SKKN Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm

doc 20 trang sangkien 13961
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_tuyen_truyen_tren_song_phat_thanh_dia.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PÁC NẶM ĐÀI TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH SÁNG KIẾN NĂM 2015 “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm” Họ và tên : Ma Nhật Huân Chức danh : Phóng viên – Biên tập viên Đơn vị : Đài Truyền thanh – truyền hình Pác Nặm, tháng 10 năm 2015. 1
  2. A. Phần mở đầu: I. Lý do chọn sáng kiến II. Điểm mới của sáng kiến B. Phần nội dung: I. Thực trạng II. Nội dung sáng kiến C. Phần kết luận: I. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến II. Kiến nghị, đề xuất 2
  3. Sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm” A. Phần mở đầu: I. Lý do chọn sáng kiến. Là huyện vùng cao với trên 95% là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế xã hội của người dân vẫn còn hết sức khó khăn. Chính vì vậy trong những năm qua, Đảng bộ - Chính quyền các cấp ở Pác Nặm đã nỗ lực không ngừng, đề ra nhiều giải pháp nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số. Một trong những giải pháp mà huyện Pác Nặm đã và đang triển khai đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị nghị quyết các cấp cũng như tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi .tới người dân bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hệ thống loa phát thanh địa phương đóng góp một vai trò hết sức quan trọng, trở thành cầu nối quan trọng giữa Đảng bộ, chính quyền và người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh địa phương vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Trong nội dung của các chương trình tuyên truyền trên hệ thống phát thanh vẫn còn thiếu chiều sâu. Chưa có những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng các chương trình tuyên truyền, do đó chưa thực sự thu hút được thính giả cũng như chưa phát huy được hết lợi thế sẵn có. Mặt khác, do nguồn nhân lực của Đài TT-TH còn thiếu nên chưa bám sát được cơ sở để khai thác thông tin tuyên truyền một cách kịp thời và đầy đủ nhất, mà mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền chung chung, chưa đi vào những việc làm, những con người với những biện pháp cụ thể đối với đặc thù từng vùng nên hiệu quả truyền thông cũng chưa cao. Đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của người dân còn hạn chế. Vì vậy, việc tuyên truyền nếu không chân thực và 3
  4. cụ thể bà con sẽ khó, thậm chí không tiếp nhận được thông tin. Do đó, hiệu quả truyền thông không cao. Đôi khi, người dân nhiều thôn, bản muốn học tập cách làm hay của địa phương bạn về các mô hình kinh tế .nhưng cũng rất lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi xin đề cập đến một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên hệ thống phát thanh địa phương ( Pác Nặm ) tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hy vọng, từ những ý tưởng được đưa ra sẽ góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền của địa phương. Bà con sinh sống ở vùng cao, vùng sâu sẽ có thêm những kiến thức quan trọng, phù hợp để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. II. Điểm mới của sáng kiến. Vai trò hay hiệu quả của công tác tuyền thông nói chung cũng như hệ thống truyền thanh nói riêng đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến. Thế nhưng, đối với một huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Pác Nặm thì việc tuyên truyền như thế nào để bà con dễ tiếp nhận và áp dụng được vào thực tế cuộc sống thì vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Vì vậy, sáng kiến “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng phát thanh địa phương tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm” sẽ đề xuất một số biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong các lĩnh vực thuộc phạm vi báo chí ( Trực tiếp là báo phát thanh ) đối với người dân ở các thôn bản vùng cao. Phóng viên, tuyên truyền viên công tác ở không chỉ cơ quan truyền thông mà cả những cơ quan ban ngành đoàn thể khác cũng có thể áp dụng cho việc tuyên truyền của mình. Mục đích cuối cùng là khi áp dụng những giải pháp trong quá trình tuyên truyền của sáng kiến này sẽ giúp người dân có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, giúp hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn. 4
  5. B. Phần nội dung: I. Thực trạng. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như các loại hình báo chí nên người dân có rất nhiều lựa chọn hình thức tiếp cận thông tin tuyên truyền. Tuy nhiên, việc càng có nhiều hình thức lựa chọn thì càng dễ khiến người dân lựa chọn nguồn thông tin không không phù hợp. Mặt khác, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khi các tiện ích của công nghệ thông tin vẫn còn là điều khá xa lạ với bà con thì việc tuyên truyền cũng cần có những biện pháp phù hợp. Đặc biệt, việc tuyên truyền không chỉ mang tính thông tin định hướng cho người dân mà còn phải giúp bà con có thể áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. Đối với một huyện vùng cao đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn như Pác Nặm, những tập quán canh tác lạc hậu, những phong tục, tập quán từ đời này truyền lại cho đời khác nên người dân quen nếp sinh hoạt cũ, ngại thay đổi, tiếp nhận cái mới. Trong khi đó những hủ tục này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của người dân nhưng nhiều gia đình vẫn không hề hay biết. Vì vậy, báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng với thế mạnh là có những phóng viên tiếp cận trực tiếp với người dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau ở các thôn bản vùng cao, vùng sâu vùng xa nên việc tuyên truyền trực tiếp thông qua giao tiếp bằng cách trò chuyện với bà con hoặc gián tiếp với những tin, bài của mình sẽ giúp nâng cao hiệu quả của tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các tiến bộ kỹ thuật tới người dân. Tuy nhiên, việc tuyên truyền cũng cần được phóng viên và ban biên tập thực hiện một cách khéo léo nếu không dễ gây ấn tượng không tốt đối với khán thính giả nói chung và khán thính giả người dân tộc thiểu số nói riêng. Nhưng năm qua đội ngũ cán bộ, phóng viên của Đài TT-TH Pác Nặm đã rất nỗ lực thực hiện tốt công việc chuyên môn. Tuy nhiên, cách thức tuyên truyền vẫn chưa thực sự thu hút người nghe, người xem. Đây là một trong những nguyên nhân yêu cầu việc viết tin, bài của phóng viên Đài TT-TH Pác Nặm cần phải thay đổi. 5
  6. II. Nội dung sáng kiến. 1. Sự thật là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc tuyên truyền. Đối với mỗi người làm báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về đạo đức báo chí cách mạng. Sinh thời, Bác thường căn dặn các nhà báo phải luôn trung thực, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức số một của người làm báo. Với báo chí cách mạng, chân thật, khách quan là sức mạnh. Đồng thời, đây là cũng chính lý do để báo chí tồn tại trong xã hội và trong lòng quần chúng nhân dân, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân. Thông tin càng nhanh nhạy, đa dạng, phong phú thì tính trung thực, chính xác của tin, bài càng phải đặt lên hàng đầu. Người cho rằng, báo chí muốn thuyết phục được công chúng thì bản thân phải mang tính chân thực cao. Đây chính là thực hiện sự mong đợi của nhân dân. Chính xác, cụ thể, trung thực, cẩn trọng là những phẩm chất Người đòi hỏi phải có trong từng bài viết, bài nói, trong từng vấn đề nêu ra của mỗi nhà báo. Chính vì vậy, dù phóng viên của các cơ quan báo chí tuyên truyền về nội dung nào đi chăng nữa thì tính chân thực vẫn phải đặt lên hàng đầu. Thường xuyên bám sát cơ sở là giải pháp có được thông tin tuyên truyền chân thực nhất. Đối với Đài TT-TH Pác Nặm thì nội dung tuyên truyền luôn được xây dựng hàng tháng, hàng quý và hàng năm dựa trên định hướng tuyên truyền của các cơ quan chuyên môn như: Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Sở TTTT, Đài PT-TH tỉnh, Ban 6
  7. tuyên giáo huyện ủy .Tuy nhiên, không vì thế mà việc tuyên truyền của Đài cũng bị cuốn theo những số liệu, những bản báo cáo hay để đưa lên hệ thống loa truyền thanh. Cá nhân tôi cho rằng, để có những bài báo thuyết phục và tạo được lòng tin trong công chúng yếu tố đầu tiên là phải trung thực. Trung thực trong từng số liệu nhỏ, từng câu chữ. Chính vì vậy, việc đi cơ sở để kiểm tra tính chân thực của các số liệu trong báo cáo, tiếp xúc trực tiếp với các tấm gương, các nhân vật của tác phẩm là một yếu tố cần thiết để tạo nên lòng tin của người nghe, người xem với tác phẩm của mình. Đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số vốn bản tính thật thà, chất phác, nếu như việc thông tin không đúng sẽ khiến bà con mất lòng tin và không còn hợp tác với phóng viên khi tác nghiệp. Tệ hơn, bà con còn mất lòng tin với cán bộ, với các cơ quan nhà nước. 2. Thế mạnh của báo phát thanh và hệ thống truyền thanh cơ sở. Loại hình báo chí này có thể mạnh là sóng có thể phát đến mọi thôn, bản vùng cao, vùng sâu nơi có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, hiệu quả tuyên truyền trên các loa truyền thanh có sức lan tỏa mạnh. Với đặc thù sử dụng âm thanh để truyền tải thông tin nên người nghe có thể vừa lao động vừa nghe các thông tin mà không bắt buộc phải ngồi một chỗ như xem truyền hình. Đây là thế mạnh của loại hình báo chí này. Nó rất phù hợp và được người dân sinh sống ở các vùng nông thôn ưa chuộng vì họ vừa có thể tiếp nhận thông tin vừa có thể giải trí trong lúc lao động. Mọi hoạt động ấy đều có thể thực hiện trong cùng một thời điểm chỉ với một chiếc radio nhỏ gọn mang theo bên mình hoặc nghe qua hệ thống loa truyền thanh. Với đặc thù sử dụng âm thanh để truyền tải thông tin nên mỗi phóng viên khi thực hiện tác phẩm cho báo phát thanh cần chú trọng đến việc ghi lại các âm thanh trong quá trình tác nghiệp. Âm thanh không chỉ đơn thuần là phát biểu của các nhân vật mà nó còn là tiếng động hiện trường nơi diễn ra các sự kiện báo chí. Tiếng động hiện trường không chỉ làm cho bài báo thêm sinh động, hấp dẫn người xem mà nó còn chứng minh cho tính chân thực của tác phẩm. 7
  8. Kỹ thuật viên Đài TT-TH Pác Nặm sửa chữa hệ thống loa truyền thanh. Bên cạnh đó, do không có hình ảnh hỗ trợ nên lối viết cho loại hình phát thanh cũng có cách thể hiện riêng. Đặc biệt với đối tượng hướng đến là đồng bào dân tộc thiểu số thì việc miêu tả chi tiết các tình tiết báo chí trong các sự kiện cần được tác giả chú trọng. Ngôn ngữ sống động nhưng chân thực, dễ hiểu sẽ góp phần giúp thính giả dễ hình dung ra bối cảnh diễn ra sự kiện. Qua đó, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn. 3. Những yếu tố cần thiết để có được hiệu quả tuyên truyền. 3.1. Nguồn nhân lực ( yếu tố con người ): - Dù ở bất kỳ công việc nào thì yếu tố con người là yếu tố then chốt cho sự thành công hay thất bại. Ở Đài TT-TH Pác Nặm, yếu tố đó cũng không nằm ngoài thực tế trên. Để có thể xây dựng được các chương trình tuyên truyền sinh động, hiệu quả thì đòi hỏi mỗi cán bộ, phóng viên, tuyên truyền viên của Đài TT-TH Pác Nặm cần phải có những yếu tố nhất định. Tôi xin đưa ra một số yếu tố cần thiết đối với một cán bộ làm công tác tuyên truyền ở Đài TT-TH Pác Nặm nói riêng và các cơ quan ban ngành đoàn thể khác nói chung như sau: + Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, xác định đúng đắn các chủ trương đường lối, nắm rõ vai trò trách nhiệm và quyền hạn của một người cán bộ. 8