SKKN Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách

doc 15 trang sangkien 05/09/2022 7380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_day_tap_doc_de_giup_hoc_sinh_hinh.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách

  1. TT Tên mục Trang 1 Mục lục 2 I.PHẦN MỞ ĐẦU 01 3 01 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu. 02 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 02 5 a. Đối tượng nghiên cứu. 02 b. Phạm vi nghiên cứu. 02 6 4. Phương pháp nghiên cứu 02 7 II. PHẦN NỘI DUNG 03 1. Cơ sở lý luận của hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực 1.1. Phẩm chất. 8 03 1.2. Năng lực 1.3 Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. 9 2.Thực trạng vấn đề. 05 10 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề. 07 3.1 Đối với việc hình thành và phát triển năng lực 08 3.2 Biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất 11 11 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 13 12 III. KẾT LUẬN 14 1
  2. I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục, hình thức giáo dục nhưng đều hướng tới mục tiêu đào tạo ra con người có nhân cách. Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Trong đó việc hình thành phẩm chất và năng lực con người (đức, tài) được quan tâm nhấn mạnh. Qua các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nói chung và phẩm chất, năng lực nói riêng của con người với tư cách là thành viên trong xã hội cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu như trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ. Thật vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải giúp người học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với yêu cầu mới. Hệ thống phẩm chất, năng lực đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của người học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo đó, tất cả các môn học trong các cấp học, nhất là cấp học Tiểu học, càng phải quan tâm đến sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực người học trong quá trình giáo dục. Đặc biệt là môn Tiếng Việt, môn học “mở cửa” cho các môn học khác, việc nhận biết, đọc viết được; đó là điều quyết định cho mọi hoạt động của người học chiếm lĩnh tri thức. Trong quỹ thời gian, và giới hạn của đề tài này tôi xin đưa ra một kinh nghiệm nhỏ bé là: “ Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách” 2
  3. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm giúp học sinh thực hành các hành động, lời nói của nhân vật, các tính cách tích cực hầu học tập bắt chước, học đòi các gương sáng của các nhân vật; bắt chước các tài năng của các nhân vật để đưa vào cuộc sống hiện tại và mai sau. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp Năm A Trường Tiểu học Trường Giang 2. b. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng của học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc – Lớp Năm A – Trường Tiểu học Trường Giang 2. 4. Phương pháp nghiên cứu : a. Phương pháp quan sát. b. Phương pháp phân tích, tông hợp, khái quát qua số liệu. c. Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến với giáo viên khác, với học sinh về từng phẩm chất, năng lực cụ thể. 3
  4. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực 1.1. Phẩm chất. Theo từ điển Tiếng Việt : Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục. 1.2. Năng lực Cũng theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. 1.3 Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực 1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân. - Các yếu tố bẩm sinh - di truyền tốt là những mầm mống của phẩm chất và tài năng, nhất là tài năng con người. các mầm mống cần được phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách thì tài năng mới phát huy, tỏa sáng. Nếu không làm như vậy, mầm mống cũng bị mai một. Do vậy yếu tố di truyền không có vai trò quyết định đến hình thành nhân cách. - Môi trường tự nhiên, môi trường gia đình, xã hội, hoàn cảnh sống có tác động và ảnh hưởng to lớn đến cá nhân nhưng cũng không có vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển nhân cách bởi vì hoàn cảnh sáng tạo ra con người nhưng trong một chừng mực, con người cũng sáng tạo ra hoàn cảnh. - Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách như: giáo dục sẽ định hướng cho phát triển nhân cách, giáo dục làm phát huy các yếu tố bẩm sinh – di truyền, giáo dục khắc phục được một số các khuyết tật, lệch 4
  5. lạc của cá nhân. Tuy vậy cá nhân phát triển đến mức độ nào, theo xu hướng nào, giáo dục không quyết định được cho cá nhân. Giáo dục không là vạn năng. - Trong các yếu tố kể trên chỉ có hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. 1.3.2 Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực với phát triển nhân cách. Bàn về các thành tố cấu tạo nên nhân cách, các nhà khoa học tâm lý và khoa học giáo dục đưa ra nhiều cấu trúc khác nhau về nhân cách : Loại cấu trúc 2 thành phần (đức, tài) của các nhà tâm lý học Việt Nam; loại cấu trúc 3 thành phần ( ý thức, tiềm thức, vô thức) của Freud; loại cấu trúc 4 thành phần ( nguồn gốc sinh học - đặc điểm quá trình tâm lý – vốn kinh nghiệm – xu hướng nhân cách ) của K.K.Platonop. Ngoài ra còn có các loại cấu trúc 2 tầng, loại cấu trúc 4 bộ phận, cấu trúc 5 đặc điểm Ở Việt Nam, loại cấu trúc nhân cách hai thành phần được nghiên cứu và vận dụng rộng rãi nhất là trong công tác giáo dục. Đó là quan điểm coi cấu trúc nhân cách gồm hai mặt cơ bản phẩm chất và năng lực (đức và tài). Trong đó phẩm chất bao gồm 4 nội dung gồm có: phẩm chất xã hội, phẩm chất cá nhân, phẩm chất ý chí và phẩm chất ứng xử. Năng lực bao gồm 4 nội dung cơ bản: năng lực xã hội hóa, năng lực chủ thể hóa, năng lực hành động và năng lực giao tiếp. Đây có thể coi là phẩm chất và năng lực khung của nhân cách theo quan niệm cấu trúc nhân cách hai thành phần (đức, tài). Theo quan niệm nói trên, nhân cách gồm 2 mặt thống nhất phẩm chất và năng lực (đức, tài). Trường hợp một cá nhân có đức và tài không thống nhất nhau như "tài cao đức kém" hay "đức trọng tài hèn" thì là những nhân cách chưa hoàn chỉnh. Đối với nhân cách hoàn chỉnh thì khó phân biệt được giữa đức và tài, đức và tài hòa quyện nhau thành một chỉnh thể. Do vậy mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực với phát triển nhân cách được diễn đạt như sau: - Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản của nhân cách. - Nhân cách là chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực. 5
  6. - Việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách. Tóm lại, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vừa là mục tiêu giáo dục (xét về mục đích, ý nghĩa của dạy học), vừa là một nội dung giáo dục (xét về các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt của người học) đồng thời cũng là một phương pháp giáo dục (xét về cách thức thực hiện). ` Do vậy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có một ưu thế vượt trội trong hình thành và phát triển nhân cách bởi vì nó hướng người học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm ), mà các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Vì vậy vấn đề còn lại là người học tham gia như thế nào các hoạt động để hình thành và phát triển nhân cách của mình. 2.Thực trạng vấn đề. Theo sự đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cụ thể là thông tư 30 và bổ sung thông tư 22 thì đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh gồm : Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau: a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc; b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận; 6
  7. c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết. Theo sự đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cụ thể là thông tư 30 và bổ sung thông tư 22 thì đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh gồm: Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau: a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn; d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết 7