SKKN Phương pháp dạy học mới áp dụng cho các bài Địa lý nói chung đặc biệt trong tiết ôn tập (Tiết 14 Địa lý 7)

doc 21 trang sangkien 8521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học mới áp dụng cho các bài Địa lý nói chung đặc biệt trong tiết ôn tập (Tiết 14 Địa lý 7)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_hoc_moi_ap_dung_cho_cac_bai_dia_ly_noi.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp dạy học mới áp dụng cho các bài Địa lý nói chung đặc biệt trong tiết ôn tập (Tiết 14 Địa lý 7)

  1. PHẠM THỊ LỘC - TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNH NÀNG Phần 1. ĐẠT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu Môn địa lý nói chung, môn địa lý 7 nói riêng là một môn học giúp học sinh có được kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên trái đất và các châu lục. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn để học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lý ứng sử phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới. Từ đó giúp cho học sinh có ý thức tích cực tham gia bảo vệ môi trường, tôn trọng các giá trị kinh tế, văn hóa của nhân dân lao động trong nước và thế giới. Kiến thức này trừu tượng rất khó hiểu, nhiều khi rất xa lạ đối với các em. Tài liệu SGK đã thể hiện các kiến thức này bằng nhiều hình thức khác nhau cả kênh chữ và kênh hình, tuy nhiên để HS nắm chắc các kiến thức này một cách lô gích quả là một điều rất khó đối với các em. Vai trò của người giáo viên là phải biết dùng PPDH hợp lí, đặc biệt cần quan tâm đến định hướng PPDH đổi mới. Tiết ôn tập trong địa lí đóng vai trò quan trong trong chương trình, thế nhưng lại không được biên soạn trong bất kì một tài liệu nào vì vậy việc xác định sử dụng PPDH cho phù hợp lại càng khó khăn hơn. Tiết ôn tập không đơn thuần là ôn lại tất cả các kiến thức đã học mà học sinh cần phải biết phân tích, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí, các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở các châu lục và mối quan hệ của các thành phần tự nhiên kinh tế các phần lãnh thổ hoạc các nước mà các em đã được học. Để có các bài kiểm tra có chất lượng tốt thì tiết ôn tập có vai trò quan trọng, đặc biệt là vấn đề sử dụng PPDH của GV. Do không được biên soạn cụ thể nên nhiều giáo viên rất lúng túng trong quá trình áp dụng PPDH cho phù hợp. Một phần do sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ giáo viên lơi là trong các tiết ôn tập, một phần do sự chủ quan của nhiều học sinh cho rằng tiết ôn tập là những kiến thức đã biết, một phần do HS coi thường bộ môn coi đây là môn phụ nên không cần đầu tư. Để thực hiện tốt PPDH mới cho tiết ôn tập thì điều đầu tiên mỗi cán bọ giáo viên 1
  2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾT 13 - TIẾT ÔN TẬP ĐỊA LÝ 7 THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI cần hiểu rõ mục đích của việc đổi mới PPDH Địa lý THCS. Vậy mục đích của việc đổi mới PPDH là: Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Giúp học sinh hướng tới học tập chủ động chống lại thói quen thụ động. Thực chất đổi mới PPDH là đa dạng hóa các hình thức dạy học, phải biết phối hợp linh hoạt giữa các PPDH truyền thống với PPDH mới. Chú ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của bộ môn, dạy cách tự học cho học sinh. Đổi mới dạy học cần đi đôi với đổi mới đánh giá, đánh giá qua kết quả học tập và sử dụng thiết bị dạy học. II. Thực trạng trong quá trình thực hiện PPDH mới. Nhận thức về vấn đề đổi mới PPDH của giáo viên còn thiếu đồng bộ, lệch lạc trong quá trình thực hiện. Thời gian đầu tư trong việc thực hiện các PPđổi mới cần nhiều thời gian trong khi thời gian dành để nghiên cứu của giáo viên hạn chế. Thiếu sự đồng bộ về phương pháp và thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết. Thiết bị dạy học và cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho việc đổi mới PPDH đem lại hiệu quả. -Trong quá trình áp dụng PPDH chưa hợp lý của một số cán bộ giáo viên làm cho một số HS có thói quen ỷ lại chông chờ ở các em học tốt nên ngày càng kém đi. Chất lượng học sinh phân hóa lớn cũng gây khó khăn trong việc áp dụng PPDH mới. Một bộ phận GV sử dụng PPDH chưa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phượng. Đặc biệt việc sử dụng “kỹ thuật trong dạy học” theo PPDH mới chưa linh hoạt. Đối với tiêt ôn tập sử dụng các PPDH quá đơn điệu vì vậy không gây hứng thú học tập của học sinh. Học sinh coi thường các tiết ôn tập cho rằng những kiến thức mình đã biết. Trong môn học địa lý nói chung trong các tiết ôn tập địa lý nói riêng vấn đề áp dụng PPDH theo tinh thần đổi mới còn nhiều hạn chế. Phần lớn còn sử dụng một số 2
  3. PHẠM THỊ LỘC - TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNH NÀNG PPDH đơn điệu như: chủ yếu là dùng PP Đàm thoại vì vậy chất lượng nhìn chung còn thấp Trong tất cả các tài liệu như SGK, SGV hay các sách tham khảo khác đều không được biên sọan các tiết ôn tập. KẾT QUẢ ĐIỂM KIỂM TRA ĐẠT ĐƯỢC Ở TIẾT 14 ĐỊA LÝ 7 TRONG HAI NĂM HỌC (Khi chưa áp dụng đầy đủ và phối hợp các PPDH mới ) Báng số I. Giỏi Khá TB Yếu Kém Năm học Lớp TSHS SL % SL % SL % SL % SL % 7A 37 0 0 7 18,9 22 59,5 6 16,2 2 5,4 2006-2007 7B 42 0 0 10 23,8 22 52,5 9 21,4 1 2,3 Tổng số 79 0 0 17 21,5 44 58,5 15 18,9 3 3,8 7A 39 0 0 8 20,5 23 59,0 7 17.9 1 2,6 2007-2009 7B 41 1 2,4 11 26,8 18 44,8 10 24,4 1 2,4 Tổng số 80 1 1,3 19 23,4 41 51,5 17 21,3 2 2,5 Từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn cải tiến, bổ sung dần dần PPDH mới áp dụng cho các bài địa lý nói chung đặc biệt trong tiết ôn tập (Tiết 14 địa lý 7) trong hai năm học thấy kết quả tiến bộ rõ rệt 3
  4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾT 13 - TIẾT ÔN TẬP ĐỊA LÝ 7 THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các giải pháp tổ chức thực hiện. Xuất phát từ yêu cầu chung ĐM PPDH và ĐM KTĐG nhằm nâng cao chất lượng dạy và học để phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Giúp cho học sinh có những kiến thức và kĩ năng là hành trang để hòa nhập dễ dàng cùng các nước trong khu vực và thế giới. Đòi hỏi mỗi giáo viên trong ngành giáo dục phải đổi mới PPDH cho phù hợp. Mọi giáo viên phải có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện vấn đề đổi mới PPDH. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ cái cũ mà phải biết kết hợp tốt các PPDH truyền thống và PPDH mới đó là: Đàm thoại, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm nhỏ (Kĩ thuật thường dùng trong phương pháp này là “khăn trải bàn” hay “các mảnh ghép”. Đổi mới PPDH phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phượng Đặc biệt phải biết chọn những nội nào dùng PPDH truyền thống, nội dung nào dùng PPDH mới cho phù hợp để gây hứng thú học tập cho học sinh và phát huy được mọi đối tượng. 2.Các biện pháp tổ chức thực hiện 2.1. Biện pháp tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở lý luận. 2.1. 1. Thiết kế kế hoạch bài học: + Xác định được mục tiêu. + Xác định được kiến thức trọng tâm. + Thiết kế các hoạt động của GV và HS phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp. 21.2. Vận dụng các PPDH + Cải tiến PPDH truyền thống theo định hướng đổi mới, + Tăng cường áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới. 2.1. 3. Thiết bị dạy học: 4
  5. PHẠM THỊ LỘC - TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNH NÀNG + Các phương tiện thiết bị dạy học địa lý có chức năng kép: Vừa là nguồn tri thức địa lí vừa là phương tiện minh họa nội dung dạy học. Vì thế chúng ta cần biết được khi nào thì sử dụng thiết bị để khai thác kiến thức, khi nào dùng để minh họa cho phù hợp với yêu cầu. + Để nâng cao hiệu quả sử dụng cần có phương pháp và quy trình khai thác kiến thức hợp lí từ các thiết bị dạy học 2.1.4. Tổ chức dạy học trên lớp: + Tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với các phương tiện dạy học địa lý phù hợp. + Tổ chức hướng dẫn HS thu thập, sử lí thông tin và trình bày lại. + Tổ chức cho HS hoạt động nhiều hình thức khác nhau. * Từ tình hình thực tế và dựa trên cơ sở lý luận trên tôi không thể viết tất cả các giải pháp về đổi mới PPDH cho tất cả các bài Địa lý nói chung hay các bài ôn tập nói riêng mà mong muốn của tôi chỉ trình bày PPDH của tiết 13 tiết ôn tập địa lý 7. 2.2. Biện pháp tổ chức thực hiện tiết 13 : TIẾT ÔN TẬP 2.2,1 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU. a. Kiến thức và k ĩ năng: Củng cố các nội dung sau: Phạm vi và cơ cấu các môi trường tự nhiên của đới nóng So sánh đặc điểm của 3 môi trường tự nhiên ở đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa) So sánh đặc điểm của 3 môi trường tự nhiên ở đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa) Cách phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa (hay dựa vào biểu đồ khí hậu) biết được đặc điểm môi trường đới nóng. Các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng, So sánh được tính ưu thế của các hình thức này (về sự ra đời, an ninh lương thực, sản xuất hàng hóa ) b. Thái độ: Giáo dục cho HS thấy được : Tầm quan trọng của các môi trường tự nhiên đối với đời sống của chúng ta . 5
  6. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾT 13 - TIẾT ÔN TẬP ĐỊA LÝ 7 THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch. 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHO TỪNG NỘI DUNG HĐ Nội dung Phương pháp được sử dụng 1.Phạm vi và cơ cấu các môi trường tự Đàm thoại 1 nhiên của đới nóng 2. So sánh đặc điểm của 3 môi trường tự Hợp tác nhóm (sử dụng kĩ nhiên ở đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới và thuật “các mảnh ghép” 2 nhiệt đới gió mùa) 3. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên Hợp tác nhóm (sử dụng kĩ đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. thuật “các mảnh ghép” 4. Cách phân tích bảng số liệu về nhiệt độ Đàm thoại kết hợp với thuyết và lượng mưa (hay dựa vào biểu đồ khí hậu) trình và trực quan 3 để nhận biết đươợc đặc điểm môi trường đới nóng. 5. Các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới Phát hiện và giải quết vấn đề nóng, So sánh được tính ưu thế của các hình 4 thức này (về an ninh lương thực, sản xuất hàng hóa ) 6. Dân số sức ép dân số tới tài nguyên môi Đàm thoai (kết hợp với trực trường ở đới nóng, Biện pháp khắc phục quan nghe và nhìn) Nội dung 5 các câu hỏi được chuẩn bị vào các Slide hay vào bảng phụ) 2.2.3. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: + Chuẩn bị các phiếu học tập và đầy đủ nội dung cần ôn tập. + Chuẩn bị các phương án trả lời chuẩn về kiến thức + Làm công tác tổ chức, phân công công việc chuẩn bị cho HS HS: + Phân công công việc cho từng thành viên trong tổ nhóm rõ ràng. 6
  7. PHẠM THỊ LỘC - TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNH NÀNG + Chuẩn bị nội dung được yêu cầu vào các phiếu học tập. 2.2.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRÊN LỚP Giáo viên: Kiểm tra việc thực hiện của học sinh, nhận xét đánh giá ý thức chuẩn bị bài của các em, nhắc nhở những em chưa hoàn thành cần phải cố gắng nhiều trong giờ. Hoạt động 1. Phạm vi và cơ cấu các môi trường tự nhiên của đới nóng. Hoạt động cá nhân. Nội dung đã chuẩn bị trong bảng phụ Thời gian: 2 phút (theo phiếu học tập số 1) KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Môi trường tự nhiên trong đới nóng trải dài từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam bao quanh trái đất Gồm các môi trường. Xích đạo ẩm Nhiệt đới Nhiệt đới gió Hoang mạc mùa Hoạt động 2. So sánh đặc điểm của 3 môi trường tự nhiên ở đới nóng (Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa) Phương pháp: Hợp tác theo nhóm Hình thức: Được thực hiện 2 vòng Vòng 1. (Học sinh đã được chuẩn bị ở nhà sau tiết học trước) * Công tác tổ chức: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung. + Nhóm màu đỏ gồm các em theo số thứ tự chia hết cho 3. (Các em thuộc số thứ tự: 3; 6;9;12;15;18;21;24;27;30 ) + Nhóm màu xanh gồm các em theo số thứ tự chia cho 3 dư 1. (Các em thuộc số thứ tự: 1;4;7;10;13;16;19;22;25;28;31 ) + Nhóm màu vàng gồm các em chia cho 3 dư 2. 7