SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay

doc 5 trang sangkien 12820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhiem_o_truong_thcs.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay

  1. Tham luận: Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trường THCS THAM LUẬN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội; và Đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công sự nghiệp cao cả này. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, xuất phát từ cái “Tâm” của người làm Thầy, ngoài mong muốn thiết tha nhất là đào tạo cho các em học sinh sẽ trở thành những con người có tri thức trong tương lai, người thầy giáo luôn động viên cho các em biết trau dồi, học tập những đức tính tốt để trở thành những con người vừa có tri thức, vừa phải có bản lĩnh, lý tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và một nhân cách đẹp. Vì vậy vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học là rất quan trọng. Cùng với công tác chuyên môn công tác chủ nhiệm góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Là một giáo viên ở một huyện miền núi Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam- Một vùng đất còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vốn cần cù và hiếu học, bản thân tôi hiểu rất rõ nhiệm vụ cao quý song cũng lắm nhọc nhằn của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Mở đầu bài tham luận, tôi xin được trình bày đôi nét về đặc điểm tình hình chung của địa phương, nhà trường và các em học sinh của tôi. Kính thưa quý thầy cô giáo, Quảng Nam là một tỉnh miền Trung còn nhiều khó khăn, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai hạn hán, bão lũ song người Quảng Nam có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó và hiếu học. Huyện Hiệp Đức là một huyện miền núi của Quảng Nam nên Đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, địa bàn đi lại xa xôi, nhiều sông suối. Tuy nhiên Hiệp Đức cũng được thiên nhiên ưu đãi là nơi phong cảnh hữu tình với câu hát “Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng”, người Hiệp Đức giàu tình, nặng nghĩa. Đó là nguồn động viên cổ vũ về tinh thần rất lớn đối với học sinh. Về học sinh, phần lớn xuất thân từ nông dân sáng đi học, chiều theo ba mẹ ra đồng, lên rẫy một nắng hai sương nên vốn chất phác, thật thà mặc dù sức học của các em còn yếu kém cần phải nỗ lực rất nhiều. Bên cạnh đó, vẫn còn có một bộ phận học sinh do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, do bạn xấu rủ rê nên ham chơi, đua đòi, hay bỏ giờ, trốn tiết, mất động cơ học tập và phương hướng phám đấu, rèn luyện. Về phía phụ huynh thì đa phần là nông dân cần cù làm lụng, rất ít khi có thời gian để quan tâm con cái, cứ giao hẳn cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Sở dĩ tôi nói những điều này là bởi vì không thể là người giáo viên chủ nhiệm tốt nếu không hiểu hết học sinh của lớp mình. Bởi cũng có nhiều thầy cô giáo chúng ta cho rằng chỉ cần làm tốt công tác chuyên môn còn công tác chủ nhiệm thì làm qua loa, thiếu sự đầu tư. Chúng ta cần phải khẳng định rằng chủ nhiệm cũng là công tác chuyên môn không kém phần quan trọng như giảng dạy nhất là trong giai đoạn hiện nay. II/ NHỮNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP CHỦ NHIỆM 1/ Nhiệm vụ của GVCN đựơc quy định trong điều lệ nhà trường THCS Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn- Trường THCS – BTCX Trà Mai –Nam Trà My
  2. Tham luận: Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trường THCS Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giáo dục sát với học sinh, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. Cùng với các giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn phối hợp thống nhất biện pháp và kế hoạch giảng dạy, giáo dục của lớp. Cùng với các giáo viên khác, cán bộ Đoàn xây dựng thành một tập thể vững mạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho Chi đoàn lớp hoạt động, phát huy ý thức làm chủ, tính tự giác và chủ động của học sinh trong cácc hoạt động giáo dục. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong nhiệm vụ giáo dục các em. Phối hợp với các giáo viên khác, với Đoàn, với gia đình học sinh để tổ chức nhận xét, đánh gía và xếp loại học sinh vào cuối kỳ và cuối năm học theo nội dung và tiêu chuẩn quy định của Bộ giáo dục, đề nghị khen thưởng học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, phải ở lại lớp và danh sách học sinh phải rèn luyện trong hè. Báo cáo thường kỳ tổ trưởng chuyên môn, Ban giám hiệu về tình hình mọi mặt của lớp. Khi có sự thay đổi về GVCN lớp, khi học sinh chuyển lên lớp trên thì GVCN cũ phải bàn giao cụ thể tình hình lớp cho GVCN mới. 2/ Tìm hiểu, nắm đối tượng học sinh: - Điều tra qua học bạ của HS, qua sổ điểm lớp, qua giáo viên chủ nhiệm trước. - Lập phiếu điều tra cá thông tin cá nhân - Phân loại HS theo các tiêu chí: Học lực - hạnh kiểm - Thi HSG - Năng khiếu các lĩnh vực – Khả năng làm cán sự Đoàn, Lớp. Hoàn cảnh gia đình, địa bàn cư trú, sỏ thích cá nhân Đối với những HS cá biệt cần tìm hiểu kĩ qua bạn bè, Giáo viên chủ nhiệm, gia đình để có biện pháp giáo dục thích hợp. Sự phân loại và các thông tin trên sẽ là căn cứ để lựa chọn những em có năng lực nhiệt tình vào Ban cán sự lớp, BCH chi đoàn. 3/ Tổ chức hệ thống cán bộ lớp: a. Việc hình thành đội ngũ cán bộ lớp đoàn phải căn cứ vào tình hình cụ thể từ tổ trưởng đến cán sự bộ môn, cán bộ lớp đều phải cân nhắc đưa ra tiêu chí, có định hướng cho các em bầu chọn. Tùy khả năng từng em, GV giao nhiệm vụ cụ thể để phát huy năng lực cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. b. Thực hiện nguyên tắc dân chủ trường học đồng thời bám sát điều lệ trường THCS để quyết định đội ngũ cán bộ lớp. c. Đối với Đội, GV không can thiệp quá sâu để cho Đại hội tự bầu, GVCN chỉ tham mưu, chỉ đạo để bầu ra những đội viên có uy tín, năng lực hoạt động Đội 4/ Những biện pháp nhằm giáo dục đạo đức, tư tưởng, chính trị và giáo dục pháp luật cho học sinh Giáo dục đạo đức là công tác hàng đầu có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động khác. giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc tình hình đạo đức của học sinh hằng ngày. GVCN cần quan tâm phối hợp với GV bộ môn, cán bộ Đoàn cha mẹ học sinh để giáo dục đạo đức học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn- Trường THCS – BTCX Trà Mai –Nam Trà My
  3. Tham luận: Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trường THCS Khi xuất hiện trong tập thể lớp một số học sinh cá biệt thì GVCN cần tìm hiểu nguyên nhân, đề ra cách giải quyết từng bước như thế nào. Giáo viên chủ nhiệm cần làm việc riêng với từng học sinh đó, phân tích cho bản thân các em hiểu về những việc làm của mình để khắc phục những khuyết điểm, sau đó nếu học sinh không tiến bộ thì GVCN tiếp tục liên lạc với ba mẹ học sinh để cùng bàn bạc, giải quyết vấn đề. GVCN phải biết đánh giá, phê bình học sinh đúng nơi, đúng lúc không nên quá xúc phạm đến bản thân học sinh trước tập thể lớp. GVCN hướng dẫn cho các em tham gia tốt các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, ủng hộ người nghèo Cho học sinh kí cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt luật giao thông ngay từ đầu năm học 5/ Những biện pháp nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng phong trào thi đua của lớp GVCN cần nêu lên truyền thống của lớp ở năm học trước từ đó có tác dụng cỗ vũ, khích lệ các em vươn lên để giữ vững truyền thống đó, tạo cho mọi thành viên có tự hào, tăng sức mạnh tập thể. GVCN cần trao đổi ý kiến, uốn nắm, điều chỉnh những dư luận sai trái trong tập thể, không để các em hiểu sai về nhau, làm mất tính đoàn kết trong tập thể. Ngoài đội ngũ cán bộ lớp, còn chú ý phá huy những thành viên tích cực khác trong lớp. Động viên các em gíup đỡ nhau trong những lúc khó khăn, tuơng trợ nhau trong học tập. GVCN cần tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tại lớp vào thời điểm thích hợp để tạo không khí vui vẽ, sảng khoái tinh thần, đoàn kết thân ái GVCN cần đề ra tiêu chí thi đua đầu năm học để học sinh theo dõi và thực hiện (chuyên cần, đồng phục, kỷ luật ) Tổ chức thi đua giữa các tổ với nhau, để tránh hiện tượng các em đánh giá sai lệch, thiếu chính xác, GVCN nên cho các tổ tổng kết, đánh giá chéo nhau, ví dụ tổ 1 theo dõi, đánh giá tổ 2, tổ 2 theo dõi, đánh giá tổ 3 GVCN cho các tổ tổng kết,đánh giá vào giờ chủ nhiệm hằng tuần. GVCN tuyên dương, những cá nhân, tập thể tổ có phong trào thi đua tốt về các mặt, đồng thời cũng phê bình các nhân, tập thể tổ còn tiêu cực, chưa thực hiện tốt phong trào thi đua. GVCN thông qua cán bộ Đoàn để nắm bắt phong trào hoạt động trong từng thời điểm của năm học, từ đó có biện pháp chỉ đạo cho lớp, động viên các em tham gia tốt các hoạt động do Đoàn tổ chức. 6/ Những biện pháp nhằm đẩy mạnh phong trào học tập Xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn có năng lực, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần đoàn kết, gíup đỡ bạn bè. Tổ chức giải bài tập 15 phút đầu giờ, giải đáp những thắc mắc trong học tập (do cán sự bộ môn đảm nhận) Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn- Trường THCS – BTCX Trà Mai –Nam Trà My
  4. Tham luận: Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm ở trường THCS Phân công đôi bạn học tốt để cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Tổ chức đố vui để học, báo cáo phưong pháp học tốt của bộ môn hàng tháng để các em nắm bắt thêm kiến thức, khích lệ ý thức học tập của các em. Thường xuyên kiểm tra vỡ ghi chép của học sinh, trao đổi với GV bộ môn về vấn đề học tập của học sinh từ đó đề ra các giải pháp để giúp học sinh nâng cao chất lượng. Cùng với nhà trường, phụ huynh học sinh có biện pháp tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém. Đăng ký tuần học tốt với Ban thi đua học sinh, với GV bộ môn theo từng thời điểm phát động thi đua của Đoàn. Tổ chức thi đua học tốt giữa các tổ với nhau. GVCN phải có kế hoạch bồi dưỡng, giúp các em học sinh giỏi, học sinh năng khiếu phát huy khả năng của mình. 7/ Những biện pháp động viên, giáo dục Các hoạt động của lớp được tổ chức dưới hình thức thi đua sẽ góp phần phát huy được tính tự giác, tích cực, lòng say mê và hứng thú học tập của học sinh. GVCN cần tổng kết, tuyên dương hàng tuần và tổ chức khen thưởng vào cuối học kỳ hoặc vào những ngày kỷ niệm như 20/11, 26/3 GVCN vạch ra kế hoạch cho Bí thư chi đoàn lớp tổ chức phê bình và tự phê bình trong từng học kỳ cho mỗi đoàn viên-Thanh niên, tuyên dương và khen thưởng những đoàn viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 8/ Những biện pháp phối hợp với gia đình, nhà trường, xã hội Đối với gia đình : GVCN cần làm cho các bậc cha mẹ hiểu đựơc mục đích, mục tiêu giáo dục học sinh ở trường THCS. Việc phối hợp giáo dục với cha mẹ học sinh được tiến hành thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, cuối học kỳ I, cuối năm. GVCN có thể gởi phiếu liên lạc cho phụ huynh học sinh khi cần thiết hoặc đề ra kế hoạch thăm gia đình phụ huynh hàng tháng. Nếu lượng thông tin cần trao đổi với phụ huynh nhiều và cần thiết, GVCN cần gởi giấy mời đến gia đình để phụ huynh trực tiếp đến trao đổi với GVCN với những học sinh thường xuyên mắc khuyết điểm về nề nếp, học tập GVCN lưu lại các giấy tờ liên quan để làm việc với phụ huynh (giấy phép, bản kiểm điểm ) Đối với nhà trường : GVCN cần dựa vào kế hoạch giáo dục chung của trường để xây dựng kế hoạch cho lớp. GVCN thường xuyên báo cáo tình hình lớp, ý chí, nguyện vọng của học sinh của lớp với ban giám hiệu. Đề nghị với BGH cùng phối hợp thống nhất biện pháp giáo dục. Đối với xã hội : GVCN liên hệ với khu dân cư học sinh cư trú để nắm bắt thông tin, có biện pháp giáo dục kịp thời. Với những học sinh ở trọ, GVCN cần vạch ra kế hoạch thăm nhà trọ của các em hằng tháng, thông qua chủ nhà trọ để biết thêm về tình hình học tập, đạo đức của học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn- Trường THCS – BTCX Trà Mai –Nam Trà My