SKKN Phát triễn ngành chăn nuôi hộ gia đình – Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên

doc 9 trang sangkien 01/09/2022 3660
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triễn ngành chăn nuôi hộ gia đình – Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nganh_chan_nuoi_ho_gia_dinh_giai_phap_tao_vi.doc

Nội dung text: SKKN Phát triễn ngành chăn nuôi hộ gia đình – Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên

  1. PHÁT TRIỄN NGÀNH CHĂN NUÔI GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Người Viết:Nguyễn Lâm Quang Trường–CC.Tư Pháp–Hộ tịch xã Bàu Chinh PHẦN I: MỞ ĐẦU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng và Nhà nước đã luôn coi trọng vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động mà đặc biệt là thanh niên. Tuy nhiên do sự phát triển nhanh chóng của dân số, hàng năm có trên một triệu người đến độ tuổi lao động cần việc làm, đồng thời một số không nhỏ lao động dôi thừa do sắp xếp lại tổ chức sản xuất và bộ máy trong khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, lao động đi làm ở nước ngoài trở về đang có nhu cầu bố trí việc làm, dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức bách hơn. Xã Bàu Chinh hiện có gần 1.378 thanh niên, trong đó thanh niên nông thôn chiếm hơn 90%, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao, nhất là khi hết mùa vụ. Cũng là một trong 04 xã đặc biệt khó khăn của huyện Châu Đức. Phần lớn thanh niên nông thôn có trình độ thấp, nghề nghiệp không ổn định lại thêm thiếu thông tin, thiếu vốn nên càng khó khăn. Song điều kiện đất đai lại khô cằn khiến việc phát triển các loại cây trồng nông nghiệp không mấy thuận lợi. Từ đó việc vận dụng những phế phẩm từ nông nghiệp để phát triễn ngành chăn nuôi hộ gia đình là việc làm cần thiết. 2. Phạm vi nghiên cứu: Hình thành cho thanh niên một cách nhìn tổng quan về phương pháp áp dụng khoa học kỷ thuật vào việc phát triễn kinh tế gia đình. Cũng như nắm bắt các nguồn vốn hổ trợ cho thanh niên phát triễn kinh tế. Đề tài nghiên cứu “Phát triễn ngành chăn nuôi hộ gia đình – Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên” II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP: 1. Thực trạng: 1.1. Đánh giá tình hình thanh niên. Thanh niên xã Bàu Chinh đa số là người từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây sinh sống, là lớp người sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh, được sống trong những điều kiện vật chất tương đối đầy đủ, rất nhạy cảm với cái mới và sự từng trãi chưa nhiều, trước những tiêu cực và cám dỗ của mặt trái nền kinh tế thị trường hiện nay đã và dần làm mờ phai tính chính trị, truyền thống trong thanh niên, các hoạt động Đoàn - Hội tại địa phương chưa có tính hấp dẫn thanh niên cao, tỉ lệ tập hợp thanh niên còn thấp. Thanh niên địa phương là lực lượng lao động cần cù, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên trong những năm gầp đây, giá cả thị trường đang ở mức không ổn định, vì vậy thu nhập theo bình quân lao động nông nghiệp không cao, cho nên thanh niên nông thôn mong muốn được hổ trợ vốn, kỹ thuật để phát triển sản 1
  2. xuất, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao đời sống tinh thần, giảm bớt sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. 1.2. Tình hình học vấn và tài năng của thanh niên. Cùng với sự phát triển của giáo dục và sự quan tâm, chăm lo đầu tư của Đảng, của nhà nước, gia đình và toàn xã hội; tỷ lệ thanh niên đến trưòng học càng tăng. Đa số thanh niên đều cố gắn phấn đấu, vươn lên trong học tập, chú trọng học thêm các môn cơ bản như: Ngoại ngữ, Tin học để đáp ứng tốt với yêu cầu công việc đòi hỏi trong tình hình mới Nhu cầu việc làm trong thanh niên ngày càng tăng, không những phù họp với tình hình thực tế khi nguồn lao động không ngừng được bổ xung. Do vậy đã tạo nên sự mất cân đối giữa cung và cầu về sức lao động. đây cũng là nhu cầu phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế nhà nước hội nhập cùng kinh tế thế giới, chính những nguyên nhân này đã đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi Đảng, nhà nước và toàn xã hội phải quan tâm giải quyết tạo công ăn việc làm cho thanh niên. 1.3. Đời sống văn hoá tinh thần và sức khoẻ thanh niên. Thanh niên ngày nay được sống trong môi trường văn hoá hết sức phong phú, đa dạng chính vì vậy đã có tác động mạnh đến đời sống văn hoá tinh thần và lối sống của thanh niên. Với sự phát triển cực nhanh của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng, thanh niên đã chủ động tiếp nhận thông tin nhiều chiều, môi trường văn hoá ngày càng có tác dụng kích thích phát triển tài năng sáng tạo của thanh niên đồng thời gớp phần nâng cao nhận thức của thanh niên. Tuy nhiên, môi trường văn hoá hiện nay cũng tiềm ẩn nhìêu nguy hiểm nhất định có ảnh hường tiêu cực đến một bộ phận thanh niên lợi dụng nền kinh tế thị trường, sự quản lý kiểm tra thiếu chặt chẽ của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng, nhiều kẽ vì mục đích cá nhân đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ, kích thích sự tò mò, hiếu thắng của thanh niên. Mặt khác những thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn thực hiện các “âm mưu diễn biến hoà bình”, lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn, né tránh hàng rào pháp luật nhằm loi kéo giới trẻ. 1.4. Thanh niên tham gia xây dựng phát triển kinh tế. Trong thanh niên nông thôn: Phong trào thanh niên lập nghiệp đã được triển khai tổ chức thực hiện với nhiều mô hình đa dạng, phong phú phù hợp với thanh niên góp phần hướng dẫn khuyến khích thanh niên sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo dựng một lớp thanh niên năng động, sáng tạo làm kinh tế giỏi góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào 04 giúp: Giúp công - giống - vốn- nghề trên tinh thần tình nguyện, trong năm đoàn thanh niện, Hội liên hiệp thanh niên đã vận động hỗ trợ cây. 2. Giải pháp giải quyết vấn đề: 2.1. Vai trò của các cấp ủy – chính quyền địa phương Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách chế độ cho thanh niên mà khởi đầu là Nghị quyết số: 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng “Về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới”, gần đây Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 định 2
  3. hướng đến năm 2020 của Chính phủ đã cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phát triển thanh niên. Uỷ ban nhân dân và Các ban ngành đoàn thề trong toàn xã đã cụ thể hoá nhiều Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước thành những việc làm cụ thể, xây dựng chương trình phối hợp, lòng ghép các mục tiêu nhiệm vụ của công tác thanh niên vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, tạo điều kiện cho thanh niên đảm nhận các công trình, tham gia xây dựng các đề án phát triển kinh tế xã hội, lấy ý kiến của thanh niên trong việc triển khai thực hiện các chương trình nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh tại địa phương, quan tâm chăm lo đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chính sách họp lý thu hút đội ngũ tri thức trẻ về công tác tại địa phương. Hàng năm Uỷ ban nhân dân xã đều tạo điều kiện cũng như quan tâm hỗ trợ kinh phí cho đoàn tổ chức các phong trào hoạt động đoàn hội. 2.2. Vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đàon thể trong công tác thanh niên Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể luôn quan tâm chủ động phối hợp với đoàn thanh niên xây dựng các chương trình, ký kết liên tịch tập trung vào một số các nội dung sau: Tuyên truyền vận động thanh niên nâng cao trình độ, nhận thức vể chính trị, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, giáo dục lý tưởng, truyền thống cho thanh niên, vận động thanh niên tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Trong sản xuất kinh doanh, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh đã chủ động tổ chức các hoạt động tập huấn nâng cao kiến thức trong sản xuất, giải quyết vay vốn việc làm cho các hội viên trẻ, hỗ trợ thanh niên nông thôn xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật 2.3. Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh Niên, Hội Liên hiệp Thanh niên trong công tác tham mưu cho Đảng về công tác Thanh niên. Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể thường xuyên tham mưu cho Đảng Uỷ chĩ đạo thực hiện côgn tác thanh niên. Tập trung tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã xây dựng chương trình hành đông thực hiện chiến lược phát triển thanh niên trên địa bàn xã giai đoạn 2005-2010, triển khai luật thanh niên và nhiều nội dung chương trình phối hợp trong các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ học vấn, công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thanh niên. PHẦN II PHÁT TRIỄN NGÀNH CHĂN NUÔI HỘ GIA ĐÌNH GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN I. PHÁT TRIỄN NGÀNH CHĂN NUÔI 1. Mục tiêu và định hướng phát triễn ngành chăn nuôi. 1.1. Mục tiêu phát triễn. Tổng đàn gia súc các loại (bình quân hiện có trong các tháng): Bò 505 con, heo 5.870 con, dê 2.800 con. Tổng đàn gia cầm 45.500 con trong đó: Gà, vịt, ngan, ngỗng 38.500; cút đẻ 7.000 con. 3
  4. Lượng thịt gia súc hơi xuất chuồng cả năm các loại: bò 23,27 tấn; heo 875 tấn; dê 114,06 tấn; gia cầm 129.18 tấn. Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tính theo giá so sánh 11,44 tỷ đồng đồng bằng 101,96 % so với cùng kỳ, và bằng 144,04 % so với chỉ tiêu huyện giao; tính theo giá hiện hành đạt 45,86 tỷ đồng đồng bằng 88,78 % so với cùng kỳ, và bằng 158,15 % so với chỉ tiêu huyện giao. (Mặc dù doanh thu từ ngành chăn nuôi cao, tuy nhiên giá trị tăng thêm tạo ra thấp, đặc biệt là chăn nuôi heo do giá bán thấp hơn giá thành, khiến người chăn nuôi thua lỗ hoặc lãi rất thấp ) 1.2. Định hướng phát triễn. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, định hướng phát triển chăn nuôi trong giai đoạn 2012 - 2015 như sau: 1. Tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng và giá trị hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh. 2. Ưu tiên phát triển chăn nuôi bò thịt; duy trì và phát triển bền vững chăn nuôi bò sữa. 3. Đổi mới chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến bảo đảm an toàn dịch bệnh. 4. Nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động xấu của dịch bệnh, môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình. Phát triển các loại vật nuôi khác phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: dê, gà, thỏ 5. Tiếp tục phát triển và vận dụng nguồn thức ăn ngành chăn nuôi từ các phế phẩm của ngành nông nghiệp. Phát triển trồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi và chế biến nâng cao giá trị sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.\ 1.3. Giải pháp thực hiện: 1.3.1. Phát triển khoa học công nghệ phục vụ chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. - Nghiên cứu và chuyển giao TBKT về giống, chuồng trại, quản lý nuôi dưỡng các loại vật nuôi chủ yếu có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất hoặc các loại vật nuôi là đặc sản. - Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển chăn nuôi phù hợp với các vùng sinh thái nhằm khai thác phát huy các lợi thế so sánh, khắc phục những hạn chế của từng vùng. - Nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường chăn nuôi. - Nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất: mô hình xây dựng khu chăn nuôi tập trung; các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi. - Nghiên cứu khảo sát, dự báo chiến lược trung hạn, dài hạn thị trường các sản phẩm chăn nuôi trong nước và trên thế giới. 1.3.2. Đổi mới cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi hàng hoá. Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư (có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006) với một số chính sách ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi như sau. a) Miễn giảm tiền sừ dụng đất: 4