SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học bậc Trung học phổ thông thông qua các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống

doc 29 trang sangkien 10520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học bậc Trung học phổ thông thông qua các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_va_hoc_mon_hoa_hoc_bac_trung_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học bậc Trung học phổ thông thông qua các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống

  1. Trường THPT Tánh Linh- Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2011- 2012 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với mục tiêu đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi giáo dục nước nhà phải đào tạo nên những sản phẩm giáo dục với thương hiệu “made in Vietnam” có uy tín. Đó là những con người lao động có tính sáng tạo, thích ứng với mọi sự phát triển nhanh và đa dạng của xã hội. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống. Vì vậy, trong dạy hóa học, sẽ hấp dẫn và thiết thực hơn khi giáo viên biết khai thác các nội dung hóa học để xây dựng các bài tập theo hướng liên hệ thực tế với cuộc sống. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy hóa học nhằm tăng tính thực tiễn của môn học. Trong phạm vi chương trình hóa học phổ thông chúng ta có thể khai thác một số nội dung sau trong việc xây dựng bài tập hóa học: - Hóa học với sức khỏe. - Hóa học với ứng dụng trong đời sống. - Hóa học với việc bảo vệ môi trường. - Hóa học với nghành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học bậc trung học phổ thông thông qua các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống”. Nguyễn Thanh Phúc- Trương Thị Kim Tuyến 1
  2. Trường THPT Tánh Linh- Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2011- 2012 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1.Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học 1.1.1.1. Phương hướng chung Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội cũng như sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực trên thế giới như khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin . Đòi hỏi mỗi quốc gia phải có nguồn nhân lực tốt, năng động, sáng tạo. Từ thực tế đó, giáo dục Việt Nam cũng từng bước đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Với quan điểm trên, các phương pháp dạy học đang được hoàn thiện và đổi mới theo hướng dạy học tích cực. 1.1.1.2. Những xu hướng dạy học hóa học hiện nay - Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới. - Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cưộc sống, sản xuất luôn biến đổi. - Chuyển dần trọng tâm phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa- cá thể cao độ tiến lên theo nhịp độ cá nhân. - Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp các phương pháp phức hợp. - Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại tạo ra tổ hợp phương pháp dạy học có dùng kĩ thuật. Nguyễn Thanh Phúc- Trương Thị Kim Tuyến 2
  3. Trường THPT Tánh Linh- Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2011- 2012 - Chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù của môn học. - Đa dạng hóa các phương pháp dạy học phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường học và môn học. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực hành của hóa học. Học hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết phương trình hóa học của các phản ứng mà học hóa học còn để biết được những ứng dụng phong phú và thiết thực của hóa học vào cuộc sống. Để đạt được mục đích dạy học hóa học ở trường phổ thông, thì người giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hóa học, người giáo viên hóa học còn phải có phương pháp truyền thụ gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi đã đề cập đến một khía cạnh “ Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học bậc trung học phổ thông thông qua các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống” với mục đích góp phần làm sao cho học sinh học hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học, để hóa học không còn mang tính đặc thù khó hiểu. 1.3. THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.3.1. Thực trạng Phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến Nguyễn Thanh Phúc- Trương Thị Kim Tuyến 3
  4. Trường THPT Tánh Linh- Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2011- 2012 bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng đạo đức, tính triết lí khoa học. Tuy nhiên, mỗi tiết học có thể không nhất thiết hội tụ tất cả những quan điểm trên, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất. Thực tế giảng dạy cho thấy rằng môn hóa học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nếu không phương pháp hợp lí phù hợp với các đối tượng học sinh thì học sinh trở nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức từ đó chất lượng học tập của học sinh giảm sút. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng giáo dục, chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy của một bài giảng cho nhiều lớp là không ít. Do phương pháp ít tiến bộ mà người giáo viên trở thành người độc thoại, truyền thụ kiến thức xuôi chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hóa học. 1.3.2. Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống nhằm củng cố lòng tin của học sinh vào khoa học, biết yêu cuộc sống và khao khát học tập để chiếm lĩnh tri thức khoa học để phục vụ quê hương, đất nước. Nguyễn Thanh Phúc- Trương Thị Kim Tuyến 4
  5. Trường THPT Tánh Linh- Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2011- 2012 CHƯƠNG 2 CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 2.1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày, thường sau khi kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày qua các phương trình hóa học của các phản ứng cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thề là một câu hỏi khôi hài hay là một vấn đề rất bình thường mà hằng ngày học sinh vẫn thường gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lĩnh hội được vấn đề truyền đạt. Tiến hành làm các thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày ở địa phương, gia đình. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải quyết hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. 2.2. BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Căn cứ vào nội dung bài học giáo viên có thể xây dựng các bài tập thực tiễn cho phù hợp với nội dung bài học, có thể sử dụng chúng các khâu Nguyễn Thanh Phúc- Trương Thị Kim Tuyến 5
  6. Trường THPT Tánh Linh- Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2011- 2012 khác nhau trong tiết học như sử dụng để kiểm tra bài cũ, vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để cũng cố bài Chúng tôi chia thành các loại bài tập hóa học sau. 2.2.1. Hóa học với ứng dụng trong đời sống Bài 1: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài H2O2 Những bức tranh cổ được vẽ bằng bột “trắng chì” [(PbCO3, Pb(OH)2] lâu ngày bị hóa đen trong không khí. - Vì sao những bức tranh cổ này bị hóa đen? - Để phục hồi người ta dùng hóa chất gì? Phân tích Những bức tranh cổ này lâu ngày bị hóa đen là do muối chì tác dụng với các vết khí H2S trong khí quyển tạo thành PbS màu đen (H2S đựợc tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành hợp chất của lưu huỳnh hoặc xác động vật bị thối rửa). PbCO3 + H2S  PbS + CO2 + H2O Pb(OH)2 + H2S  PbS + 2H2O Để phục hồi bức tranh cổ này, người ta sử dụng H 2O2 (nước oxi già) để chuyển màu đen của PbS thành màu trắng của PbSO4. PbS + H2O2  PbSO4 + 4H2O Qua bài này học sinh lĩnh hội được kiến thức: H 2S có tính axit, H2O2 có tính oxi hóa, S-2 có tính khử mạnh. Bài 2: Dùng để nghiên cứu bài H2S Theo cách chữa bệnh dân gian, khi một người bị trúng gió sẽ được cạo gió bằng cách sử dụng đồng tiền hoặc muỗng thìa bằng bạc để đánh gió bằng cách cạo trên xương sống. Sau khi cạo gió các dụng cụ này sẽ bị xám đen tương tự như khi chúng ta đã được dùng rất lâu ngày trong không khí. Hãy giải thích hiện tượng trên? Nguyễn Thanh Phúc- Trương Thị Kim Tuyến 6
  7. Trường THPT Tánh Linh- Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2011- 2012 Phân tích Không khí thường bị nhiễm bẩn khí H2S, dụng cụ bằng Ag bị hóa màu đen là do có phản ứng: 4Ag + 2H2S + O2  2Ag2S +2H2O Người bệnh (trúng gió) sẽ thải ra nhiều khí H 2S qua lỗ chân lông, khi dùng dụng cụ bằng Ag chà xát trên da làm cho lỗ chân lông thoáng hơn để khí H2S thoát ra dễ dàng, làm người bệnh dễ chịu. Ag tiếp xúc với khí này và với oxi sẽ bị hóa đen theo phản ứng trên. Qua bài này học sinh thấy được rằng H2S là một khí độc, nếu hàm lượng H2S đi vào cơ quá mức sẽ gây tử vong vì khi đi vào máu, máu hóa đen do tạo ra FeS làm cho hemoglobin của máu chứa ion Fe2+ bị phá hủy. 2+ + H2S + Fe (trong hemoglobin)  FeS + 2H Bài 3: Sử dụng câu hỏi khi nghiên cứu bài axit cacboxylic Khi bị ong, muỗi, kiến đốt người ta bôi chất gì lên chỗ da bị đốt? Giải thích vì sao? Phân tích Khi ong, muỗi, kiến đốt chúng tiết ra chất hóa học đó là axit fomic (HCOOH). Chất này làm cho chúng ta bị ngứa và nhức. Vậy người ta bôi Ca(OH)2 lên chỗ da bị đốt. Phương trình hóa học xảy ra. 2HCOOH + Ca(OH)2  (HCOO)2Ca + 2H2O Như thế lượng HCOOH bị trung hòa hết. Axit HCOOH còn được gọi là axit kiến. Bài 4: Giáo viên sử dụng câu hỏi này khi nghiên cứu bài muối của nhôm trong chương trình hóa học lớp 12. a. Tại sao phèn chua có thể làm trong nước đục? b. Vì sao khi đựng nước vôi bằng chậu nhôm thì chậu sẽ bị thủng? Phân tích Nguyễn Thanh Phúc- Trương Thị Kim Tuyến 7