SKKN Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số biện pháp nâng cao năng lực trí tuệ của học sinh trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

docx 74 trang Mịch Hương 27/09/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số biện pháp nâng cao năng lực trí tuệ của học sinh trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_nghien_cuu_nang_luc_tri_tue_va_mot_so_bien_phap_nang_ca.docx
  • pdfTRẦN THỊ VIỆT AN - TRƯỜNG THPT KỲ SƠN - SINH HỌC.pdf

Nội dung text: SKKN Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số biện pháp nâng cao năng lực trí tuệ của học sinh trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN === === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: SINH HỌC Năm học: 2021 - 2022
  2. MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Tính mới của đề tài 1 III. Mục đích nghiên cứu 2 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 PHẦN B. NỘI DUNG 3 I. Nghiên cứu năng lực trí tuệ 3 1. Cơ sở lý luận 3 1.1. Khái niệm trí tuệ 3 1.2. Sự phát triển của trí tuệ 4 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ 5 1.4. Phương pháp đánh giá trí tuệ 6 1.4.1. Cách tiếp cận đo trí thông minh IQ 6 1.4.2. Cách tiếp cận đo lường trí tuệ cảm xúc EQ 8 1.4.3. Cách tiếp cận đo lường trí tuệ vượt khó AQ 11 2. Cơ sở thực tiễn 13 2.1. Thực trạng nghiên cứu năng lực trí tuệ trên thế giới 13 2.2. Thực trạng nghiên cứu năng lực trí tuệ ở Việt Nam 14 2.3. Thực trạng trường trung học phổ thông Kỳ Sơn 15 3. Các bước tiến hành nghiên cứu năng lực trí tuệ 15 3.1. Xác định đối tượng nghiên cứu 15 3.2. Xác định địa điểm, thời gian nghiên cứu 15 3.3. Xác định phương pháp đo các chỉ số IQ, EQ, AQ 15 3.3.1. Phương pháp đo chỉ số thông minh IQ (IQ- Intelligence Quotient) 15 3.3.2. Phương pháp đo chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ (EQ- Emotional Quotient) 17 3.3.3. Phương pháp đo chỉ số trí tuệ vượt khó AQ (AQ- Adversity Quotient) 17 4. Kết quả nghiên cứu chỉ số trí tuệ của học sinh trường THPT Kỳ Sơn 18 4.1. Chỉ số trí tuệ thông minh (IQ) của học sinh 18 4.2. Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của học sinh 22 4.3. Chỉ số trí tuệ vượt khó (AQ) của học sinh 25 II. Nghiên cứu thực nghiệm tác động 27 1. Cơ sở lý luận 27 2. Cơ sở thực tiễn 27 2.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên 27 2.2. Thực trạng học tập của học sinh 28
  3. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 HS Học sinh 3 KT Kiểm tra 4 Nxb Nhà xuất bản 5 SD Độ lệch chuẩn (Standard Diviation) 6 THPT Trung học phổ thông 7 TN Thí nghiệm
  4. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Chỉ số IQ của học sinh theo độ tuổi và giới tính 19 Hình 2. So sánh phân bố học sinh theo mức trí tuệ với một số tác giả 20 Hình 3. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo độ tuổi 20 Hình 4. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính 21 Hình 5. Điểm trí tuệ cảm xúc chung của học sinh theo tuổi và giới tính 23 Hình 6. Năng lực nhận thức cảm xúc người khác của học sinh theo tuổi và giới tính 23 Hình 8. Chỉ số vượt khó AQ của học sinh theo khối lớp và giới tính 25 Hình 9. Chỉ số vượt khó AQ thành phần của học sinh 26
  5. - Đánh giá hiệu quả của thực nghiệm tác động sư phạm nhằm nâng cao năng lực trí tuệ của học sinh THPT. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để giáo viên toàn trường tham khảo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, đề xuất một số phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong cấp THPT đồng thời có các biện pháp nhằm nâng cao sự phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. III. Mục đích nghiên cứu - Xác định thực trạng một số chỉ số trí tuệ như: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ). chỉ số trí tuệ vượt khó (AQ). - Vận dụng một số biện pháp thực nghiệm sư phạm nâng cao năng lực trí tuệ cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là học sinh có độ tuổi từ 16-18 của trường THPT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, năm học 2021-2022. V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng chỉ số IQ, EQ, AQ sự phân bố mức trí tuệ theo tuổi và giới tính. - Thử nghiệm một số phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực trí tuệ cho học sinh. 2
  6. điều kiện văn hóa - lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy”. Ngày nay, các nhà nghiên cứu về trí tuệ có xu hướng cho rằng có nhiều loại trí tuệ. Từ năm 1990, người ta bắt đầu nói đến một loại trí tuệ mới - trí tuệ cảm xúc. Trước đây chúng ta không quan tâm đến trí tuệ cảm xúc mà chủ yếu quan tâm đến trí thông minh. Trên thực tế, không có trí tuệ cảm xúc thì trí tuệ lý trí không thể hoạt động một cách hiệu quả được Qua phân tích hai xu hướng trên, chúng ta có thể hiểu trí tuệ như sau: Trí tuệ là một câu trúc động tương đối độc lập của những năng lực nhận thức và xúc cảm của cá nhân, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện văn hóa - lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy, nhằm đạt các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của cá nhân và xã hội. Có hai hình thức trí tuệ tương đối độc lập nhưng tác động qua lại lẫn nhau: trí tuệ lý trí (intellectual intelligence) và trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence). 1.2. Sự phát triển của trí tuệ Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đều đưa ra một quan điểm chung là sự phát triển trí tuệ trải qua các giai đoạn khác nhau từ khi còn sơ sinh cho tới lúc trưởng thành. Quá trình này diễn ra không đồng đều và không ổn định. Trong vòng 6 năm đầu đời trí tuệ được phát triển nhanh nhất và gần đạt tới mức trưởng thành trong 12 năm đầu. Quá trình phát triển trí tuệ sẽ hoàn thành tới khi 18 tuổi. Theo J.Piaget, quá trình phát triển trí tuệ là một quá trình vận động liên tục từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp khi con người tham gia vào hoạt động trong những điều kiện tự nhiên - xã hội nhất định. Ông cho rằng, cấu trúc nhận thức biến đổi theo lứa tuổi và chính sự thay đổi này là cốt lõi của học thuyết về sự phát triển trí tuệ [22], [32]. Các nghiên cứu thực tế cho thấy có sự khác nhau về mặt trí tuệ của những học sinh cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, năng lực trí tuệ tăng lên theo tuổi. Điều này có nghĩa là giữa sự phát triển trí tuệ và năng lực bản thân của mỗi cá thể có sự tương quan với nhau. Về thực chất, sự phát triển trí tuệ xảy ra ngay trong mỗi cá thể. Đó là sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. Chính vì vậy mà Binnet (1995) đã đồng nhất sự đánh giá trí tuệ theo lứa tuổi và sự đánh giá năng lực trí tuệ của cá thể thành khái niệm mức độ phát triển trí tuệ [23], [25]. Sự phát triển trí tuệ của trẻ em trải qua các giai đoạn khác nhau từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Quá trình này diễn ra không đều đặn, không ổn định mà thay đổi thường xuyên về nhịp độ và tốc độ. Khả năng hoạt động trí tuệ qua các giai đoạn phát triển có liên quan đến sự phát triển, trưởng thành và lão hóa của hệ thần kinh. Các chức năng của não bộ trưởng thành vào thời kỳ thanh thiếu niên. Quá trình phát triển cũng như tốc độ lão hóa của hệ thần kinh phụ thuộc vào chế độ 4