SKKN Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân xã Bình Điền

doc 9 trang sangkien 31/08/2022 13620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân xã Bình Điền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_chat_luong_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân xã Bình Điền

  1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ BÌNH ĐIỀN Kính gửi: - Hội đồng Thi đua- Khen thưởng xã Bình Điền. - Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Thị Xã Hương Trà. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “ Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động giám sát của HĐND Xã Bình Điền” Họ và tên: Lê Quyết Bí danh: Không Sinh ngày 09 tháng 01 năm 1963 Chức vụ hiện nay: Phó chủ tịch HĐND Xã Bình Điền. Đơn vị công tác: HĐND Xã Bình Điền. Tháng 11 năm 2015 1
  2. céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Bình Điền, ngày 30 tháng 11 năm 2015 §¬n ®Ò nghi CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng Thi đua- Khen thưởng xã Bình Điền. - Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Thị Xã Hương Trà. Họ và tên: Lê quyết Bí danh: Không Giới tính: Nữ Sinh ngày 09 tháng 01 năm 1963 Chức vụ hiện nay: Phó chủ tịch HĐND Xã Bình Điền. Đơn vị công tác: UBND Xã Bình Điền. Trình độ chuyên môn: Đại hoc Luật.(Hệ đào tạo từ xa) Đề nghị Hội đồng sáng kiến Xã Bình Điền. Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Thị Xã Hương Trà, xem xét công nhận sáng kiến cho tôi về Đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND Xã Bình Điền” với nội dung sáng kiến, kinh nghiệm được khái quát như sau: 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm 2. Mô tả sáng kiến, kinh nghiệm 3. Tính mới của sáng kiến, kinh nghiệm 4. Tính hữu ích của sáng kiến , kinh nghiệm 5. Tính hiệu quả của sáng kiến 6. Tính khả năng phổ biến và nhân rộng 7. Những kết quả đạt được 8. Phần kết luận Nhằm nắm bắt và đánh giá đúng thực chất về kết quả triển khai, thực hiện các văn bản đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Đồng thời kÞp thêi ph¸t huy nh÷ng ®iÓm m¹nh vµ kh¾c phôc nh÷ng thiÕu sãt tån t¹i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn. Qua đó đơn vị được giám sát hiểu và khắc phục sửa chữa. Kết quả sau công tác giám sát được nâng lên rõ rệt trong việc triển khai, thực hiện các văn bản của Nhà nước sát thực, đạt hiệu quả. Néi dung s¸ng kiÕn phï hîp víi thùc tÕ hiÖn nay, ®Ó ¸p dông vµ thùc hiÖn kh«ng tèn kÐm vÒ kinh phÝ vµ thêi gian chuÈn bÞ. §Ó tiÕp tôc ®éng viªn, phÊn ®Êu trong nh÷ng n¨m tiÕp theo. KÝnh ®Ò nghÞ Héi ®ång s¸ng kiÕn Thị Xã Hương trà xem xÐt c«ng nhận. Ng­êi viÕt ®¬n Lê quyết 2
  3. céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc Bình Điền, ngày 30 tháng 11 năm 2015 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gửi: - Hội đồng Thi đua- Khen thưởng xã Bình Điền. - Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Thị Xã Hương Trà. Họ và tên: Lê Quyết Bí danh: Không Giới tính: Nam Sinh ngày 09 tháng 01 năm 1963 Chức vụ hiện nay: Phó chủ tịch HĐND Xã Bình Điền. Đơn vị công tác: HĐND Xã Bình Điền. Trình độ chuyên môn: Đại hoc Luật. 1. Tên sáng kiến:“ Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động giám sát của HĐND Xã Bình Điền” 2. M« t¶ : Chức năng giám sát là hoạt động rất quan trọng của HĐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của Thường trực HĐND, người đại biểu HĐND và tạo được niềm tin cho cử tri đối với đại biểu HĐND Xã Bình Điền. Hoạt động giám sát của HĐND Xã Bình Điền là công việc thực hiện thường xuyên, liên tục, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Hoạt động giám sát của HĐND Xã Bình Điền luôn bám sát vào Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết kỳ họp HĐND, các văn bản, quy định của Nhà nước để triển khai thực hiện. Thường trực HĐND Xã Bình Điền đã chủ động triển khai giám sát theo Nghị quyết kỳ họp HĐND, đã lựa chọn các việc để giám sát trọng tâm, phù hợp với việc triển khai các chương trình về phát triển kinh tế- xã hội địa phương, các Đề án, Dự án được triển khai trên địa bàn, lựa chọn giám sát các vấn đề có nhiều bức xúc, kiến nghị của cử tri Trong phạm vi bài viết sáng kiến, kinh nghiệm của cá nhân tôi, tôi xin trao đổi về lỉnh vực hoạt động giám sát theo Nghị quyết HĐND là giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề phôc vô cho nhiÖm vô nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động giám sát của HĐND Xã Bình Điền. 3. Tính mới của sáng kiến, kinh nghiệm: Thường trực H§ND Xã Bình Điền tæ chøc gi¸m s¸t th­êng xuyªn viÖc triÓn khai c¸c ChØ thÞ, NghÞ quyÕt cña §¶ng, chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña Nhµ n­íc. Giám sát viÖc triÓn khai thùc hiÖn NghÞ quyÕt H§ND các kú häp vÒ c¸c môc tiªu kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh. Thực tế, từ đầu nhiệm kỳ đến nay thường trực HĐND Xã Bình Điền đã xây dựng 08 kế hoạch giám sát chuyên đề đã lựa chọn các việc để giám sát trọng tâm, phù hợp với việc triển khai các chương trình về phát triển kinh tế- xã hội 3
  4. địa phương và các Dự án được triển khai trên địa bàn, lựa chọn giám sát các vấn đề có nhiều bức xúc, kiến nghị của cử tri Sau giám sát có báo cáo nêu rõ việc làm tốt, các vấn đề còn bất cập, các kiến nghị, đề xuất với UBND và các ngành có liên quan, đồng thời báo cáo tại kỳ họp HĐND Xã Bình Điền. Tuy nhiên để thực hiện hoạt động giám sát đúng chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu HĐND đảm bảo theo quy định, tôi cũng mạnh dạn đề xuất tính mới để áp dụng cho hoạt động giám sát tại Xã Bình Điền được hoàn thiện, đi vào nề nếp và đạt hiệu quả tốt hơn. Để giám sát của HĐND và đại biểu HĐND được tốt hơn, có thể vận dụng một số kinh nghiệm sau đây: Thứ nhất, giám sát cần có thông tin. Kinh nghiệm từ những cuộc giám sát thành công cho thấy, để giám sát đạt hiệu quả cao thì việc thu thập thông tin là rất cần thiết. Các cuộc giám sát thành công đều bắt đầu từ việc nắm chắc thông tin và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để thực hiện tốt điều này, đại biểu phải biết lắng nghe thông tin từ phía cử tri và phân tích, đánh giá tính chính xác thông tin, đồng thời đối chiếu với các quy định pháp luật để xem xét vấn đề một cách toàn diện trước khi kết luận. Để giúp đại biểu có thể thu thập và xử lý thông tin, đáp ứng yêu cầu giám sát, các đại biểu cần được tập huấn thường xuyên hơn về công tác này; Bản thân mỗi đại biểu cũng cần trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết về pháp luật. Thứ hai, cần có ưu tiên trong giám sát. Thời gian của HĐND rất ít, trong khi đó hoạt động của chính quyền có rất nhiều nội dung, tập trung giám sát tất cả là điều không thể đối với HĐND và cách làm đó không hiệu quả. Vì vậy, xác định thứ tự ưu tiên giám sát là quan trọng nhất. Hội đồng phải biết chọn đúng việc, sử dụng các công cụ thích hợp theo chức năng, vai trò của mình; phải tổ chức hoạt động giám sát để phát huy tiếng nói đại diện và vị thế độc lập để việc giám sát có ý nghĩa tác động tích cực tới hoạt động hoạch định chính sách của hội đồng và hỗ trợ hiệu quả hoạt động của cơ quan chấp hành. Do đó, cần lựa chọn những vấn đề mà đa số cử tri quan tâm, cụ thể là những chương trình, dự án có ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân; Các vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước Đoàn giám sát cũng phải đưa ra những yêu cầu cụ thể, ví dụ: Đã làm được gì? Chưa làm được gì? Tại sao? Ai chịu trách nhiệm? v.v Thứ ba, một số hội đồng thường phó thác nhiệm vụ giám sát cho một vài đại biểu được coi là “có kiến thức chuyên môn” trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ họ đã từng là kế toán hoặc cán bộ có chuyên môn). Thực tế phần lớn đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm, nhiều khi vị đại biểu chuyên trách đành phải gánh phần của các đại biểu khác. Sự “tương trợ” và “phân công”, hoặc để chạy việc, hoặc mời tham gia cho đủ đội hình sẽ dẫn đến hậu quả giám sát hình thức hoặc phó thác cho một số ít đại biểu trong hội đồng. Xu hướng này cần tránh bởi vì hoạt động giám sát của HĐND là một công cụ quyền lực mang tính chất tập thể và do đó phải được tất cả các thành viên trong hội đồng tham gia đều tay. 4
  5. Thứ tư, một số đại biểu coi giám sát như là kiểm tra, tức là phải bám vào việc cụ thể hàng ngày của ủy ban, do đó họ tham gia quá sâu vào công việc hành chính thường nhật, ví dụ can thiệp cụ thể cho những hoạt động thực thi. Điều này có thể làm giảm tác dụng giám sát, gây cảm giác không tin cậy và chồng chéo chức năng với nhân viên của cơ quan chấp hành. Điều cần lưu ý ở đây, là đại biểu dân cử không nên tham gia quá sâu vào công việc hành chính thường nhật. Thứ năm, cần phối hợp để giám sát hiệu quả. Trong giám sát cần có phối hợp giữa Thường trực với các tổ đại biểu HĐND với nhau. ( Khi Luật tổ chức chinh quyền địa phương 2015 có hiệu lực thì Hội đồng nhân dân cấp xã được thành lập 2 Ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Ban HĐND cấp xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các ủy viên. Đây là một quy định mới làm tăng thêm sức mạnh cho bộ máy HĐND cấp xã, bởi trước đây HĐND cấp xã không có các Ban, nên các hoạt động của HĐND như: giám sát tập trung, thẩm tra các báo cáo, đề án, Tờ trình, dự thảo Nghị quyết của UBND trình tại kỳ họp đều do Thường trực HĐND đảm nhiệm, dẫn đến chất lượng không cao, do Thường trực HĐND cấp xã chỉ có 2 người, lại không có chuyên viên giúp việc chuyên trách.) Tuy nhiên, thực tiễn đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa Thường trực với các ban và giữa các ban với nhau. Đối với các ban HĐND, ( Luật chính quyền địa phương có hiệu lực) theo quy định các Ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng khi tiến hành hoạt động giám sát chuyên đề lại có những vấn đề liên quan và cần thiết phải phối hợp với nhau. Ví dụ giám sát thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Cùng với Ban Pháp chế giám sát việc thi hành pháp luật thì Ban Kinh tế - Xã hội cũng có trách nhiệm phối hợp vì lĩnh vực giám sát liên quan đến tài nguyên, nằm trong nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kinh tế - xã hội Với hoạt động giám sát tại Xã Bình Điền đã thực hiện và vận những sáng kiến mới như đã nêu trên. Trong thời gian tới HĐND xã thường xuyên chỉ đạo các tổ đại biểu HĐND ở các đơn vị bầu cử chủ động phối hợp với Ban quản lý thôn thực hiện tốt việc giám sát ở tổ đại biểu HĐND. Chủ động xây dựng kế hoạch, thành lập tổ giám sát tổ chức giám sát chuyên đề mỗi năm nên lựa chọn từ 2 đến 3 cuộc giám sát phù hợp để xem xét đánh giá các ngành, UBND trong việc triển khai và thực hiện Nghị quyết HĐND, các văn bản, quy định của Nhà nước; việc thược hiện công tác vận động, tuyên truyền Về nội dung giám sát: Cần chủ động lựa chọn các vấn đề phù hợp để giám sát như: giám sát vấn đề gì, thời điểm giám sát, thời gian triển khai giám sát nên lựa chọn giám sát các việc gần gũi với cơ sở, các thôn, trong việc thực hiện triển khai các chương trình về phát triển kinh tế- xã hội địa phương, các Đề án, Dự án được triển khai trên địa bàn; việc đầu tư cơ sở vật chất, số lượng, chất lượng trong các công trình thuộc xã quản lý; việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước; lựa chọn giám sát các vấn đề có nhiều bức xúc; kiến nghị của cử tri; việc tuyên truyền, vận động ủng hộ các loại quỹ Về triển khai cuộc giám sát: Trước khi triển khai các cuộc giám sát phải thu thập được các tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, nghiên cứu kỹ nội 5