SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng

doc 26 trang sangkien 01/09/2022 7320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gi.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng

  1. Phòng GD&ĐT Huyện CưM’gar Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tổ: Địa-Sử-GDCD-Nhạc-CN CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG A.PHẦN MỞ ĐẦU Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong mục tiêu tổng quát nghị quyết khẳng định “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Với tinh thần của nghị quyết trung ương 2 khóa VIII : Trong những năm qua, chất lượng dạy và học của huyện CưM’gar nói chung và trường trung học cơ sở Đinh Tiên Hoàng nói riêng ngày càng được nâng cao. Các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt do ngành phát động được đông đảo cán bộ - giáo viên - công nhân viên và học sinh nhiệt tình tham gia hưởng ứng và từng bước đạt được nhiều thành tích khá nổi bật như: phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi, cuộc thi tích hợp,bài giảng E- Leaning, hội thi văn nghệ, hội khỏe phù đổng, thi chọn học sinh giỏi Qua các phong trào đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh học sinh, các cấp chính quyền và đó cũng là động lực để những người làm công tác giáo dục có những định hướng mới cho sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai của đất nước. Trong các phong trào thi đua đó, có thể khẳng định rằng trường trung học cơ sở Đinh Tiên Hoàng, đã đạt được kết quả khá toàn diện và mang tính ổn định ; phát triển trong đó có phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng Với đặc điểm nhà trường có đến 67,5% là đồng bào dân tộc tại chỗ 1
  2. Với vai trò là người giáo viên giảng dạy lớp 9, bản thân nhận thức được rằng nhiệm vụ khá nặng nề và quan trọng – quan trọng vì phải đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công việc mà lãnh đạo nhà trường luôn xem là mũi nhọn, là thế mạnh của trường. Từ năm học 2011-2012 nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý của bản thân ít nhiều đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể là: hàng năm trường đều có học sinh giỏi Được công nhận và đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh môn Địa lý và năm học 2014 – 2015 vừa qua trường có một học sinh giỏi đạt giải Ba và một học sinh giỏi đạt giải khuyến khích môn Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Với những kết quả trên, xin chia sẻ một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tạo hứng thú học tập cho học sinh và góp phần nhỏ bé trong thành tích chung của phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, và đặc biệt với những giáo viên đã và đang bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý có thể xem đây là một tài liệu tham khảo, một kênh thông tin để làm phong phú thêm biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng. I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 trong 5 năm học qua tôi nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là người giáo viên bồi dưỡng cần có một quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng. Bên cạnh đó, cần trả lời cho câu hỏi: “việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục tiêu gì ?” để từ đó người giáo viên bồi dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Theo Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người được ví như “một trong những cánh chim đầu đàn” của ngành khoa học Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam và cũng là người có nhiều năm tham gia ra đề thi Cao đẳng, Đại học, thi học sinh giỏi quốc gia môn đia lý cho rằng: “Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống”. Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý. Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi giáo viên và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng: 2
  3. - Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh. - Bồi dưỡng sự lao động và làm việc một cách sáng tạo. - Phát triển các phương pháp, kỹ năng và thái độ tự học suốt đời. - Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh. - Phát triển phẩm chất lãnh đạo. - Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. Với những mục tiêu đó, chúng ta cũng thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay của phần lớn giáo viên ít nhiều đã đáp ứng tương đối đầy đủ sáu mục tiêu trên . Điều này được minh chứng qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên vì những em đạt giải học sinh giỏi là những em hội đủ các mục tiêu trên. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong thực tế, qua một số năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý đạt kết quả khá khả quan: hàng năm trường đều có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh bản thân luôn bám sát các mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng các thời triển khai động bộ các gải pháp sau đây. 1. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo mỗi giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các môn phải xây dựng kế hoạch chi tiết. Vì vậy, bản thân cũng đã lên kế hoạch cụ thể về: thời gian bồi dưỡng; nội dung; thời lượng; số lượng học sinh bồi dưỡng; chỉ tiêu phấn đấu đạt giải, thong qua việc đăng kí chất lượng giáo dục hang năm của giáo viên và bản thân đã thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch. Song song đó, Ban giám hiệu – trực tiếp là đồng chí Phó Hiệu trưởng chuyên môn của trường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đạt được kết quả cao nhất. 2. Chọn đối tượng bồi dưỡng và thường xuyên thực hiện công tác tư tưởng với học sinh tham gia bồi dưỡng: Như chúng ta đã biết theo quy chế thi học sinh giỏi thì đối tượng được thi học sinh giỏi là những học sinh đang học lớp 9 tại trường, có học lực ở học kỳ I của năm đang học đạt từ loại khá trở lên, hạnh kiểm đạt loại tốt và trung bình môn thi học sinh giỏi đạt từ 8,0 trở lên. Những năm qua việc chọn đối tượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý ở trường về cơ bản được nhiều thuận lợi do: - Đa số học sinh khối 9 đều có hứng thú và đam mê môn Địa lý. Vì vậy, học sinh đăng ký dự thi khá tương đối, bình quân mỗi năm có 3-5 học sinh. - Số học sinh khối 9 của trường khá đông. Hàng năm, bình quân trường có trên 250 học sinh khối 9 được bố trí từ 08 đến 09 lớp. Do đó vấn đề chọn số lượng học sinh tham gia bồi dưỡng là không quá khó. 3
  4. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi bước đầu đó, trong quá trình bồi dưỡng bản thân cũng gặp một số khó khăn từ học sinh (và cũng có thể bắt gặp đối với những giáo viên đang bồi dưỡng học sinh giỏi), đó là: - Do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nên một số học sinh có sự mâu thuẫn, chưa thông suốt giữa học sinh giỏi ở lớp với học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh bộ môn: học sinh nghĩ rằng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ ảnh hưởng đến thành tích học ở lớp và ngược lại, vì vậy một số em vẫn tham gia bồi dưỡng nhưng mang tính hình thức, thiếu tập trung. - Do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế: bồi dưỡng học sinh giỏi không còn thời gian phụ việc gia đình. - Một số học sinh, phụ huynh học sinh không đồng ý cho con ôn thi vì nghĩ môn Địa lí không phải là môn học chính việc học giỏi môn địa lí chưa có tác dụng tích cực để học sinh học ở các cấp học tiếp theo. Xuất phát từ những khó khăn trên, bản thân đã thường xuyên động viên, khuyến khích và kiên trì phân tích cho học sinh thấy được phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc mà vẫn sử dụng hợp lý quỹ thời gian. Vì nếu suy cho cùng việc bồi dưỡng học sinh giỏi muốn thành công hay thất bại nhờ vào vai trò của người giáo viên – người giáo viên mới gặp những “lực cản” mà buông xuôi thì khó có thể thành công. Do đó, có ý kiến cho rằng người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi được ví như đạo diễn của bộ phim, còn học sinh là những diễn viên thực hiện theo ý định của đạo diễn, nhưng đạo diễn cũng cần biết quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của diễn viên. 3. Giáo viên bồi dưỡng nên biên soạn tài liệu theo từng chuyên đề của nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý: Có thể cho rằng đây là biện pháp mang tính đầu tiên, có tính khả thi, quyết định cho các bước tiếp theo đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý. Từ thực tế kinh nghiệm bồi dưỡng những năm qua cho thấy nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý rất phong phú được trải đều ở 03 khối lớp 6, 8, 9 và ở mỗi khối lớp lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh là vô hạn, giáo viên bồi dưỡng rất khó xác định được nội dung kiến thức nào cần bồi dưỡng trước cho học sinh, nội dung nào không quan trọng để giới hạn, đặc biệt là phần Địa lý tự nhiên Việt Nam (khối 8) và Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (khối 9), bên cạnh đó trong một vài trường hợp người giáo viên không thể bồi dưỡng kiến thức trong sách giáo khoa theo một trình tự cố định hết Bài 1 đến Bài 2, Bài 3 do không đủ thời gian hoặc do kiến thức được sắp xếp theo từng phần, từng chương theo phương pháp dàn trải. Chính vì thế, bản thân đã tiến hành soạn tài liệu riêng theo từng chuyên đề của nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi các năm qua theo tôi đã chọn ra các chuyên đề sau: - Chuyên đề về Địa lí tự nhiên đại cương (khối 6). - Chuyên đề Địa lý tự nhiên Việt Nam (khối 8). - Chuyên đề Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (khối 9). 4