Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

doc 24 trang sangkien 01/09/2022 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

  1. I. MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp." Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu đối với giáo viên Tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trọng việc giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh vững tin tiếp tục học lên Trung học cơ sở. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh trên lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi những mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Thực trạng ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng giáo dục của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rủa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên. Qua nhiều năm công tác cứ mỗi năm, được nhà trường phân công chịu trách nhiệm giảng dạy và chủ nhiệm một lớp. Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi qua sách báo, các tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước có năng lực có uy tín, và trong năm học: 2014 - 2015 tôi đã hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp 3A. Nên tôi đã chọn viết đề tài: "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp" 1
  2. Mong được chia sẻ nâng cao nghiệp vụ bản thân và nhận được những góp ý của các thầy cô giúp công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học, đạt được kết quả cao hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Ghi lại những biện pháp mình đã thực hiện và suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhận được những lời góp ý nhận xét từ Ban giám hiệu nhà trường, từ Ban giám khảo của Phòng giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót để hoàn thiện hơn. Tự học, bồi dưỡng thường xuyên tinh thần năng động, say mê sáng tạo không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với sự phát triển của thời đại. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 3A trường Tiểu học Kiên Thọ 3, năm học 2014 - 2015 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chính: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí, có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học, từ đó lấy cơ sở cho việc xây dựng nội dung của đề tài. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra sơ yếu lí lịch và bản thân cùng gia đình học sinh, tình hình học tập ở nhà của học sinh. Thông qua trao đổi với phụ huynh, với giáo viên hướng dẫn học sinh nhằm mục đích nắm bắt thu thập những tài liệu, thông tin và tình hình thực tế có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học Phương pháp thống kê xử lí số liệu: Tổng hợp để có biện pháp giáo dục phù hợp với học sinh. - Phương pháp hỗ trợ: Quan sát: Thông qua các buổi lên lớp, sinh hoạt tập thể mà giáo viên quan sát được khả năng tiếp thu bài của các em, biết được các phẩm chất được bọc lộ để có biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp. Bên cạnh đó học hỏi được kinh nghiệm hay của đồng nghiệp, phát hiện ra những hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp của mình; So sánh đối chứng; Phương pháp giáo dục cá nhân. Theo dõi thực trạng về đạo đức, lối sống và cách ứng xử của học sinh lớp 3A. Uốn nắn những hành vi đạo đức lệch lạc, những cách ứng xử chưa phù hợp cho học sinh. Tổ chức rút kinh nghiệm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong Điều 34 chương IV, thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: Giáo viên chủ nhiệm là người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu của chương trình giáo dục 2
  3. Tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm còn phải rèn cho học sinh về đạo đức cũng như các mặt hoạt động khác. Như vậy vấn đề giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực mà người giữ vai trò quyết định thực hiện nhiệm vụ này chính là giáo viên chủ nhiệm lớp. Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học, tâm lý-giáo dục. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giáo dục. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác. Đặc biệt phải có phẩm chất tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách toàn diện. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan trò giỏi có năng lực, phẩm chất tốt để sau này lớn lên các em tự tin trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy tôi rất chú trọng công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng học tập cho các em. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Năm học 2014 - 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A Sĩ số 29 em gồm 12 nữ và 17 nam. Dân tộc Kinh: 6 em; Dân tộc Mường 23 em Số học sinh hộ nghèo: 10 em chiếm 34,4% Hoàn cảnh gia đình: 4 em chỉ còn mẹ đó là các em: Diễn, Đông, Tư, Trường. Trong đó có em Lê Văn Đông sau khi bố mất mẹ con dắt nhau về ở nhờ nhà ông ngoại, tình trạng không kém gì trường hợp của chương trình "Cặp lá yêu thương". Không có nhà ở, người mẹ để hai đứa con ở với ông ngoại rồi đi làm ăn xa. Ông ngoại đã già, mắt kém đạp chiếc xe đạp cũ lọc cọc lên xã xin giấy hộ nghèo cho cháu để nộp cho nhà trường. Đã thế em lại tự ti, tiếp thu bài rất chậm, thường xuyên bỏ học, đồ dùng học tập không có, vệ sinh cá nhân và sức khỏe chưa đạt yêu cầu; Ngoài ra lớp còn có 6 em cả hai bố mẹ đều đi làm ăn xa để các em ở với ông bà đó là các em: Thanh Thảo, Huy Hoàng, Minh Sơn, Mạnh, Kiều Linh, Dũng, và nhiều em có bố hoặc mẹ đi làm ăn xa. Như vậy học sinh lớp 3A có nhiều em thiếu vắng bàn tay chăm sóc của bố mẹ. Đó là những khó khăn muôn màu muôn vẻ mà giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp cảm nhận, thấy xót xa cho học sinh của mình khi tuổi mới lên 9 lên 10. Sức khỏe từng giờ, từng ngày của các em ai lo? Vệ sinh cá nhân của các em, đồ dùng học tập, việc tự học ở nhà, ai sẽ nhắc nhở các em, Ai sẽ là người khởi động tâm thế sẵn sàng chủ động trước khi đến trường học tập cho các em. Có tâm thế sẵn sàng chủ động trước khi đến 3
  4. lớp thì các em sẽ dễ dàng tiếp thu bài giảng của giáo viên. Nếu không việc tiếp thu bài của các em chỉ là thụ động và như thế thì chất lượng sẽ không cao. Trong khi nhiều em chưa tự giác học tập, ý thức học tập trên lớp chưa tốt, về nhà cũng chưa có ý thức ôn bài, đi học thường xuyên thiếu đồ dùng học tập. Nhiều em chưa biết sắp xếp thời gian biểu hợp lí. Hơn nữa trong lớp có 4 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học và khả năng tiếp thu bài rất chậm ở mức chưa đạt yêu cầu. Nhiều em không có góc học tập ở nhà. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: Năng lực Phẩm chất Sĩ số Hoàn thành Chưa hoàn thành Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL 29 17 58,8% 12 41,2% 25 86,3% 4 13,7% Chất lượng quá thấp nên Ban giám hiệu đề nghị kiểm tra lại. Khi kiểm tra lại kết quả còn thấp hơn. - Những thuận lợi: Trong quá trình dạy học luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn của nhà trường. Những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Với những kế hoạch nhất quán từ Trung ương đến Địa phương. Nhà trường cũng đã có kế hoạch cho từng năm học mới với những biện pháp cụ thể cho công tác chủ nhệm lớp. Đây chính là những định hướng giúp giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Trước thực trạng của lớp 3A, công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là rất nhiều, không thể thống kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ tập chung vào 3 nội dung chính sau: Xây dựng nề nếp lớp học. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Sau đây là các giải pháp tôi đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 3.1. Xây dựng nề nếp lớp học: - Nắm thông tin về học sinh Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra qua bảy bước sau: Nghiên cứu lí lịch học sinh (Hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ, anh chị em, số con trong gia đình, tình trạng sức khỏe, ) Nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: học bạ, các sản phẩm do chính học sinh làm ra, Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với tập thể lớp (thờ ơ hay hăng hái, nhanh nhẹn tháo vát hay chậm chạp) 4