SKKN Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua các bài toán Chương I Hình học 7

doc 13 trang sangkien 29/08/2022 3360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua các bài toán Chương I Hình học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_hoc_sinh_qua_cac_bai.doc

Nội dung text: SKKN Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua các bài toán Chương I Hình học 7

  1. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA CÁC BÀI TOÁN CHƯƠNG I HÌNH HỌC 7 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và đối với các ngành khoa học. Nhà tư tưởng người Anh R. Bêcơn đã nói: “Ai không hiểu biết toán học thì không thể hiểu bất cứ một môn khoa học nào khác và không thể phát hiện ra sự dốt nát của bản thân mình”. Việc dạy học môn toán có khả năng đóng góp tích cực vào việc giáo dục học sinh , nắm được một cách chính xác, vững chắc và có hệ thống những kiến thức và kĩ năng toán học phổ thông cơ bản, hiện đại sát với thực tiễn Việt Nam và có khả năng vận dụng những tri thức đó vào những tình huống cụ thể khác nhau như: vào đời sống, vào lao động sản xuất và vào việc học tập các bộ môn khác. Vì môn toán có tính trừu tượng cao, suy diễn rộng, suy luận chặt chẽ nên không phải học sinh nào cũng học tốt môn toán, cũng yêu môn toán, nhất là khi học phân môn hình học, các em thường nhàm chán, khó khăn và không biết áp dụng các định lí để làm bài tập. Từ những vấn đề đó mà các em thấy sợ môn toán, học toán yếu dẫn đến kết quả và lĩnh hội kiến thức môn toán còn nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu sách vở và tình hình thực tế tôi và nhiều đồng nghiệp thường trăn trở, băn khoăn tìm các phương pháp dạy cho các em dễ tiếp thu các kiến thức về hình học nói riêng và môn toán nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Riêng đối với học sinh lớp 7, đây là năm học có nhiều kiến thức hình học vừa mới vừa lạ. Đặc biệt cũng trong năm học này, các em học sinh bước đầu làm quen với các bước suy luận hình học, chứng minh chúng và áp dụng chúng vào các bài tập. Do đó, tôi đặc biệt quan tâm hình học lớp 7. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua các bài toán chương I hình học 7” II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Qua thực tế nhiều năm dạy môn toán ở trường THCS Phan Bội Châu , tôi nhận thấy rằng đa số các em học sinh tiếp thu môn toán còn chậm, nhiều em yếu kém môn toán. Nhất là khi học môn hình 7, các em thường thu nhận các định nghĩa, tính chất, định lí một cách hình thức. Chính vì những điều đó đã một phần nào làm cho các em học sinh học yếu môn toán dẫn đến chất lượng môn toán thấp. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận
  2. Đặc biệt khi giảng dạy môn hình học 7 mỗi giáo viên cần phải nắm được là: Dạy là hoạt động của giáo viên nhằm định hướng, tổ chức, điều khiển giúp cho người học tự mình tìm kiếm, chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ. Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh. Riêng đối với học sinh lớp 7, đây là năm học có nhiều kiến thức hình học vừa mới vừa lạ. Đặc biệt cũng trong năm học này, các em học sinh bước đầu làm quen với các bước suy luận hình học, chứng minh chúng và áp dụng chúng vào các bài tập. Do đó, tôi đặc biệt quan tâm hình học lớp 7. II. Thực trạng a. Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi: Về đội ngũ giáo viên: Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu . Giáo viên có ý thức tự học, tự rèn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Về học sinh: Học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, phần lớn có ý thức học tập. Về thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên: được trang bị đầy đủ, đặc biệt có lắp đặt máy vi tính và màn hình trình chiếu phục vụ giảng dạy dựa trên công nghệ thông tin Khó khăn: Do đặc điểm của bộ môn toán là học sinh phải học một luợng kiến thức nhiều, khó đòi hỏi các em phải thường xuyên rèn luyện, bên cạnh đó một số em ham chơi không tự mình rèn luyện nên kiến thức bị hổng, chính vì thế mà các em ngại học môn toán. Và đặc biệt là phân môn hình học có nhiều lí thuyết học sinh khó học thuộc vận dụng khó, Từ đặc điểm của bộ môn dẫn đến tâm lí các em ngại học hình, không hứng thú khi phải tiếp xúc với các kiến thức hình học, kể cả những học sinh chăm học, có ý thức tốt. b. Thành công - hạn chế Thành công: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hình đáp ứng được yêu cầu cung cấp hình vẽ, hình ảnh động, dụng cụ mô phỏng như thước, compa, sinh động, giúp các em nắm bắt kiến thức dễ dàng và nhớ lâu. Hạn chế: Nếu giáo viên không biết phương pháp giảng dạy mới một cách khoa học và phải biết chọn lọc những thông tin cần thiết mà tham lam, ôm đồm, đưa quá nhiều kiến thức trong một tiết, dễ dẫn đến chất lượng giảng dạy không đảm bảo. c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Trong những năm gần đây, do có nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngoài trường học, ngoài giờ học như : phim ảnh, trò chơi điện tử nên các em bị chi
  3. phối mất nhiều thời gian và sức lực. Ngoài ra còn do cha mẹ lo làm ăn không quan tâm đến việc học của con em mình và còn do nhận thức chưa đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn toán hình. III/ Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu kém : 1/ Đối với học sinh: Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ, quyết tâm học tập. Mất căn bản kiến thức ngay từ lớp dưới Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền, lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế, chưa biết phát huy khả năng của mình. Khả năng học tập của HS rất khác nhau Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, la cà quán xá .Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải (chép bài tập vào vở nhưng không hiểu gì cả ), học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức, trong thi cử thì quay cóp và tài liệu .Thì giờ học thêm quá nhiều, học sinh không "tiêu hóa" hết sinh ra uể oải, nhàm chán .Còn phân biệt môn chính, môn phụ nên học lệch .Học sinh yếu không chịu đi học phụ đạo . 2/ Phụ huynh : 3/ Giáo viên Đa số đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm chút học sinh nhưng cũng có trường hợp chỉ thành công trong đối tượng là học sinh khá trở lên, còn đối với học sinh yếu kém thì chưa hiệu quả, hoặc ngược lại. Trong quá trình dạy học còn mắc phải :Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm . Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu . 6/ Đôí với học sinh : Cần xác định việc học là học để có kiến thức cho mình, để làm người, để hoà nhập với cộng đồng, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của mình, học để lập thân, lập nghiệp; học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân . Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong giờ học tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. Tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo do nhà trường tổ chức .
  4. Thực hiện tốt đôi bạn cùng tiến . 7/ Đối với phụ huynh học sinh Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS. Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần. Nhắc nhở con đi học phụ đạo. Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường. Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập. Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình. V/Dạy học tích cực làm tăng sự hứng thú cho học sinh môn hình 7: I/Hình thành các kĩ năng cho học sinh: a)Hình thành cho học sinh kĩ năng tóm tắt và vẽ hình cho bài toán: Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, đặc biệt phải sử dụng các kí hiệu để viết: Ví dụ: Phần nội dung của bài toán: Nên viết theo kí hiệu: Đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng AC AB=AC Cho M là trung điểm của cạnh BC MB = MC Cho AH vuông góc với BC AH  BC Cho AD là phân giác góc A A1 A2 . Chính vì thế mối quan hệ giữa cái đã cho và một số phải tìm hiện rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề của bài toán. Ngoài việc tóm tắt bài toán, công việc quyết định giải được bài toán hay không là việc vẽ được hình của bài toán một cách khoa học và chính xác: Ví dụ :Vẽ hình,viết giả thiết và kết luận : Cho ABC có AB=AC , Aˆ =600. tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Tia phân giác của góc C cắt AB tại E.BD và CE cắt nhau tại I A Chứng minh ID= IE. ABC, Aˆ 600 ,AB=AC ˆ ˆ BD là phân giác góc B: ABD DBC E D GT CE là phân giác góc C: ACˆE ECˆB I CE  BD = I KL ID = IE B C
  5. Giáo viên cần chỉ thật tỉ mỉ về phương pháp vẽ hình từng bài vì đôi lúc học sinh yếu quên đi các định nghĩa tính chất đã học nên không thể dựng hình được chính vì vậy học sinh không thể vẽ hình được: Chẳng hạn : Vẽ tia phân giác góc B, góc C , cắt AC tại D, cắt AB tại E , hai tia này cắt nhau tại I như thế nào? Giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại tia phân giác của một góc là gì? Nêu từng bước vẽ? b)Hình thành kĩ năng phân tích bài toán và khả năng trình bày một bài toán: *Hình thành kĩ năng phân tích bài toán Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn tìm cái đó ta cần biết gì? - Cái này biết chưa? - Còn cái này thì sao? - Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào? Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán. Ví dụ Cho ABC có AB=AC , Aˆ =600. tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Tia phân giác của góc C cắt AB tại E.BD và CE cắt nhau tại I Chứng minh rằng ID= IE. c) Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải: Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra , đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán va phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước: - Đọc lại lời giải. - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. - Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên. - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa. Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo