SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh THPT thông qua các cuộc thi khoa học kỹ thuật

docx 57 trang Mịch Hương 27/09/2024 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh THPT thông qua các cuộc thi khoa học kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao_cua_h.docx
  • pdfPhan Văn Cường, Hoàng Thái Hóa, Thân Thị Lịnh_ Phan Đăng Lưu_Quản lý.pdf

Nội dung text: SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh THPT thông qua các cuộc thi khoa học kỹ thuật

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT” Lĩnh vực: Quản lý Nhóm tác giả: Phan Văn Cường - ĐT: 0988 923 809 Hoàng Thái Hóa - ĐT: 0842 613 222 Thân Thị Lịnh - ĐT: 0394 290 490 Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học: 2021 - 2022 1
  2. BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 ST KHKT Sáng tạo khoa học kĩ thuật 2 NL Năng lực 3 GQVĐ & ST Giải quyết vấn đề và sáng tạo 4 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 5 GV GV 6 HS HS 7 THPT Trung học phổ thông 8 VĐ Vấn đề 9 TNST Trãi nghiệm sáng tạo 10 DHTC Dạy học tích cực 11 NCKH Nghiên cứu khoa học 12 KN Kĩ năng 13 CLB Câu lạc bộ 14 ĐG Đánh giá 15 DH Dạy học 16 NC Nghiên cứu 3
  3. quyết vấn đề và sáng tạo của HS THPT thông qua các cuộc thi khoa học kĩ thuật”. 2. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Khơi dậy niềm đam mê, khả năng sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở HS THPT. - Góp phần hình thành phẩm chất: trung thực, chăm chỉ chịu khó học hỏi, nghiên cứu để vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Chia sẻ với đồng nghiệp về kinh nghiệm hướng dẫn HS tham gia các cuộc thi khoa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. 3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu trên cơ sở lí luận chung. - Nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hướng dẫn thi khoa học kĩ thuật ở các trường: + THPT Yên Thành 3 trong năm học: 2018 – 2019 + THPT Phan Đăng Lưu trong 10 năm học: 2013 – 2022. 3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển NL GQVĐ&ST thông qua các cuộc thi KHKT. - Khách thể nghiên cứu: HS trường THPT Phan Đăng Lưu, THPT Yên Thành 3. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu lí thuyết - Tìm đọc tài liệu liên quan đến năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, rèn luyện năng lực, đánh giá năng lực trong danh mục tài liệu của thư viện quốc gia, thư viện trường đại học sư phạm Hà Nội. - Tìm đọc tài liệu liên quan đến các cuộc thi sáng tạo KHKT 3.3.2. Điều tra, quan sát sư phạm - Xây dựng các phiếu điều tra các PP DH của GV khi tiến hành rèn luyện NL GQVĐ & ST cho HS; Điều tra việc sử dụng các phương pháp ĐG NL GQVĐ & ST của HS. - Tiến hành quan sát, ghi chép những hoạt động NCKH của HS thông qua các cuộc thi ST KHKT để làm căn cứ ĐG NL GQVĐ & ST. 3.3.3. Thực nghiệm sư phạm - Phối hợp với những GV có kinh nghiệm hướng dẫn HS thi ST KHKT ở trường THPT Phan Đăng Lưu và các trường phổ thông trong huyện. - Tiến hành thực nghiệm theo nhiều tiêu chí. 3.3.4. Xử lý số liệu bằng thống kê toán học 5
  4. - Trình bày được 2 đề tài thực nghiệm: “Bộ phận hỗ trợ xe cứu trợ” - đạt giải tư cấp quốc gia và “Tái chế bã nghệ thành đất nặn thân thiện” - Đạt giải 3 cấp tỉnh, phân tích được kết quả rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực nghiệm. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Năng lực 1.1.1.1. Khái niệm về năng lực Theo Đinh Quang Báo và cộng sự (2013) thì NL được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bằng sự lựa chọn các loại dấu hiệu khác nhau, trong đó có thể phân làm 3 nhóm chính: - Nhóm thứ nhất: NL là một phẩm chất của nhân cách. Ví dụ: “Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Theo quan điểm này, có hai yếu tố cơ bản liên quan đến khái niệm NL. Thứ nhất, NL là những đặc điểm tâm lí mang tính cá nhân. Mỗi cá thể khác nhau có NL khác nhau về cùng một lĩnh vực, vì vậy không thể nói rằng “Mọi người đều có NL như nhau!”. Thứ hai, khi nói đến NL, không chỉ nói tới các đặc điểm tâm lí chung chung mà NL còn phải gắn với một hoạt động nào đó và được hoàn thành có kết quả tốt. Như vậy, theo những quan điểm này thì NL chính là khả năng bên trong (phẩm chất tâm lí và sinh lí) của mỗi con người để đạt được một hoạt động nào đó. - Nhóm thứ hai: Dựa vào thành phần cấu trúc của NL để định nghĩa NL. Các định nghĩa theo nhóm này đều khẳng định NL được cấu thành từ các KN. Ví dụ: “Năng lực là tập hợp trật tự các KN tác động lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để GQVĐ do tình huống này đặt ra”. Kỹ năng là khả năng thực hiện các hành động nhận thức hoặc hành động thực hành một cách thành thạo, chính xác và thích ứng với điều kiện luôn thay đổi, còn NL là hệ thống các hành động phức tạp, bao gồm các KN và các thành phần phi nhận thức (thái độ, xúc cảm, động cơ, giá trị, đạo đức) [84; tr. 45-65]. 7
  5. niệm NL thành các KN hành động trên những nội dung cụ thể trong một loại tình huống hoạt động: “NL chính là sự tích hợp các KN tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loạt các tình huống cho trước để giải quyết những VĐ do tình huống này đặt ra”. Như vậy, NL và KN, kỹ xảo có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau, trong đó NL thường bao gồm một tổ hợp các KN thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp con người hoạt động có hiệu quả. Có thể minh họa NL bằng mô hình được cấu trúc gồm 7 thành tố: Sơ đồ: Các thành tố của năng lực (1) Kiến thức: những tri thức nhân loại mà người học thu nhận được (2) KN nhận thức: có được thông qua quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức (3) KN thực hành và kinh nghiệm sống của người học có được thông qua quá trình trải nghiệm cuộc sống (4) Thái độ: hứng thú, tích cực, sẵn sàng, chấp nhận thách thức (5) Động cơ học tập; (6) Xúc cảm: yêu thích khoa học, văn chương, nghệ thuật (7) Giá trị và đạo đức : yêu gia đình và bản thân, tự tin, ý thức trách nhiệm và cách ứng xử trong gia đình, xã hội. 1.1.1.3. Phân loại năng lực Theo quan điểm của GD Việt Nam, hầu hết các tác giả đều cho rằng có nhiều cách phân loại NL nhưng cách phổ biến nhất là phân NL thành 2 loại là NL 9