốn là qua nghiêncứu để đưa vào thực tiễn day học nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 9 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh. III. Nhiệm vụ của đề tài: Giảng dạy tích hợp đối với Ngữ văn 9 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với chương trình và sách giáo khoa lần này là: Đổi mới phơng pháp dạy và học. Trong chương trình Ngữ văn THCS tích hợp 3 phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn lần này có tác dụng tạo mối liên kết khăng khít với nhau. Vì vậy việc giảng dạy theo hướng tích hợp có tác dụng lớn đối với học sinh trong việc hấp thụ kiến thức cấu trúc sách giáo khoa Ngữ văn THCS cho thấy sự nhấn mạnh những điểm đồng quy về kiến thức, kĩ năng giữa 3 phân môn để thực hiện quan điểm tích hợp. Yếu tố đồng quy này chính là ngôn ngữ trong văn bản của mỗi bài. Ngôn ngữ cần được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm ngữ âm, từ vựng, cú pháp mà còn là kiểu văn bản, các quy tắc ngôn ngữ, các quy tắc tổ chức không gian, thời gian của văn bản. Như vậy đối với chương trình sách giáo khoa mới phải tận dụng những kiến thức, kĩ năng giải mã và sản sinh văn bản và ngược lại vận dụng những kiến thức kĩ năng giải mã để củng cố và phát triển những kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt. Cấu trúc này cho thấy sự quan tâm phát huy năng lực tích cực, chủ động, và sáng tạo của học sinh trong học tập Ngữ văn. Thông qua việc cung cấp kiến thức Văn – Tiếng Việt - Tập làm văn hình thành và phát triển cho học sinh cách tiếp nhận, cách tạo lập các loại hình văn bản, cách giải quyết và vận dụng những kiến thức và kĩ năng Văn - Tiếng Việt vào thực tiễn cuộc sống một cách năng động và sáng tạo. Giáo Viên: Nguyễn Thị Vi 4 Năm học 2010 - 2011
- SKKN:Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn:Đọc hiểu văn bản,Tiếng Việt,Tập làm văn ở môn Ngữ văn 9 IV. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài: Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn:Đọc hiểu văn bản,Tiếng Việt, Tập làm văn ở môn Ngữ văn lớp 9” Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 9. V. Phương pháp nghiên cứu: Thông qua từng cụm bài giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để lồng ghép những kiến thức tích hợp từng phân môn vào cụm bài chung. Phần thứ hai Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận và Pháp lý của việc chỉ đạo. 1. Cơ sở lý luận: Đổi mới phơng pháp dạy học là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Đổi mới phơng pháp tích hợp: giáo viên đứng lớp cần phải biết thực hiện yêu cầu tích hợp, linh hoạt sáng tạo, suy ngẫm về mục tiêu của bộ môn Ngữ văn, tìm ra yếu tố đồng quy giữa 3 phân môn tích hợp trong từng thời điểm, từng vấn đề. Quan điểm tích hợp phải quán triệt trong mọi khâu để đánh giá. Phải phát huy tối đa tính tích hợp chủ động sáng tạo của học sinh. Vì học sinh là chủ thể học tập trong mọi khâu: Từ việc chuẩn bị bài, su tập tài liệu, phát biêu trong tổ, nhóm, đánh giá mình, đánh giá bạn Đổi mới việc giảng dạy tích hợp Ngữ văn 9: Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới, những kiến thức và kĩ năng đã học tr- ớc đó theo nguyên tắc đồng trục ( còn gọi là vòng tròn đồng tâm) hay vòng tròn xoáy trôn ốc. Cụ thể là kiến thức và kĩ năng hình thành ở bài học, lớp học bâvj học sau bao hàm kiến thức, kĩ năng, bậc học trước nhưng cao hơn, sâu hơn trước. Giáo Viên: Nguyễn Thị Vi 5 Năm học 2010 - 2011