Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Âm nhạc Lớp 4

doc 20 trang sangkien 01/09/2022 4601
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Âm nhạc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_lop_4.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Âm nhạc Lớp 4

  1. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 MỤC LỤC Đề mục Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ2 II. THỰC TRẠNG3 1. Thuận lợi3 2. Khó khăn4 III. GIẢI PHÁP 5 1. Xác định mục tiêu dạy hát 5 2. Xác định và xây dựng phương pháp dạy hát theo chuẩn KTKN 6 3. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc8 4. Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm 12 5. Luyện hát thể hiện tính chất nhạc điệu, kết hợp vận động 15 * Một số thủ pháp dạy học sinh hát chuẩn xác một bài hát 16 IV.KẾT QUẢ 19 V. KẾT LUẬN 19 1 Người viết: Nguyễn Văn Thảo
  2. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC LỚP 4  I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục thẩm mỹ cho con người không thể thiếu được trong mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó có môn Âm nhạc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Học Âm nhạc các em yêu thích bộ môn nghệ thuật này cảm thụ và cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm thanh qua các bài hát các bài tập đọc nhạc mà các em được học trực tiếp làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài dân ca, bài đồng dao . Ở lớp 1, 2, 3 Âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật và thủ công). Phương pháp dạy học Âm nhạc ở lớp 1, 2, 3 tương đối giống nhau và chỉ 2 phân môn là học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. Sang đến lớp 4 Âm nhạc là môn học riêng có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên. Ở lớp 4 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, ngoài học hát các em còn có thêm phân môn là tập đọc nhạc, học hát và học những ký hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc. Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt hết sức quan trọng, điều đó không chỉ 2 Người viết: Nguyễn Văn Thảo
  3. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm và chăm sóc tạo điều kiện của gia đình và xã hội. Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng nhằm phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giãn và cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng độ cao, trường độ, tiết tấu và đúng tính chất các bài hát? Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải biết xác định giọng cho phù hợp lứa tuổi học sinh, giúp các em có một chút kiến thức về nhạc lý các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn hình nốt như nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc .Ngoài ra người giáo viên phải biết tạo cho các em một tâm thế thoải mái, tự tin một hứng thú tràn đầy khi học Âm nhạc. Là một giáo viên qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc, với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số “Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4” II.THỰC TRẠNG. 1.Thuận lợi: Năm 2015, tôi được phân công giảng dạy môn Âm nhạc của trường trường tiểu học Nguyễn Tất Thành – Cư Kuin – Đăk Lăk. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường thầy và trò chúng tôi luôn có được những điều kiện thuận lợi nhất để giảng dạy và học tập. Nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy - học như đàn, thanh phách, băng nhạc máy nghe . 3 Người viết: Nguyễn Văn Thảo
  4. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 Giáo viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực theo dự án VNEN gây được hứng thú cho học sinh. Đa số học sinh là người kinh, các em có mặt bằng chung về trình độ rất tốt, tiếp thu bài nhanh, sáng tạo trong thể hiện các ca khúc dành cho thiếu nhi và đặc biệt là các em rất thích được biểu diễn. 2. Khó khăn: Những năm trước đây, việc luân chuyển giáo viên còn chậm trễ. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Bên cạnh đó các em còn lúng túng trong việc hát kết hợp gõ đệm, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát. Vì thế, các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. Sau đây là bảng số liệu thống kê đầu năm của học sinh khối 4, trường tiểu học Nguyễn Tất Thành năm học 2015-3016: Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn Tổng số tốt các nội các nội dung thành các nội Khối học sinh dung bài học bài học dung bài học SL % SL % SL % Khối 4 53 8 15,1% 25 47,2% 20 37,7% 4 Người viết: Nguyễn Văn Thảo
  5. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 III. GIẢI PHÁP. Để có một tiết dạy và học Âm nhạc hiệu quả, gây được hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng ca hát, phát âm quan sát nghe, cảm thụ bài hát và tập hát truyền cảm, tập gõ đệm các kiểu cho đúng và nhịp nhàng. Sang lớp 4 các kỹ thuật đó vẫn được duy trì nhưng được nâng cao hơn. Ở lớp 4, các em được làm quen với một chương trình Âm nhạc riêng biệt. Vậy để đáp ứng được với yêu cầu chung của bộ môn thì học sinh phải nắm bắt chắc về các kĩ thuật thanh nhạc. Đồng thời, giáo viên phải nắm vững phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng sẵn có của các em học sinh một cách tốt nhất. Để thực hiện tốt các yếu tố trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau: 1. Xác định mục tiêu dạy hát: Học hát chiếm thời lượng nhiều nhất. Mỗi bài hát được dạy trong một tiết, sau đó được ôn tập trong tiết tiếp theo. Cho nên, GV phải xác định rõ mục tiêu của việc học hát trong kế hoạch bài học vừa đảm bảo theo chuẩn KTKN vừa đảm bảo phát huy theo năng lực HS. Cần xác định các mục tiêu cần đạt trong dạy hát như sau: a) Mục tiêu về kiến thức: Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của HS, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp các em có thêm hiểu biết về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của HS. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn từ của HS trở nên phong phú và sinh động hơn. Tùy vào từng bài hát cụ thể, dựa vào yêu cầu của chuẩn KTKN, GV chọn lọc và truyền đạt theo từng điều kiện và đối tượng cụ thể. b) Mục tiêu về kĩ năng: Đây là mục tiêu trọng tâm của việc học hát. Dạy hát nhằm phát triển năng lực âm nhạc của HS, giúp các em hát đúng giai điệu và lới ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình 5 Người viết: Nguyễn Văn Thảo
  6. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp HS trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi Không nên đòi hỏi quá cao đối với HS, cần bám sát chuẩn KTKN và chú ý phát triển các HS có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em được bộc lộ năng khiếu của mình. c) Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục HS những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu âm nhạc (yêu quê hương đất nước, con người ), có khả năng tham gia ca hát trong và ngoài nhà trường. Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi HS trải qua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng, nếu chỉ học 1-2 bài hát thì không thể đạt được những điều đó. Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, GV phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn gọn và rõ ràng trong kế hoạch bài dạy để từ đó áp dụng có hiệu quả khi lên lớp. Đối với cả cấp học, điều này được thực hiện rất thuận lợi vì nội dung được truyền tải đến HS được liên tục và có hệ thống. Càng thuận lợi hơn đối với những GV đảm nhiệm tất cả các khối lớp trong bậc học vì GV có sự tiếp cận và nắm bắt được đa số các đối tượng HS trong quá trình dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, từ đó GV có thể dễ dàng đặt ra nội dung và yêu cầu phù hợp cho HS ở khối lớp 4. 2. Xác định và xây dựng phương pháp dạy hát theo chuẩn KTKN: Trong quá trình dạy học có thể áp dụng tiến trình và phương pháp dạy hát sau: * Hoạt động cơ bản - Giới thiệu bài hát. - Nghe hát mẫu. - Đọc lời ca, chia đoạn, chia câu. - Khởi động giọng. - Tập hát từng câu. - Hát cả bài. * Hoạt động thực hành 6 Người viết: Nguyễn Văn Thảo