SKKN Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong sách giáo khoa môn Địa lý THCS

doc 35 trang sangkien 11461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong sách giáo khoa môn Địa lý THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_phuong_phap_ren_ky_nang_khai_thac_kien_thuc_tu.doc

Nội dung text: SKKN Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong sách giáo khoa môn Địa lý THCS

  1. Trường THCS Chợ Lầu Giáo viên: Nguyễn Ngọc Viễn Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong Sách giáo khoa môn Địa Lý THCS ĐỀ TÀI: MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ BẢN ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN ĐỊA LÝ THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học: Môn địa lí là môn học không thể thiếu được trong hệ thống các môn học trong nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ của môn địa lí là cung cấp những kiến thức, kĩ năng phổ thông cơ bản thuộc khoa học địa lí và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước theo xu hướng hội nhập hiện nay. Môn địa lí trong nhà trường hiện nay rất cần thiết nhưng không phải ai cũng hiểu được tính cần thiết của nó. Trong dạy học Địa lí, bản đồ có chức năng vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng đối với học sinh. 2. Mục đích: Bản đồ giáo khoa là mô hình thu nhỏ bề mặt trái đất lên mặt phẳng hoặc mặt cong bằng ngôn ngữ bản đồ nhằm giúp cho người đọc hiểu, nắm được sự phân bố các đối tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội Hiện nay trong các trường phổ thông bộ môn địa lý có rất nhiều các loại hình bản đồ. Đó là: Mô hình địa lý giáo khoa, bản đồ giáo khoa treo tường, át lát địa lý giáo khoa, bản đồ câm là các loại hình rất quan trọng trong giảng dạy bộ môn địa lý. Mỗi loại bản đồ có chức năng hình thành kiến thức địa lý riêng, không thể thay thế cho nhau, thiếu đi một trong các loại hình thì việc hình thành kiến thức cho học sinh sẽ trở lên phiến diện không đầy đủ. Rất cần thiết đối với mỗi tiết học khi sử dụng bản đồ địa lý giúp cả giáo viên và học sinh nhàn hơn, hiểu sâu sắc vấn đề hơn, và còn giải thích được các yếu tố địa lí liên quan Tuy nhiên việc sử dụng bản đồ đối với các em học sinh còn nhiều hạn chế, học sinh gặp khó khăn khi khai thác nội dung kiến thức bằng bản đồ, chưa biết cách sử dụng như thế nào cho tốt dễ hiểu, dễ nhớ, học sinh lúng túng khi giáo viên gọi lên chỉ bản đồ, không biết cách cầm que chỉ như thế nào, đứng về phía nào, sử dụng át lát Địa lý hết sức hạn chế, không đúng quy cách, chưa biết tìm mối liên hệ giữa các yếu tố địa lý trên bản đồ, chưa biết cách sử dụng bản đồ câm Trước thực trạng sử dụng bản đồ giáo khoa của các em học sinh tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp "rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong sách giáo khoa môn Địa Lý THCS" với mục đích nâng cao khả năng sử dụng bản đồ giáo khoa Địa lý cho học sinh trung học cơ sở. Vì vậy để hướng dẫn học sinh khai thác Năm học: 2015-2016 1
  2. Trường THCS Chợ Lầu Giáo viên: Nguyễn Ngọc Viễn Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong Sách giáo khoa môn Địa Lý THCS được kiến thức từ bản đồ là cả một vấn đề quan trọng và cần thiết mà mỗi giáo viên dạy Địa lí phải nắm rõ, nắm chắc và đặc biệt là phải thành thục với nó thì vấn đề khai thác mới có hiệu quả. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phương pháp chung 1. Quy trình sử dụng bản đồ: Đọc và hiểu bản đồ thường gắn liền với nhau giống như đọc sách vậy, nhưng đọc sách là đọc ngôn ngữ viết, còn đọc bản đồ thực chất là đọc ngôn ngữ bản đồ, do đó phải có vốn kiến thức về ngôn ngữ bản đồ mới đọc lưu loát được. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trước hết phải giúp các em đọc bản đồ. 1.1: Đọc bản đồ: - Đọc tên bản đồ để thấy được không gian bao quát trên bản đồ, nội dung địa lý và thời gian biểu hiện đối tượng lên bản đồ. - Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục bản đồ. + Đọc lưới chiếu để thấy được quy luật biến dạng của nó. + Đọc tỉ lệ để thấy được mức độ thu nhỏ của nó so với thực tế. + Đọc bố cục bản đồ để thấy được sự sắp xếp của đối tượng địa lý. - Đọc bản chú giải + Cấu trúc bản chú giải thường theo trình tự nội dung, nội dung chính được giải thích trước, nội dung phụ giải thích sau. + Đọc nội dung bản đồ chính là giải quyết các loại kí hiệu bản đồ. + Đọc các chỉ tiêu định tính: Các vùng trồng trọt, chăn nuôi, các loại đất, các vùng kinh tế, rồi đối chiếu với sự phân bố của nó trên bản đồ, sự phân bố liên tục, chồng chéo, lặp lại hay gián đoạn. + Đọc các yếu tố bổ sung như tranh, ảnh, bảng số liệu, biểu đồ đặt ngoài bản đồ. Những yếu tố này có nhiệm vụ hỗ trợ đọc bản đồ, giải thích thêm nội dung làm cho nội dung chính được nhấn mạnh, đa dạng phong phú hơn. + Đọc quy mô, hiện tượng được biểu hiện thông qua biểu đồ ( Biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ miền, ) đặt tại vị trí cụ thể hay đặt trong lãnh thổ. Vídụ: H10.2 sgk địa lý 8 Năm học: 2015-2016 2
  3. Trường THCS Chợ Lầu Giáo viên: Nguyễn Ngọc Viễn Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong Sách giáo khoa môn Địa Lý THCS - Yêu cầu đối với học sinh: + Đọc tên lược đồ: Đó là lược đồ tự nhiên Nam Á. + Đọc hệ thống kinh, vĩ tuyến: Vĩ tuyến: 100, 200, 300. Kinh tuyến: 700, 800, 900. + Đọc bản chú giải: Các yếu tố màu sắc thể hiện độ cao địa hình: Màu xanh là đồng bằng, màu vàng là sơn nguyên, màu đỏ là núi, ô chấm chấm là hoang mạc. Đây là nội dung chính của bản đồ. Đọc các kí hiệu khác: Điểm độ cao, điểm độ sâu, sông, hồ, vùng hoang mạc, kí hiệu về thực vật, động vật, kí hiệu về tài nguyên khoáng sản Từ đó học sinh hiệu được phần tự nhiên của Nam Á gồm những yếu tố nào và nó phát triển ra sao. VD 2: H4.4sgk địa lý 8 GV: Cần hướng dẫn HS đọc bản đồ như sau: + Tên bản đồ: Lược đồ phân bố dân cư châu Á. + Đọc phần chú giải: Mỗi chấm to tương ứng với đô thị trên 8 triệu dân, mỗi chấm vừa tương ứng với đô thị từ 5 - 8 triệu dân, mỗi chấm nhỏ tương ứng với 500.000 nghìn người. Trực tiếp từ việc đọc phân chú giải hướng dẫn học sinh nhìn đối chiếu lên bản đồ để thấy được sự phân bố dân cư . + Màu sắc trên bản đồ: Màu vàng thể hiện khu vực châu Á, không màu là các châu lục khác. Qua đó học sinh nắm được nội dung bản đồ đề cập tới vấn đề gì. 1.2: Hiểu bản đồ - Giáo viên cần hướng dẫn các em hiểu nội dung từng loại bản đồ: Kí hiệu, đường nét, màu sắc, chữ viết với nội dung gì. - Giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa chúng với nhau. - Đây là nội dung quan trọng trong khâu phân tích bản đồ để tìm ra mối liên hệ mà bắt buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh thiết lập được. Năm học: 2015-2016 3
  4. Trường THCS Chợ Lầu Giáo viên: Nguyễn Ngọc Viễn Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong Sách giáo khoa môn Địa Lý THCS VD: H10.1 sgk địa lý 8: Ở đây HS phải hiểu đây là lược đồ tự nhiên khu vực, có các yếu tố tự nhiên liên quan với nhau. Đó là các yếu tố địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan có liên quan mật thiết với nhau 1.3: Sử dụng bản đồ Sử dụng bản đồ là sử dụng ngôn ngữ bản đồ giải quyết các nhiệm vụ: Giáo viên cần giúp học sinh: - Mô tả lãnh thổ địa lý - Tìm nguyên nhân, lí giải sự phân bố. - Xác lập mối quan hệ địa lý trên bản đồ. - So sánh, phân tích tổng hợp các đối tượng trên bản đồ. - Dựa vào bản đồ giải quyết các vấn đề nảy sinh. 2. Rèn kĩ năng bản đồ giáo khoa cho học sinh a) Về kĩ năng sử dụng bản đồ: - Bản đồ là nguần kiến thức quam trọng và được coi như quyển sách địa lí thứ hai trong việc nghiên cứu và học tập địa lí nó có tác dụng tái tạo hình ảnh khai thác đối tượng địa lí. - Phục vụ học tập nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quân sự và trong các ngành kinh tế. - Khi phân tích nội dung các bản đồ so sánh chúng với nhau học sinh sẽ phát triển tư duy lôgic, biết thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí. Thực hiện việc so sánh và phát hiện ra các mối liên hệ nhân quả giữa chúng. b) Mối liên hệ giữa tri thức bản đồ và hình thành kĩ năng bản đồ cho học sinh. - Kĩ năng xuất phát từ tri thức nên muốn dạy cho học sinh kĩ năng hiểu, đọc và vận dụng bản đồ, việc sử dụng các tri thức tối thiểu về bản đồ, sơ đồ là rất cần thiết. - Tri thức bản đồ sẽ giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ, lược đồ, sơ đồ tranh ảnh và xác lập mối quan hệ giữa chúng. Từ đó phát hiện ra các kiến thức địa lí mới ẩn trong bản đồ. Tất nhiên ở đây chỉ có những tri thức bản đồ cũng chưa đủ mà cần phải có cả những tri thức địa lí. Qua thực tế giảng dạy đúc rút từ kinh nghiệm tôi thấy khi bản đồ là đối tượng học tập thì kiến thức và kĩ năng bản đồ là mục đích còn khi bản đồ là nguồn tri thức thì kiến thức và kĩ năng bản đồ trở thành phương tiện của việc khai thác tri thức địa lí trên bản đồ. Mối quan hệ này có thể được thể hiện như sau : phương pháp Bản đồ học sinh dạy của thầy Năm học: 2015-2016 4
  5. Trường THCS Chợ Lầu Giáo viên: Nguyễn Ngọc Viễn Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong Sách giáo khoa môn Địa Lý THCS (Đối tượng học tập) (kiến thức bản đồ, kĩ năng bản đồ) giáo viên hướng dẫn Bản đồ Học sinh (Nguồn kiến thức)Hs vận dụng kĩ năng khai (Kiến thức địa lý mới) thác bản đồ và kết hợp với kiến thức địa lý đã có Nhằm giúp học sinh sử dụng bản đồ hiệu quả, giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng sau thường xuyên. - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc tên các lãnh thổ, các đối tượng địa lý. - Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ. - Rèn luyện kĩ năng xác định toạ độ địa lý trên bản đồ. - Rèn luyện kĩ năng đo khoảng cách, đo tính biểu đồ và đồ thị trên bản đồ. - Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí địa lý của một lãnh thổ trên bản đồ ( các điểm cực bắc, nam, đông, tây, giáp với khu vực khác) - Rèn kĩ nằng đo tính độ cao, độ sâu, trên bản đồ. - Rèn luyện kĩ năng đọc lắt cắt địa hình, đọc và nhận xét biểu đồ, khai thác kiến thức trên các tranh ảnh - Rèn luyện kĩ năng mô tả từng yếu tố địa lí tự nhiên ( địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật ), từng yếu tố xã hội ( dân cư, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, du lịch,,,) tiến tới mô tả tổng hợp lãnh thổ địa lý ( 1 khu vực, 1 quốc gia, 1 châu lục). Đây là kĩ nằng sử dụng bản đồ. VD: Với lược đồ H9.1sgk địa lý 8: GV cần rèn cho các em các kĩ năng sau: Năm học: 2015-2016 5
  6. Trường THCS Chợ Lầu Giáo viên: Nguyễn Ngọc Viễn Một vài phương pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong Sách giáo khoa môn Địa Lý THCS - Xác định được vị trí của khu vực: Nằm ở phía Tây nam Á - Xác định toạ độ địa lý của khu vực: Là từ 120B - 420, từ 260Đ - 730Đ - Xác định khu vực này giáp với biển đại dương nào. - Khu vực này giáp với khu vực nào của châu Á, giáp với châu lục nào. - Từ đó học sinh có thể rút ra ý nghĩa của vị trí địa lý khu vực. - Rèn học sinh xác định phương hướng trên bản đồ đâu là Bắc, Nam, Đông Tây. - Rèn HS xác định hướng núi, phát hiện độ cao địa hình dựa vào thang màu Từ đó HS nêu được đặc điểm địa hình khu vực VD2: H26.1 sgk địa lý 7: Lược đồ tự nhiên khu vực châu Phi GV: Cần dẫn dắt HS tìm hiểu từng yếu tố địa lý, HS là người phát hiện chính Yêu cầu đối với HS: + Xác định được giới hạn của châu lục: Từ: 34051'N - 37020'B Từ: 51024'Đ - 17033'T + Xác định tiếp giáp với các châu lục nào? + Giáp với biển, đại dương nào? + Xác định đường chí tuyến, đường xích đạo đi qua phần nào của châu lục? + Xác định được các dòng biển nóng, lạnh chạy sát ven bờ châu lục? + Nhận xét đường bờ biển châu lục ( ít khúc khuỷu) + Nhận biết độ cao địa hình dựa vào thang màu phần chú giải: HS có thể phát hiện những nơi nào vơi độ cao bao nhiêu. Năm học: 2015-2016 6