SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí 7 ở trường THCS

doc 22 trang sangkien 01/09/2022 10222
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí 7 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí 7 ở trường THCS

  1. I. Đặt vấn đề Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Trái Đất hiện nay đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này đó là nhận thức của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế. Nhiều người chỉ biết lợi dụng, tàn phá thiên nhiên nhằm mục đích phục vụ lợi ích của bản thân mình mà không hề biết rằng họ hoặc tương lai con cháu họ sẽ phải trả giá cho những hành động đó. Những hậu quả của việc huỷ hoại môi trường, tàn phá thiên nhiên đó là hiện tượng nóng lên của Trái Đất, thủng tầng ôzôn, diễn biến khí hậu, thời tiết thất thường, gây nhiều tác động xấu đến cuộc sống của con người. Do đó việc thay đổi nhận thức và thay đổi thái độ của con người trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết. Học sinh là đối tượng quan trọng của xã hội cần được trang bị kiến thức và những hiểu biết đúng đắn về môi trường tự nhiên. Khi lớn lên, các em sẽ là những người chủ tương lai của đất nước, chính vì lí do đó, việc giáo dục học sinh, trang bị cho các em những kiến thức về môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động của các em. Nếu được giáo dục và có những nhận thức đầy đủ, các em sẽ là những người yêu thiên nhiên hơn và biết thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên, các em sẽ sống có trách nhiệm và có những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường. Năm học 2013 – 2014 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” để học sinh noi theo, “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”; Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin. 1
  2. Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Về bản chất, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính liên ngành, bao gồm một hệ thống những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp lại trên cơ sở nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại, người ta gọi đây là một hệ thống tri thức khoa học tích hợp ( kết hợp lại với nhau, hòa nhập vào nhau, lồng ghép vào nhau). Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và qúa trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học tập và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các ngành khoa học đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách tự giác. Cũng chính do đặc điểm đó mà giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, 2005). Xuất phát từ thực trạng môi trường mà Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường cũng là vấn đề đang được quan tâm sâu sắc. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) cho toàn xã hội, thông qua chỉ thị 36/ CT – TƯ đưa ra vào ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị 2
  3. về “ Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, đã nêu công tác GDBVMT là giải pháp đầu tiên “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”. Vì vậy mục tiêu GDBVMT trong nhà trường là hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực để các em tham gia một cách có hiệu quả vào việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường ở trường học, gia đình và địa phương. Phần lớn các bộ môn trong nhà trường phổ thông đều có khả năng tích hợp nội dung GDMT, nhưng có những môn có nhiều thuận lợi hơn bởi chính nội dung của chúng đã liên quan đến những kiến thức về môi trường, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, luật pháp BVMT như các môn Sinh học, Hoá học, Giáo dục công dân, Công nghệ (Kỹ thuật nông nghiệp) Nhưng hơn cả vẫn là tích hợp vào bộ môn Địa lí. Đối tượng nghiên cứu của Địa lí học là lớp vỏ địa lí của Trái Đất – nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, hệ thống tri thức được chuyển tải từ khoa học Địa lí vào Địa lí nhà trường có quan hệ mật thiết với các tri thức của khoa học môi trường. Các kiến thức về các yếu tố của môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội, mối quan hệ qua lại giữa môi trường và con người cũng là một phần của kiến thức Địa lí. Với lí do đó, môn Địa lí nhà trường có nhiều thuận lợi để GDBVMT cho học sinh hơn các các môn học khác. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí 7 ở Trường THCS”. 3
  4. II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận của vấn đề Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường: - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Luật quy định về giáo dục bảo vệ môi trường: + Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. + Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khoá của các cấp phổ thông. - Nghị quyết 41/NQ/TƯ xác định quan điểm “ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. - Quyết định 1363/ QĐ – TTg với mục tiêu “ Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. 4
  5. Xuất phát từ việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước như trên, tôi thấy việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Địa lí là cần thiết với các lí do sau: - “GDMT là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Nó nên được tập trung vào những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nên nhằm vào xây dựng giá trị, đóng góp vào sự phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống còn của nhân loại ” ( Định nghĩa về GDMT được nêu trong bản báo cáo cuối cùng của Hội nghị GDMT ở Tbilisi, 1977). - Tích hợp trong dạy học Địa lí là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng của các phân môn của Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội vào việc nghiên cứu tổng hợp về Địa lí các châu lục, một khu vực một quốc gia. Mặt khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng của các môn học khác có liên quan với nhau như: Lịch Sử, Sinh Học vào dạy học Địa lí, giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Tích hợp GDMT là làm cho học sinh thông hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình môi trường hiện nay ở nước ta và trên thế giới, nhận thức rõ ràng mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của môi trường đối với chất lượng quộc sống xã hội, gia đình hiện tại và tương lai. 2. Thực trạng của vấn đề a) Đặc điểm giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất ở trường Phổ thông DTNT – THCS Huyện Tân Sơn + Giáo viên: Tôi là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng với nhiệt tình tuổi trẻ vì thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt là muốn giúp các em học sinh con em đồng bào các dân tộc thiểu số có thể tiếp cận với nguồn tri thức mới, không bị tụt hậu so với những nơi có đủ điều kiện sinh sống, học tập. Tôi yêu thích môn Địa lí mình đã lựa chọn học tập và giảng dạy, tôi hiểu cùng với đổi 5
  6. mới mục tiêu, nội dung chương trình và SGK, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí. Đồng thời để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường phổ thông tôi mong muốn có thể giúp các em có kiến thức, kỹ năng về môi trường để áp dụng vào thực tế cuộc sống của chính các em. Đó là lí do tôi chọn đề tài này để ứng dụng vào giảng dạy ở trường PT DTNT - THCS Huyện Tân Sơn. + Học sinh: Học sinh nhìn chung năng động, ham học hỏi, nhiều phụ huynh quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học của con em mình. Tuy nhiên, do tính chất là trường nội trú, học sinh đến từ nhiều nơi trong huyện nên cũng có sự phân hoá rõ nét giữa các em. Những em ở bản làng xa xôi, điều kiện sống khó khăn có trình độ nhận thức kém hơn các em ở những khu vực điều kiện kinh tế cao hơn. Từ đó cũng ảnh hưởng nhiều tới việc giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng. Thực tế cho thấy, các em tỏ ra có hứng thú học tập nhưng do 100% các em đều là con em các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận với các thông tin về môi trường hạn chế, các hành vi bảo vệ môi trường nơi sinh sống hầu như chưa có cho nên việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng với môi trường cho các em là điều cần thiết. Bên cạnh khó khăn thì cũng có nhiều thuận lợi: các em sinh sống ở vùng trung du, miền núi do đó các em dễ dàng liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó các em đều ở nội trú nên có nhiều thời gian học tập và tổ chức các hình thức học tập khác nhau nên giáo viên cũng dễ dàng truyền đạt kiến thức. + Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đang được đầu tư hiện đại ( các lớp học đều được trang bị máy chiếu), HS trong lớp đều có SGK, Atlat Địa lí. Tuy nhiên, những tài liệu về môi trường phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy vẫn chưa có. Vì vậy, việc dạy và học chủ yếu thông qua việc sử dụng máy chiếu, 6