SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo và quản lí việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học ở trường TH Lệ Ninh

doc 10 trang sangkien 12820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo và quản lí việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học ở trường TH Lệ Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_va_quan_li_viec_khai_thac_va.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo và quản lí việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học ở trường TH Lệ Ninh

  1. Kinh nghiệm đổi mới công tác quản lí chỉ đạo việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học đã có và tự làm ở trường TH lệ Ninh I.Đặt vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Đổi mới phương pháp dạy học là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của phương pháp dạy học hiện đại . Với cách nhìn từ phương pháp mới,giáo viên có thể thực hiện việc cải tiến phương pháp dạy học của mình một cách tốt nhất.ở hội thi giáo viên dạy giỏi có khi chỉ cần một sự sáng tạo nhỏ trong sử dụng đồ dùng dạy học ,khai thác triệt để một khía cạnh trong nội dung SGK Để đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ ,trong đó việc sử dụng hợp lí sáng tạo đồ dùng dạy học đã có và tự làm là một vấn đề quan trọng góp phần làm thay đổi cách dạy cách học của giáo viên và học sinh theo hướng nhẹ nhàng hiệu quả .Chúng ta biết rằng phương pháp dạy học theo định hướng mới tập trung nhiều vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.các hoạt động học tập của học sinh thường được quan tâm là:quan sát và tiếp xúc với tài liệu ,nguồn thông tin ,động não để phát hiện kiến thức,thực hành trên các vật liệu để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.Vì vậy thiết bị dạy học có vai trò quan trọng ,và tác dụng lớn,bởi nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học . Thiết bị dạy học đãm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, khái niệm ,quy tắc Thiết bị dạy học được diễn ra ở phần thực hành ,giới thiệu bài hoặc củng cố. Để phát huy tính tích cực của học sinh,rèn kĩ năng tự học của học sinh góp phần đào tạo ra con người Việt Nam năng động sáng tạo ,tự lập tự cường trong sự nghiệp Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước,đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường phải đổi mới công tác quản lí chỉ đạo việc khai thác sử dụng và làm mới đồ dùng dạy học đã có và tự làm tốt ,do đó tôi chọn đề tài ''Một số kinh nghiệm chỉ đạo và quản lí việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học ở trường TH Lệ Ninh'' II.Thực trạng : Trong thời gian bản thân tôi được trực tiếp làm hiệu phó ở trường TH Lệ Ninh đến nay đã được 2 năm.Tình hình khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học ở trường có những ưu điểm sau: *ưu điểm: Có100% giáo viên sử dụng thiết bị dạy học ,sử dụng đầy đủ các môn học .ý thức bảo quản thiết bị dạy học của giáo viên tốt bởi lẽ mỗi lớp có một tủ đựng thiết bị bằng kính ,dễ lấy đễ thấy ,thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khỉ sử dụng.
  2. Cán bộ phụ trách thiết bị theo giỏi,tổ chức hoạt động tốt có kế hoạch hoạt động cụ thể ,có sự báo cáo kịp thời những cá nhân tập thể sử dụng tốt. Ban giám hiệu kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp,tổ chức thi sử dụng thiết bị dạy học để nắm bắt việc sử dụng và khai thác thiết bị dạy học như thế nào? Tổ chuyên môn nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để lên ở chương trình danh mục thiết bị dạy học cho từng bài để giáo viên tìm dạy. Tổ chức cho giáo viên tự làm thêm thiết bị dạy học có giá trị ,cải tiến các thiết bị có sẵn để tiện sử dụng ,sử dụng được cho nhiều tiết.Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại trong quá trình sử dụng và khai thác của giáo viên . *Tồn tại : Việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên nhiều lúc còn lúng túng,hiệu quả không cao ,giáo viên khai thác không hết tính năng tác dụng của thiết bị khi đưa ra sử dụng .Có một số ít giáo viên không biết cách sử dụng thiết bị vào lúc nào là thích hợp nên rất hạn chế đến kết quả dạy học . Có một số tiết dạy trên lớp không có người dự giáo viên không cho học sinh sử dụng bộ thực hành toán ,Tiếng Việt trong quá trình thực hành để tìm ra kiến thức mới,hay củng cố kiến thức Vẫn có một đôi tiết giáo viên đưa thiết bị dạy học ra song không sử dụng sợ mất thời gian nên tiết dạy không làm cho học sinh hứng thú,tò mò do đó hiệu qủa tiết dạy hạn chế. *Nguyên nhân: Có những tồn tại trên đây là do những nguyên nhân cơ bản sau: -Do sự quản lí chỉ đạo của Ban giám hiệu chưa được sâu lắm,có kế hoạch tổ chức hoạt động song việc kiểm tra đánh giá chưa thực sự có tác dụng lớn vì thiếu chặt chẻ,biện pháp chỉ đạo còn chung chung,chưa đưa vào tiêu chuẩn thi đua. -Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt dành thời gian cho việc thảo luận vấn đề sử dụng thiết bị dạy học của từng khối lớp còn sơ sài,chưa thực sự giúp cho giáo viên định hình được việc khai thác hết tính năng tác dụng của thiết bị có sẵn.Tổ chưa thực sự chủ động trong việc tìm tòi làm mới thiết bị dạy học của tổ mình. -Sự tự giác sử dụng thiết bị của giáo viên cũng như sự am hiểu tính năng tác dụng của từng thiết bị chưa được giáo viên thực sự quan tâm.ý thức tự sưu tầm thêm thiết bị dạy học để dạy lại là một việc làm mà nhiều giáo viên sợ mất thời gian. Để giải quyết được thực trạng trên đòi hỏi người cán bộ quản lí nhất là người phụ trách chuyên môn cần lưu tâm nhiều nhất trong quả trình chỉ đạo chuyên môn. III.Biện pháp thực hiện : Chúng ta biết rằng sách giáo khoa và sách giáo viên đã gợi ý định hướng đồ dùng dạy học cho từng bài dạy nhưng sự lựa chọn ,bổ sung và cách sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi giáo viên.Mỗi đồ dùng dạy học có thể mang nhiều tính năng tác dụng và nhiều cách sử dụng .Thông thường giáo viên nghĩ rằng sử
  3. dụng đồ dùng dạy học là có hiệu quả giáng dạy nhưng chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách sáng taọ nhất và hiệu quả nhất. Sự sáng tạo thể hiện thể hiện ở khía cạnh như:Sử dụng đúng thời điểm,thích hợp, phản ánh rõ nét sâu sắc nội dung bài học kích thích học sinh hứng thú học tập và tiếp thu bài học nhẹ nhàng,tự nhiên .sáng tạo còn thể hiện qua việc giáo viên tạo ra sự giao thoa giữa nội dung kiến thức bài học ,tính năng tác dụng của đồ dùng dạy học và năng lực tiếp thu của học sinh.Đối với học sinh cần có đâỳ đủ bộ thực hành để thực hành chiếm lĩnh tri thức trong giờ học như thế mới gọi là đổi mới cách học một cách thực thụ . Biện pháp thứ nhất là: Nhà trường cung ứng đầy đủ thiết bị dạy học cho giáo viên dạy mỗi lớp một bộ ,những khối lớp đã được cấp trước nay tăng lớp thì nhà trường mua thêm cho đủ .Đối với học sinh nhà trường họp phụ huynh học sinh để yêu cầu phụ huynh mua cho các em đủ bộ thực hành để học không để em nào thiếu .Trường hợp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì nhà trường cho thuê hoặc cho mượn tuỳ đối tượng . Tăng cường công tác quản lí đủ về số lượng ,đảm bảo chất lượng để sử dụng được nhiều năm ,như bảo quản ở nơi kho ráo ,chống mối mọt,có đủ tủ kính cho từng lớp để đựng để tại phòng học .Hiện nay đã có 13/13 lớp có tủ đựng thiết bị riêng bằng kính.Phòng thiết bị chung của trường đựng các thiết bị củ của các khối lớp thường xuyên tu sửa cải tạo lại để phục vụ dạy cho lớp 5 và một số tiết dạy khác của các khối đổi mới,đở tốn kinh phí không cần thiết để làm thêm . Như vậy người quản lí chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đáp ứng các điều kiện dạy học ,thoả mãn nhu cầu hợp lí của giáo viên để họ thực hiện nâng cao chất lượng dạy học . Trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học thì điều kiện vật chất được coi là mang tính đột phá quan trọng của quá trình đổi mới. -Trường đã mua đủ 13/13 lớp có bảng chống loá,đủ hệ thống bảng phụ cho nhiều giáo viên sử dụng cùng lúc. -Làm thêm một số đồ dùng có nhiều tính năng tác dụng ,sử dụng được cho nhiều tiết dạy như bảng ôn tập toán ,Tiếng việt ,bản đồ câm để dạy lịch sử, địa lí -100% số học sinh có bộ thực hành Toán ,Tiếng Việt ,lắp ghép kĩ thuật và các loại vở bài tập phục vụ cho các em học . -Có kế hoạch từ đầu năm ,dựa vào số lượng giáo viên ,đặc trưng của bộ môn để đầu tư có trọng điểm. Huy động các nguồn lực để mua sắm thêm các thiết bị dạy học hiện đại . -Chỉ dựa vào những thiết bị trên cấp và thiết bị nhà trường mua thêm chưa đủ mà từng giáo viên còn phải có sự tự sưu tầm thêm làm thêm thiết bị dạy học .
  4. Biện pháp thứ hai là: -Phát động phong trào tự sưu tầm làm thêm tranh ảnh ,vật thật để dạy học. Đồng thời cải tiến một số thiết bị có sẵn với chất liệu rẽ tiền,tiện sử dụng như dùng họp lon bia để làm dụng cụ gõ học âm nhạc Biện pháp thứ ba là: Đổi mới công tác kiểm tra việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học . -Ngoài việc kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học thông qua dự giờ thăm lớp như mọi khi chúng tôi đã đổi mới cách kiểm tra bằng hình thức tổ chức hội thi sử dụng đồ dùng dạy học ,thông qua hội thi sẽ biết được giáo viên nào sử dụng thiết bị dạy học tốt và có hiệu quả.Chúng tôi đã tổ chức thi sử dụng đồ dùng cho cả giáo viên và học sinh như hội thi lắp ghép kỹ thuật cho giáo viên và học sinh khối 4,5 -Hàng tháng trường tổ chức kiểm tra bộ đồ dùng dạy học của các lớp khối đổi mới để nắm bắt việc thâm nhập và am hiểu ,sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Cách thức kiểm tra như sau : -Kiểm tra sự sắp xếp bảo quản của giáo viên ,tôi lấy ra một vài đồ dùng và hỏi:Tên đồ dùng là gì? dùng để dạy tiết gì? Đ/C sử dụng vào lúc nào tác dụng của nó khi sử dụng ? -Như vậy để trả lời được đòi hỏi giáo viên phải thực sự am hiểu tất cả các đồ dùng trong bộ đồ dùng của lớp mình dạy có như vậy mới trả lời được. -Để giúp giáo viên trả lời được các câu hỏi trên chúng tôi thực hiện biện pháp sau. Biện pháp thứ tư là: -Nâng cao nhận thức về vai trò tác dụng của thiết bị dạy học cho giáo viên,tổ trưởng chuyên môn và cho cả bản thân,kĩ năng lựa chọn và sử dụng .Từ đó bản thân cũng như giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở từng bài học ,từng tiết học ,nắm được định hướng chỉ đạo của Bộ ,Sở ,Phòngvề đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. - Hình thức tổ chức là: Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng của từng môn từng khối lớp, nghiên cứu sách giáo khoa,sách giáo viên,tạp chí ,thế giới trong ta -Tổ chức hội thảo về việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học cho giáo viên toàn trường vào tháng 12, -Tổ chuyên môn tự tổ chức thảo luận cùng nhau cách sử dụng ,hỏi nhau về tính năng tác dụng của các thiết bị ,giúp nhau biết cách sử dụng ,thể hiện qua thao giảng để góp ý bổ sung nên sử dụng nó vào lúc nào cho phù hợp -Cán bộ phụ trách thiết bị của trường cũng phải biết tính năng tác dụng của thiết bị các lớp để có kế hoạch tu sữa hay bổ sung thêm phù hợp tình hình của trường. -Yêu cầu giáo viên dạy phải tiếp xúc với thiết bị của lớp mình thường xuyên chứ không chỉ có khi nào dạy đến nó mới sờ đến nó ,có như vậy trong quá trình sử dụng mới khỏi bị sự cố làm ảnh hưởng đến hiệu quả tiết dạy làm mất niềm tin của học sinh. Thông qua đó giúp giáo viên phân loại thiết bị dạy học theo