SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên ban chỉ huy liên đội trong trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Huyền Trang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên ban chỉ huy liên đội trong trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_thuong_xuyen_ban_chi_huy_l.doc
- BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN trang.doc
- ĐƠN YÊU CẦU SÁNG KIẾN TRANG.doc
Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên ban chỉ huy liên đội trong trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Huyền Trang
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN NĂM HỌC: 2019-2020 Người viết: Lê Thị Huyền Trang.
- MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Đặt vấn đề: 1.1. Lý do chọn đề tài. 3 1.2. Mục đích nghiên cứu. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 4 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 4 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. 4 2. Nội dung. 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 4 cứu. 2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 5 2.2.1 Thuận lợi 5 2.2.2.Khó khăn 5 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp. 6 2. 4. Kết quả thực hiện: Thể hiện bằng tổng hợp kết quả, số liệu minh 16 họa đối chiếu, so sánh. 3. Kết luận và khuyến nghị: 18 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến. 18 3.2. Các đề xuất kiến nghị. 18,19 === 2
- 1. Đặt vấn đề: 1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn Trong những năm qua, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng trưởng thành và lớn mạnh. Đảng và nhà nước ta luôn coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới, chủ nhân tương lai cho đất nước. Trong bức thư Bác gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945 Bác nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu ” Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phụ Trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội TNTP Hồ Chí Minh là người tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và mục tiêu trước mắt là trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, nó luôn là một hoạt động chủ yếu trong nhà trường. Thông qua các hoạt động Đội – Sao giúp các em trong toàn Liên đội ý thức tổ chức kỉ luật tốt, có các kĩ năng tham gia các công tác trong nha trường và xã hội. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phụ trách công tác đội phải có kĩ năng chuẩn và nhiệt tình với công tác đội. Luôn thường xuyên tổ chức tập luyện và bồi dưỡng cho các em trong Ban chỉ huy Liên đội. Vì Ban chỉ huy Liên được coi là cánh tay đắc lực cho giáo viên Tổng phụ trách đội trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Trên thực tế việc bồi dưỡng thường xuyên cho Ban Chỉ huy Liên đội ở Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân trong năm học vừa qua đã góp phần thúc đẩy hoạt động Đội trong nhà trường phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thông qua việc bồi dưỡng Ban Chỉ huy Liên đội một cách thường xuyên giúp các em trở thành những cán bộ mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể và là những thành viên tích cực trong hoạt động Đội. Liên đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH liên đội. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng BCH Liên Đội là yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy Liên Đội ở trường Tiểu học số 2 Hoài Tân” . 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy Liên Đội trong trường Tiểu học số 2 Hoài Tân " nhằm: - Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng Ban Chỉ huy Liên đội phù hợp với khả năng nhận thức của các em trong Ban Chỉ huy Liên đội. - Vận dụng những bài học lý luận để xây dựng được đội ngũ Ban Chỉ huy Liên đội có đủ hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn, chủ động, === 3
- sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động của Liên đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Là các em học sinh trong Ban Chỉ huy Liên đội Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Là các em học sinh trong Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, trong Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, năm học 2019 - 2020. 1.5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về các em thuộc Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, Đội viên Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, năm học 2019 - 2020. Liên đội bằng cách tri giác trực tiếp các nhân tố khác có liên quan. + Phương pháp điều tra: Là phương pháp thu thập các sự kiện trên cơ sở sự trả lời bằng văn bản của cả Liên đội. + Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những người đi trước đã liên quan đến đề tài như thế nào? Đã giải quyết như thế nào? Liên quan đến đâu + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại Trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển hoàn thiện. 1.6. Phạm vị và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc). - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu giải pháp bồi dưỡng thường xuyên cho Ban chỉ huy Liên đội Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. - Thời gian nghiên cứu: + Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2/2020 tiến hành áp dụng cho Ban chỉ huy Liên đội. + Tháng 02/2020 : Tổng hợp viết và hoàn thành đề tài. 2. Nội dung 2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu a. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đây là một nội dung được nhiều Tổng phụ trách nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Bản thân tôi muốn đi sâu nghiên cứu để lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của Liên đội Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. b. Cơ sở lý luận: Ban chỉ huy Liên đội là những đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh, được Đại hội Liên đội tín nhiệm bầu ra, mỗi thành viên Ban chỉ huy chịu trách nhiệm một hoặc một số nhiệm vụ thích hợp và luôn nắm được mục tiêu của công việc là gì chẳng hạn như: === 4
- Nhiệm vụ điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của Ban chỉ huy Liên đội, phát huy được sở trường, tư chất của Ban chỉ huy Liên đội. Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội tốt thì hoạt động Đội trong trường sẽ diễn ra sôi nổi hơn, lôi cuốn nhiều em Đội viên tham gia. Đồng thời việc bồi dưỡng này phải diễn ra thường xuyên và liên tục bởi các em còn rất nhỏ nên việc lĩnh hội có thể rất nhanh nhưng cũng sẽ chóng quên nếu như không được thường xuyên nhắc đến. Tóm lại: một Liên Đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do Ban chỉ huy Liên đội đã luôn được bồi dưỡng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. 2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Thuận lợi - Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành, đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh rất quan tâm và tạo điều kiện tốt cho việc giáo dục học sinh. - Đa số Giáo viên trường tôi đều nhiệt tình trong công tác, luôn học hỏi, tìm tòi nghiên cứu nâng cao chất lượng giảng dạy trong đó có vấn đề giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phối hợp tốt với giáo viên Tổng phụ trách. - Phần lớn học sinh chăm chỉ, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tập luyện kỹ năng nhiệt tình. 2.2.2. Khó khăn Một số em trong đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội chưa thực sự mạnh dạn vẫn còn nhút nhát và hạn chế về tác phong nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức điều hành; một số em chưa có ý thức rèn luyện 7 kỹ năng Đội viên. Tinh thần phối hợp trong công tác của một số em trong đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội chưa cao, chưa cố gắng hết mình. Đôi lúc các em còn ỷ lại, chưa có tinh thần học hỏi và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Đội. Đặc biệt là chưa phát huy được tính tự quản, tự giác của Ban chỉ huy Liên đội. Tổng phụ trách Đội vẫn còn làm thay cho các em một số công việc dẫn đến kết quả hoạt động công tác Đội của Liên đội chưa cao. Liên đội Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân là Liên đội chủ yếu có con em thuộc vùng nông thôn nhiều. Cha mẹ của các em đa số làm nông, công nhân kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc chú ý đến con em vẫn chưa cao. Vẫn còn một vài anh (chị) phụ trách chưa thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ đội ngay từ khâu lựa chọn, đến bồi dưỡng, đào tạo dẫn tới việc chưa khai thác hết tiềm năng Ban chỉ huy Chi đội và phát huy vai trò tự quản, làm chủ của các em. Mặc khác các em còn hạn chế về tác phong nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức điều hành; một số em chưa có ý thức rèn luyện kỹ năng Đội và năng lực nghiệp vụ công tác đội Dẫn đến chất lượng hoạt động của Liên đội còn hạn chế . Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải có sự bền bỉ, vừa làm vừa trau dồi và tích lũy kinh nghiệm đóng góp cho công tác Đội. === 5
- Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của Tổng phụ trách. Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội. Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy niềm tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy. Thông qua nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em tự tin hơn thành thạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động và đứng trước đám đông, có khả năng tổ chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín. 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới) mà tác giải đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có hiệu quả cao hơn. Từ thực trạng hoạt động của đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đội của nhà trường đạt chất lượng cao hơn nữa. 2.3.1. Bồi dưỡng phương pháp công tác của Ban chỉ huy * Đợt 1. Từ 9/9 - 15/10:. - Bồi dưỡng cách ghi chép biên bản, hướng dẫn chi tiết cụ thể về sổ sách của Liên Đội. - Bồi dưỡng cách xây dựng Kế hoạch công tác Đội dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách. - Bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội Chi Đội. - Chú trọng vào việc bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội chi Đội. Sau khi bước vào năm học mới bắt đầu vào ngày 09/9/2019 tôi tiến hành cho lập ra nội dung hướng dẫn Đại hội Chi đội và gửi xuống từng chi đội tham khảo cách tổ chức Đại hội Chi đội mẫu và chọn Chi Đội (5A) làm Đại hội mẫu trước. Và 7 chi đội còn lại tổ chức Đại hội sau khi được dự Đại hội mẫu. - Thành phần tham dự gồm: Ban giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Ban chấp hành chi Đoàn, Ban chỉ huy Chi Đội trong toàn Liên Đội, GV Tổng phụ trách, các thầy cô giáo phụ trách 8 chi đội cùng toàn thể Đội viên Chi đội 5A. - Công tác chuẩn bị: + Địa điểm: Tại phòng học lớp 5A. + Trang trí: Quốc kỳ, cờ Đội, ảnh Bác, khẩu hiệu, khăn trải bàn, lọ hoa bàn Chủ tịch, bàn thư ký, thùng phiếu + Đội viên ăn mặc đúng trang phục. - Áo sơ mi màu trắng và khăn quàng. - Quần âu hoặc váy (đối với đội viên nữ) màu sẫm. - Đi giày hoặc dép có quai hậu. + Chuẩn bị báo cáo kết quả nhiệm kỳ 2018-2019; phương hướng hoạt động của năm 2019-2020 ; === 6