SKKN Một số phương pháp giúp học tốt phân môn Tập đọc nhạc đối với học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Quang Yên – Sông Lô – Vĩnh Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp học tốt phân môn Tập đọc nhạc đối với học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Quang Yên – Sông Lô – Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_tot_phan_mon_tap_doc_nhac_d.doc
Nội dung text: SKKN Một số phương pháp giúp học tốt phân môn Tập đọc nhạc đối với học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Quang Yên – Sông Lô – Vĩnh Phúc
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG YÊN MÃ SKKN 12 BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp giúp học tốt phân môn Tập đọc nhạc đối với học sinh lớp 4 Trường tiểu học Quang Yên – Sông Lô – Vĩnh Phúc”. Môn/nhóm môn: Âm nhạc Tổ bộ môn: 1 Mã môn: 12 Người thực hiện: NGUYỄN VĂN THẾ Điện thoại: 0986219985 Email: Duythe1985@gmail.com Sông Lô, năm 2014
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG YÊN MÃ SKKN 12 BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp giúp học tốt phân môn Tập đọc nhạc đối với học sinh lớp 4 Trường tiểu học Quang Yên – Sông Lô – Vĩnh Phúc”. Môn/nhóm môn: Âm nhạc Tổ bộ môn: 1 Mã môn: 12 Người thực hiện: NGUYỄN VĂN THẾ Điện thoại: 0986219985 Email: Duythe1985@gmail.com Sông Lô, năm 2014
- MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 5 1 Lý do chọn đề tài 5 2 Mục đích nghiên cứu. 6 3 Nhiệm vụ nghiên cứu. 7 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 7 5 Phạm vi nghiên cứu. 7 6 Phương pháp nghiên cứu 7 7 Cấu trúc của SKKN 8 PHẦN II. NỘI DUNG 8 Chương I: Vấn đề dạy học Âm nhạc cho học sinh 8 tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 1 Cơ sở lí luận: 8 2 Thực trạng của vấn đề 9 Chương II. Những giải pháp đổi mới trong việc sử 13 dụng đồ dùng, thiết bị dạy học môn âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng việc dạy TĐN. 1 Cơ sở để xác lập biện pháp. 13 2 Biện pháp đổi mới 13 3 Kết quả thực hiện 22 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 1 Những bài học kinh nghiệm 24 2 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 24 3 Khả năng ứng dụng, triển khai 25 4 Những kiến nghị, đề xuất” 25 PHỤ LỤC 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 3
- CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nội dung thực hiện Ghi chú 1 NXB Nhà xuất bản 2 SGK Sách giáo khoa 3 SGV Sách giáo viên 4 TĐN Tập đọc nhạc 5 PPDH Phương pháp dạy học 4
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan thông qua sự biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường Tiểu học mục tiêu của việc học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật âm nhạc để hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo một sự nhận thức về âm nhạc ở một mức độ nhất định, từ đó góp phần đào tạo có chất lượng những lớp người phát triển một cách toàn diện cả về “Đức - Trí - Thể - Mĩ” trở thành những công dân có ích cho xã hội. Từ mục tiêu của môn học, chúng ta hiểu rằng: học âm nhạc ở trường tiểu học không nhằm mục đích đào tạo ra những con người làm nghề chuyên về âm nhạc đó là trở thành những diễn viên, những ca sĩ, nhạc sĩ mà mục đích chính là thông qua việc dạy môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm nhạc đích thực, bản thân các em phải là người trực tiếp tham gia các hoạt động âm nhạc. Việc dạy âm nhạc sẽ trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để các em hứng thú với các môn học khác cũng như hứng thú tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường cũng như của địa phương. Giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được trong mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta đó là đào tạo nên những con người phát triển một cách toàn diện. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có một đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết cao, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua việc giảng dạy các môn học nghệ thuật trong đó có bộ môn Âm nhạc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, kiến thức về Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. 5
- Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và đưa bộ môn âm nhạc trở thành môn học bắt buộc. Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại ngán ngại tập đọc nhạc (sau đây gọi là TĐN). Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài TĐN, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Đến lớp 4, ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như: nốt trắng, nốt đen, móc đơn, dấu lặng đen, lặng đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập âm nhạc đơn giản, vì vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá nhạc (khóa son), đó là một phân môn mới, phân môn TĐN. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này đều giao cho giáo viên văn hóa giảng dạy, không có giáo viên chuyên ngành. Bên cạnh đó là đồ dùng dạy học còn thiếu dường như là không có, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ: chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng, do đó kết quả đạt được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Từ thực tế đó, sau một thời gian công tác, thực tế giảng dạy, tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy TĐN cho học sinh tiểu học cụ thể là đối với học sinh lớp 4 mà mình đã đúc kết và rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cho học sinh tại nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích của việc nghiên cứu là nắm bắt được được khả năng tiếp thu của học sinh khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy. 6
- - Tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra nhiều các phương pháp, nhiều cách giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh, giúp học sinh học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động, sáng tạo trong bất kì bài tập đọc nhạc nào. - Phân tích các ưu – nhược điểm trong các tiết dạy. - Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc đặc biệt là việc học phân môn TĐN trong nhà trường Tiểu học . - Giúp giáo viên dạy tốt, học sinh tiếp thu tốt phân môn TĐN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm ra những giải pháp, những phương pháp sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cũng như các hình thức giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn âm nhạc trong nhà trường tiểu học. - Qua quá trình nghiên cứu, giúp ta thấy được những ưu – nhược điểm còn tồn tại qua đó có biện pháp đổi mới kịp thời hợp lí, làm cho học sinh thấy hứng thú, say mê với môn học đặc biệt với phân môn Tập đọc nhạc 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Học sinh khối 4 trường TH Quang Yên – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. - Nội dung chương trình, tài liệu SGK, giáo trình Âm nhạc khối lớp 4. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Thông quá quá trình thực tiễn giảng dạy từ khi về nhận công tác ở trường, cũng như nắm bắt được thực tế giảng dạy của các trường bạn khác và nhận thấy rằng kết quả thu được chưa cao. Tôi đã lên kế hoạch xây dựng đề tài nghiên cứu về việc dạy phân môn TĐN của bộ môn âm nhạc trường tôi, cụ thể là ở khối lớp 4 trong năm học 2014 – 2015, bắt đầu từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp liên ngành. - Nhóm phương háp lý luận: Tôi đã đọc và hiểu các tài liệu, văn kiện đại hội Đảng, Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, nhiệm vụ năm học. - Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tế: 7
- + Phương pháp trình bày một bài tập đọc nhạc. + Phương pháp thực hành, luyện tập. + Phương pháp dùng lời ( còn gọi là thuyết trình, diễn giảng). + Phương pháp trực quan (Là việc sử dụng các phương tiện dạy học như nhạc cụ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh .trong giờ lên lớp khiến cho những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng cụ thể + Phương pháp kiểm tra - đánh giá. Trong các PPDH, không có PPDH nào là vạn năng, do đó người giáo viên phải khéo léo phối kết hợp các PPDH trong giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Để việc phối hợp các phương pháp trong giờ dạy để đạt hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý một số điều sau: + Phương pháp phải tương ứng với nội dung. + Phải nắm vững nội dung của bài (Nếu cần có thể bổ sung vào SGK những tư liệu cần thiết nhằm làm phong phú cho bài học – tránh lan man, quá tải, thiếu trọng tâm). 7. Cấu trúc của SKKN: - Cấu trúc của SKKN được chia làm ba phần chính: + Phần I. Đặt vấn đề + Phần II. Nội dung + Phần III. Kết luận và kiến nghị. PHẦN II. NỘI DUNG Chương I : Vấn đề dạy học Âm nhạc cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay: 1. Cơ sở lí luận: Xuất phát từ tự tế giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp 8
- truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội. Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc. Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài TĐN ? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ và trường độ khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về âm nhạc. Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành âm nhạc tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân tôi ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng, thiếu tự tin khi học TĐN. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Thực trạng chung. Thời gian qua, theo chủ chương của Bộ giáo dục, phương pháp dạy học đang được ngày một cải tiến nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đối với bộ môn âm nhạc là một môn nghệ thuật, giáo viên chuyên nhạc chưa nhiều và ít có cơ hội giao lưu học tập chuyên môn nghiệp vụ do đó sự đồng đều và thống nhất chưa cao. Tâm lí nhiều người vẫn coi giảng dạy âm nhạc là một môn học phụ nên họ chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho môn học này. Hơn nữa đối với bất cứ môn học nào cũng vậy nếu phương pháp dạy học của người giáo viên không tốt 9