SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao kết quả học tập các bài tập đọc thông qua hướng dẫn cách luyện đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm trong dạy – học phân môn Tập đọc Lớp 5 - Nguyễn Hữu Kính

doc 15 trang sangkien 6621
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao kết quả học tập các bài tập đọc thông qua hướng dẫn cách luyện đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm trong dạy – học phân môn Tập đọc Lớp 5 - Nguyễn Hữu Kính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_cac_bai_tap.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao kết quả học tập các bài tập đọc thông qua hướng dẫn cách luyện đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm trong dạy – học phân môn Tập đọc Lớp 5 - Nguyễn Hữu Kính

  1. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC THÔNG QUA HƯỚNG DẪN CÁCH LUYỆN ĐỌC ĐÚNG, RÕ RÀNG, TRÔI CHẢY, DIỄN CẢM TRONG DẠY – HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5. Tác giả: Nguyễn Hữu Kính Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I- ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lí do chọn đề tài 2 1.1. Cơ sở lí luận 2 1.2. Cơ sở thực tiễn 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 II- NỘI DUNG 4 1. Những cơ sở có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4 1.1. Cơ sở lí luận 4 1.2. Cơ sở tâm sinh lí học sinh Tiểu học 4 1.3. Cơ sở ngôn ngữ và văn học 4 1.4. Cơ sở giáo dục và phát triển 4 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 3. Mô tả giải pháp của đề tài 6 4. Kết quả 9 III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10 1. Kết luận 10 2. Kiến nghị 10 3. Tài liệu tham khảo 14 Nguyễn Hữu Kính 1
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận: Phân môn Tập đọc là một trong những phân môn quan trọng nhất trong môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học, hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng môn Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt là bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì thế, khi dạy phân môn tập đọc, đối với học sinh lớp 3, giáo viên phải hướng dẫn các em đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy. Sang lớp 4, học sinh sẽ tập trung rèn kĩ năng đọc hiểu nhiều hơn. Đối với lớp 5, ngoài việc rèn kĩ năng đọc hiểu còn phải rèn nhiều hơn kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật để chuẩn bị cho việc học các tác phẩm văn chương ở cấp học tiếp theo. Đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ, một đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn trong chương trình tập đọc lớp 5 cấp tiểu học là yêu cầu quan trọng nhất đối với phân môn tập đọc. “Học đọc” ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng, giúp các em có một công cụ để tiếp nhận thông tin, học tập trong nhà trường và tự học sau này. Cho nên, giáo viên bậc tiểu học, đặc biệt là những giáo viên đang dạy lớp 5, phải nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng lớp mới định hướng cho học sinh rèn đọc đúng trọng tâm. Có như thế các em mới có kĩ năng cảm thụ được nội dung và các hình thức nghệ thuật ( nếu có) mà tác giả muốn thông qua đó đề cập một vấn đề cuộc sống, nhân văn, đạo đức, xã hội Muốn làm được như thế, người thầy giáo phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu bài văn, bài thơ cả nội dung và nghệ thuật và hoàn cảnh ra đời của bài văn, bài thơ đó. 1.2. Cơ sở thực tiễn Qua quá trình giảng dạy và dự giờ ở lớp 5, tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc của các em mới dừng ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy, còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế, các em đã đọc lưu loát nhưng chất giọng và biểu đạt giọng đọc văn bản chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn đựơc người nghe, chưa thể hiện đựơc cái hay của nội dung văn bản. Ở tất cả các tác phẩm văn thơ, các em đọc giọng đều đều chung chung như nhau, chưa nêu bật đựơc nội dung tư tưởng của tác phẩm đề cập đến. Các em chưa có kĩ năng đọc biểu thị linh hoạt theo ngữ điệu từng loại câu, kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến; những từ ngữ quan trọng trong câu cần hạ giọng, cao giọng, nhấn mạnh; các tiếng gieo vần trong thơ, nhịp thơ các em chưa phân biệt rõ ràng. Đặc biệt dấu hiệu chuyển đổi giọng biểu thị niềm vui, nỗi buồn, sự nghiêm trang còn hạn chế hoặc các từ ngữ phiên âm nước ngoài các em đọc chưa chuẩn. Khi đọc các em chưa thể hiện tính cách của nhân vật trong bài văn hội thoại. Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của học sinh cũng như rèn dạy học sinh đọc diễn cảm. Trong một lớp ít em thực hiện đựơc các kĩ năng rèn đọc diễn cảm, vì kĩ năng rèn đọc diễn cảm rất khó, thời gian luyện đọc ít, lực học trong lớp không đều. Với thực tế trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu dạy phân môn tập đọc 5, đặc biệt chú ý rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh với mong muốn giúp cho học sinh có được kĩ năng đọc tốt các văn bản dài và thể hiện được nội dung văn bản ở mức độ cao góp phần học tốt Nguyễn Hữu Kính 2
  3. các môn học khác. Để đề tài đạt kết quả cao bản thân giáo viên không ngừng trau dồi tích luỹ những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm giảng dạy đạt hiệu quả cao phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục . 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích giúp cho học sinh lớp 5: 1- Biết cách đọc diễn cảm các văn bản có trong chương trình học nhất là các văn bản nghệ thuật. Trên cơ sở đó, hướng dẫn học sinh tiếp cận, hiểu sâu các văn bản đang học góp phần gây hứng thú học tập môn học này. 2- Nắm bắt được những dấu hiệu nghệ thuật trong văn bản, học sinh chủ động nắm bắt nội dung cũng như nghệ thuật chuyển tải nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn thông qua đó để giáo dục đạo đức, lối sống hoặc một thông điệp cuộc sống 3- Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học phù hợp với nội dung văn bản thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật thông qua giọng đọc. 4- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội dung và phương pháp mới. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Tất cả học sinh lớp 5 mà bản thân tôi chủ nhiệm, tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng hai nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: + Nghiên cứu các tài liệu “ Quản lí trường học tập 1, 2, 3” của nhà xuất bản GD, “ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lí giáo dục tiểu học” của Bộ giáo dục – đào tạo ( Dự án phát triển giáo dục tiểu học) của Nhà xuất bản giáo dục 2004, “ Phương pháp lãnh đạo và quản lí nhà trường hiệu quả” của nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004; “ Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Viết và Toán” của Bộ GD – ĐT, năm 1997; “ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng các môn học ở bậc tiểu học, lớp 1,2,3,4,5” của nhà xuất bản GD. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra: Với chức danh tổ trưởng tổ 5, tôi đã được dự nhiều giờ dạy môn tiếng Việt của giáo viên, xem những giáo án của phân môn tập đọc. Qua đó, nắm bắt được những điều cơ bản trong soạn - giảng môn học này. + Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Sau khi dự giờ, xem giáo án của các giáo viên, tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi để rút các kết luận và tư vấn. + Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp tổ chức rèn kĩ năng đọc diễn cảm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy –học phân môn tập đọc lớp 5. Nguyễn Hữu Kính 3
  4. Sau khi dự 20 tiết dạy của phân môn tập đọc lớp 5 và nghiên cứu được 20 lượt giáo án của nhiều giáo viên trong tổ và tổ khác, tôi đã tiến hành ghi chép, tổng hợp số liệu, tôi đã tiến hành thực hiện giải pháp này ngay tại lớp mình chủ nhiệm. Lớp 5B ( năm học 2015 -2016 ) Lớp 5A ( Học kì 1 năm học 2016 – 2017 ). II. NỘI DUNG 1. Những cơ sở có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: 1.1. Cơ sở lí luận: Nhiệm vụ quan trọng nhất của môn Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được thể hiện qua bốn yêu cầu về mức độ của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phảỉ hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là đọc giải mã chữ - âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm đuọc các từ chìa khoá, câu chìa khoá (câu trọng yếu câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn; với những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố nghệ thuật và đánh giá được những giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này, biết đọc đồng nghĩa với việc có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các tầng bậc khác nhau: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt. Nhiệm vụ của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ có tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết có tư duy hình ảnh Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 1.2. Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học. Học sinh Tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một cơ thể đang phát triển. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới, theo chức năng của chúng. Chức năng phát âm - Tập đọc. Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang phát triển. Nguyễn Hữu Kính 4