SKKN Phương pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS

doc 12 trang sangkien 10280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_phan_mon_am_nhac_thuong_thuc_trong_mon.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS

  1. Giáo viên: Kiều Thị Giang Trường Phổ thông dân tộc nội trú Đak’R Lấp I. PHẦN MỞ ĐẦU I. 1. Lí do chọn đề tài Mỗi chúng ta không ai lớn lên mà không có lời ru của mẹ, giấc ngủ trẻ thơ sẽ không tròn nếu thiếu đi câu hát của cha. Âm nhạc thật giản đơn nhưng cũng thật kì diệu với chúng ta từ thủa đó. Xã hội phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao, đi cùng với những nhu cầu vật chất thiết yếu giúp con người sống và phát triển thì nhu cầu về tinh thần cũng không thể thiếu được, nó giúp cho cuộc sống của con người sinh động, nhiều màu sắc và tươi vui hơn. Trong đó một phần có vai trò của âm nhạc. Mái trường là nơi nuôi dưỡng, hình thành và phát triển những kiến thức và nhân cách cho học sinh. Ở đây các em biết tính cộng, trừ, nhân, chia qua những bài toán học, biết nói lời hay ý đẹp qua môn học ngữ văn, và môn âm nhạc giúp các em có được những giây phút thư giản, giúp các em cảm nhận được nét đẹp hồn nhiên trong sáng, vô tư của tuổi học trò, tình bạn bè, tình thầy cô, tình yêu quê hương đất nước. Qua môn âm nhạc những kiến thức nhạc lí cơ bản sẽ giúp các em hiểu và biết hát những bài hát đúng và hay hơn khiếu thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng sé được hình thành và phát triển. Âm nhạc, với vai trò là một môn học chính khóa ở trường THCS, có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Nhưng trên thực tế phương pháp giảng dạy môn âm nhạc nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng chưa đạt hiệu quả giáo dục cao. Đó là lí do tôi chọn tên sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức trong môn âm nhạc ở trường THCS” I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu: - Đề xuất một số phương pháp trong việc giảng dạy môn học Âm nhạc, đặc biệt là phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay. b. Nhiệm vụ: - Xác định cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của việc nâng cao kiến thức phân môn Âm nhạc thường thức thông qua giờ dạy môn Âm nhạc. - Nâng cao kiến thức bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng. - Đề xuất những biện pháp trong giảng dạy để nâng chất lượng dạy, học phân môn Âm nhạc thường thức. I. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung chương trình Âm nhạc lớp 6, 7, 8, 9 I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức trong môn âm nhạc ở trường THCS hiện nay. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 1
  2. Giáo viên: Kiều Thị Giang Trường Phổ thông dân tộc nội trú Đak’R Lấp - Nghiên cứu một số phương pháp dạy học thường được sử dụng để giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS. - Giáo viên nắm vững trình độ và chất lượng học sinh khối 6, 7, 8, 9 trường Phổ thông dân tộc nội trú Đak’R Lấp thông qua việc kiểm tra khảo sát đầu năm để định hướng, đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ của học sinh nhằm nâng cao kiến thức phân môn Âm nhạc thường thức thông qua giờ dạy bộ môn Âm nhạc. I. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, trò chuyện - Phương pháp phân tích tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Trang 2
  3. Giáo viên: Kiều Thị Giang Trường Phổ thông dân tộc nội trú Đak’R Lấp II. PHẦN NỘI DUNG II. 1. Cơ sơ lý luận Phương pháp là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "methodos" có nghĩa là con đường, cách thức để đạt được mục đích nhất định. Phương pháp là hình thức vận động bên trong của nội dung. Bởi vậy phương pháp bao giờ cũng có tính mục đích, tính cấu trúc và luôn gắn liền với nội dung. Người ta chỉ có thể hành động có phương pháp khi có một biểu tượng rõ nét về đối tượng hoặc hiểu và ý thức được mục đích đã định sẵn. Không có phương pháp vạn năng cho mọi đối tượng, mọi mục đích. Tuy nhiên, khi đã có phương pháp hành động đúng đắn thì bản thân phương pháp lại có tác dụng làm cho nội dung ngày càng hoàn thiện hơn và vận động vào ý thức của người hành động, đồng thời nó cũng giúp đạt được mục đích ở mức độ mới về chất. Nói cách khác, mục đích và nội dung quy định phương pháp nhưng phương pháp cũng có tác động lại nội dung làm cho nội dung có chất lượng cao hơn. Phương pháp dạy học chính là con đường, cách thức dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Đây là một quá trình gồm hai mặt của một hoạt động, hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Do đó phương pháp dạy học phản ánh mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo và hoạt dộng học giữ vai trò chủ động, tự giác, tích cực. Theo Nguyễn Ngọc Quang ( trong " Phương pháp dạy đại học- 1978" ) cho rằng: Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhắm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách tự giác, tích cực, tự lực phát triển những năng lực nhận thức và hành động, hình thành thế giới quan khoa học và đạo đức cách mạng. Theo quan điểm Triết học thì mọi hoạt động của con người đều bao gồm hai phạm trù: mục đích và phương pháp. Sau khi đã có mục đích thì tất cả mọi con đường, cách thức, phương tiện cần đến hoạt động để đạt được mục đích đều là phương pháp hoạt động. Như thế với mọi hoạt động giáo dục ta hoàn toàn có thể coi cách thức lựa chọn nội dung giáo dục để đạt dược mục đích giáo dục nhất định như là một phương pháp giáo dục. Thậm chí ngay cả việc lựa chọn một trong các loại hình giáo dục hay lựa chọn đa dạng các loại hình trường lớp cũng là phương pháp giáo dục, dạy học để đạt được mục đích giáo dục, dạy học. Theo quan niệm thông thường cho rằng phương pháp là con đường đi tới nhận thức sự thật khách quan hay là tập hợp các phương tiện tác động vào đối tượng để đạt được mục đích đặt ra. Quan niệm đơn giản đó cho rằng phương pháp là sản phẩm chủ quan của tư duy. Thực ra con người không thể làm việc gì nếu không có những kiến thức nhất định về đối tượng hoặc những tri thức về những vật xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích cụ thể của mình. Chính vì vậy các nhà lí luận về phương pháp nêu rõ: chúng ta phải có những quy luật vận động Sáng kiến kinh nghiệm Trang 3
  4. Giáo viên: Kiều Thị Giang Trường Phổ thông dân tộc nội trú Đak’R Lấp nội tại của đối tượng trước khi xác định phương pháp, tức là phương pháp có chủ thể và khách thể. Một số nhà nghiên cứu định nghĩa: "Phương pháp là hình thức lí giải thực tiễn về mặt thực hành và lí thuyết xuất phát từ quy luật vận động của khách thể được nghiên cứu ". Phương pháp nhận thức của con người có nội dung khách quan và chủ quan. Bởi vì: "những quy luật khách quan mà con người nhận thức được tạo nên mặt khách quan của phương pháp, còn những thủ thuật thao tác nảy sinh trên cơ sở những quy luật đó mà con người sử dụng để nhận thức và cải biến các hiện tượng tạo nên mặt chủ quan của phương pháp" Có ý kiến cho rằng phương pháp là những thủ thuật, phương tiện của người thầy để cung cấp kiến thức cho học sinh. Từ đó họ coi phương pháp dạy học không mang tính giai cấp, thời đại và là kinh nghiệm chung của mọi dân tộc. Như vậy phương pháp dạy học là một vấn đề phức tạp, có nhiều quan niệm khác nhau nhưng chúng ta cần có cách hiểu thống nhất về phương pháp dạy học là con đường, cách thức, phương tiện để đạt được mục đích dạy học. Nó gắn liền với quá trình giáo dục và có sự tác động qua lại giữa hoạt động của thầy và hoạt động học của trò trong quá trình dạy học. II.2. Thực trạng của việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS M«n ©m nh¹c ë tr­êng THCS giúp cho HS cã mét “tr×nh ®é v¨n ho¸ ¢m nh¹c nhÊt ®Þnh” bao gåm sù hiÓu biÕt, n¨ng lùc thùc hµnh tèi thiÓu vµ n¨ng lùc c¶m thô ©m nh¹c, bên cạnh đó môn Âm nhạc cũng có vị trí, vai trò và nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong trường THCS đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, là những người chủ tương lai của đất nước. Nhưng trong thực tế hiện nay thì việc dạy học môn học này ở các trường THCS còn gặp nhiều khó khăn bất cập vì từ trước đến nay nó vẫn được xem là môn học phụ có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc giảng dạy thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, đơn điệu ít gây hứng thú cho học sinh. Do đó chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp chưa đem lại cho học sinh những điều bổ ích rõ rệt. Thực trạng trên đây là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau: - Nhận thức chưa đầy đủ của không ít cán bộ, giáo viên về tác dụng của môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông, coi đây là môn học phụ nên dạy thế nào cũng được, học thế nào cũng được, kết quả học tập của học sinh như thế nào không quan trọng lắm vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập của các em và phụ huynh học sinh cũng không quan tâm và chú ý động viên con em tích cực học tập bộ môn này. - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của bộ môn âm nhạc được trang bị ở các trường THCS như hiện nay chưa đồng bộ, chỉ đủ đảm bảo yêu cầu cần thiết khi dạy hai phân môn: học hát, nhạc lí, tập đọc nhạc theo phương pháp mới. Riêng phân môn Âm nhạc thường thức thì thiết bị phục vụ cho phân môn này còn quá ít, trong lúc đó để dạy tốt phân môn này thì cần có đầy đủ các thiết bị như máy nghe nhìn, băng đĩa nhạc, tranh ảnh. . . Mặt khác giáo viên muốn tìm thêm các thông tin tư liệu ngoài sách giáo khoa bộ môn để giới thiệu cho cỏc em thì tài liệu về Âm nhạc lại quá ít. Vì vậy khi dạy phân môn này giáo viên phải thường dạy chay. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 4
  5. Giáo viên: Kiều Thị Giang Trường Phổ thông dân tộc nội trú Đak’R Lấp II. 3. Giải pháp, biện pháp Phương pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trong thực tế có rất nhiều phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc từng được áp dụng trong trường học. Nhưng theo tôi môn Âm nhạc trong trường học là bộ môn mới hầu như học sinh chưa biết gì về âm nhạc nói chung và Âm nhạc thường thức nói riêng cho nên để đạt được hiệu quả cao trong giờ dạy, việc đầu tiên là tôi chọn lựa các phương pháp phù hợp với phân môn và phải tính đến khả năng của bản thân, điều kiện của trường, sau đó là việc làm như thế nào để phối hợp một cách hợp lý các phương pháp đó trong từng tiết dạy cụ thể. b. Nội dung và cách thức thực hiện  Phương pháp kể chuyện Trong giờ học Âm nhạc thường thức ngoài những thông tin đã có trong sách giáo khoa, nếu giáo viên có những câu chuyện kể về tác giả, tác phẩm hay các tư liệu về các sinh hoạt âm nhạc, các loại nhạc cụ thì sẽ thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học, giúp các em dễ nhớ hơn nội dung bài học và góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho các em thông qua bộ môn. Ví dụ: - Khi giới thiệu về nhạc sỹ Hoàng Việt (tiết 3 lớp 7) tôi kể cho HS nghe về hoàn cảnh hy sinh của nhạc sỹ, các em đã thực sự xúc động khi nghe câu chuyện này. - Khi giới thiệu nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu (tiết 10 lớp 8) tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện nhạc sỹ sáng tác ca khúc đầu tay của mình, bài hát “Đoàn vệ quốc quân”, như thế nào. Giới thiệu cho các em biết rằng, một thành công to lớn của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu là đã phổ nhạc cho các bài thơ như: “Thuyền và biển ” (thơ Xuân Quỳnh), “Hành khúc ngày và đêm” (thơ Bùi Công Minh), ”Bóng cây kơnia” (thơ Ngọc Anh). . . - Dạy bài “Một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam " (tiết 13 lớp 8) khi giới thiệu Cồng Chiêng, tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện nói về phong tục người Tây Nguyên sử dụng Cồng Chiêng trong lễ “Thổi tai” một nghi lễ trang trọng của họ: Nói đến đàn đá, kể cho học sinh nghe chuyện người Pháp đã lấy cắp cây đàn đá cổ của người Việt chúng ta được phát hiện trước năm 1930 tại Tây Nguyên (Nay dàn đàn đá đó còn trưng bày tại bảo tàng Luse, Pháp). Qua những câu chuyện như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục ý thức giữ gỡn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh. Sử dụng tranh ảnh Mỗi bài Âm nhạc thường thức trong sách giáo khoa của các em đều có tranh ảnh minh hoạ nhưng chất lượng của nó chưa cao, chủ yếu là hình trắng đen. Việc vẽ phóng to các bức tranh và tô màu bức tranh đó sẽ giúp các em quan sát rõ hơn, hấp dẫn hơn, điều này sẽ góp phần cho giờ học sinh động và có hiệu quả hơn. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 5