SKKN Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

docx 37 trang Mịch Hương 27/09/2024 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_thanh_tra_kiem_tra_viec_thuc.docx
  • pdfTrần Hồng Duẩn, Hoàng Danh Trung, Nguyễn Trung Hiếu- Thanh tra Sở GD&ĐT - Quản lý-đã chuyển đổi.pdf

Nội dung text: SKKN Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. UBND TỈNH NGHỆ AN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ĐềChương tài: trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ “Nâng cao hiệu quả công tác An”thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Lĩnh vực: Quản lý Giáo dục LĩnhTác vực: giả: Quản Trần lý HồngGiáo dụcDuẩn, Hoàng Danh Trung, Nguyễn Trung Hiếu (Thanh tra Sở GD&ĐT Nghệ An) Nghệ An, Tháng 04/2022 1
  2. 1. Các cấp độ thanh tra, kiểm tra 27 2. Các hình thức thanh tra, kiểm tra 27 V. QUY TRÌNH THANH TRA, KIỂM TRA 28 VI. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG 28 TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 1. Công tác truyền thông 28 2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra, kiểm tra 29 3. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác tự kiểm tra (kiểm tra nội 30 bộ) về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 4. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục căn cứ kết quả kiểm tra nội bộ thực hiện tốt 30 công tác thi đua, khen thưởng; đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên, từ đó tạo động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực phấn đấu thực hiện tốt CT GDPT 2018. 5. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra 31 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32 1. Kết luận 32 2. Kiến nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC 34 3
  3. hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết, từ năm học 2020 - 2021, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình GDPT và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Theo lộ trình này thì đến năm học 2024 - 2025, chương trình GDPT mới sẽ được áp dụng cho toàn bộ 12 lớp phổ thông. Để công tác thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu và góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời để thực hiện Chỉ thị số 1048/CT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu - Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý để đưa ra các giải pháp nhằm định hướng và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra để xem xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, các quy định liên quan và những quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo, đánh giá đúng thực trạng; khẳng định những mặt đã làm được để phát huy; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đồng thời đưa ra các kiến nghị và tư vấn những biện pháp khắc phục, sửa chữa các sai sót; ngăn ngừa và xử lý các vi phạm (nếu có) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; - Làm cơ sở để tham mưu cho các cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực, hiệu quả. - Làm cơ sở để hướng dẫn và là căn cứ để các nhà trường tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
  4. - Ngoài ra, Đề tài cũng kế thừa, tổng hợp và phân tích các kết quả của các công trình nghiên cứu khác. 7. Tính mới - Lần đầu tiên xác định hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; - Lần đầu tiên chỉ ra các giải pháp nhằm định hướng và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 7
  5. ích hợp pháp của mọi người dân, tạo mọi điều kiện cho họ thực hiện các quyền về dân chủ - chính trị của mình như: quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, quyền khiếu nại, tố cáo Do đó, pháp luật Việt nam không chỉ ghi nhận các quyền của cong dân mà còn ghi nhận các cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện như quyền kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước do mình bầu ra, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp mà mình là thành viên và các Ban Thanh tra nhân dân - Mặt khác, việc xem xét, kết luận và kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo, các tổ chức Thanh tra giúp Đảng và Nhà nước phát hiện kịp thời những vi phạm của cán bộ, công chức, loại trừ những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ, thiếu công bằng, xa rời lợi ích của nhân dân, từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục, góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động Thanh tra còn nhằm tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những nội dung chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có các biện pháp sửa đổi, bổ sung, khắc phục kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cương, hoàn thiện cơ chế quản lý. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng chỉ phát hiện, tìm kiếm sai phạm, sơ hở, yếu kém trong quản lý thì chưa đủ, mà Thanh tra còn phải phát hiện và khẳng định, đồng thời tạo điều kiện cho những nhân tố mới, cơ chế mới nảy sinh phát triển. Có như vậy thì hiệu quả công tác quản lý mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn. - Thứ ba, khi xem xét vai trò của Thanh tra trong các giai đoạn lịch sử cho thấy, vai trò quan trọng nữa của Thanh tra là nhằm thực hiện tham mưu cho các cấp chính quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Như vậy, vai trò của thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước ngày càng có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển ở nước ta hiện nay, nhất là trong điều kiện chúng ta thực hiện Chương trình cải cách bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quan thanh tra. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Sở GD&ĐT Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo qui định của pháp luật. Thanh tra Sở GD&ĐT có một số nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 12 Điều 104 của Luật Giáo dục 2019 và Điều 28 của Luật Thanh tra năm 2010, Điều 9 của Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ; đối với các đối tượng 9