SKKN Một số hoạt động trong phần “Post-listening” Tiếng Anh Lớp 11 - Chương trình chuẩn

doc 38 trang sangkien 7741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hoạt động trong phần “Post-listening” Tiếng Anh Lớp 11 - Chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hoat_dong_trong_phan_post_listening_tieng_anh_lo.doc

Nội dung text: SKKN Một số hoạt động trong phần “Post-listening” Tiếng Anh Lớp 11 - Chương trình chuẩn

  1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một trong những môn học khó đối với học sinh. Mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Tuy nhiên, Đa số học sinh rất ngại khi học môn này bởi vì hầu hết các em không có môi trường giao tiếp, kiến thức và vốn từ còn hạn chế. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn chậm . Một trong bốn kỹ năng mà người học Tiếng Anh nói chung, học sinh THPT nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe. Trước đây các em học theo kiểu thụ động, chủ yếu tập trung vào những điểm ngữ pháp, chưa phát huy tốt các kĩ năng - đặc biệt là kĩ năng nghe. Đa số các em còn phụ thuộc vào đáp án có sẵn trong sách giải. Các em chưa thực sự chú tâm đến nội dung bài nghe. Tiết học nghe trở nên nhàm chán, hiệu quả kém. Từ thực tế này, chúng tôi thiết nghĩ làm thế nào để kích thích và tạo sự hưng phấn cho các em phát huy tốt các kĩ năng-đặc biệt là kĩ năng nghe. Chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến thiết kế lại “Một số Hoạt Động Trong Phần “POST-LISTENING” Tiếng Anh Lớp 11- Chương Trình chuẩn cho mới lạ và hấp dẫn hơn; nhằm thu hút sự hứng thú của các em trong giờ học nghe đồng thời củng cố lại kiến thức của bài nghe đó một cách hiệu quả nhất. Từ đó học sinh sẽ dần yêu thích kỹ năng nghe này. Đó chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài này. - 1 -
  2. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: Qua các tiết dạy, bản thân chúng tôi thấy được mục đích của tiết dạy nghe là nhằm phát triển các kĩ năng nghe hiểu của học sinh như nghe sâu (intensive listening), nghe rộng (extensive listening), nghe lấy thông tin cụ thể (listening for specific information) và nghe lấy thông tin chính (listening for gist), Chính vì thế mà chúng tôi thấy ta cần phải thiết kế lại một số hoạt động trong phần “Post Listening” trong các tiết học nghe. Sau mỗi tiết nghe phải thay đổi về hình thức và có các hoạt động khác để phát huy tốt được các kĩ năng hiểu bài của học sinh sau khi nghe như: sử dụng sơ đồ mindmap, sắp xếp lại các bức tranh(Reorder the pictures), hỏi & trả lời (Question & Answer), sử dụng những từ gợi ý để nói thành câu có nghĩa(using these cues words to make a meaningful sentence), điền vào chỗ trống (Gap-Fill), đóng vai (Roleplay), thảo luận (discussion ), trò chơi (games) Các hoạt động nghe trong phần “Post- Listening” không quá 10 phút trong mỗi tiết dạy nghe. Những hoạt động này phải gắn kết với các nội dung từng bài học và phải phù hợp với khả năng của học sinh; không quá khó nhưng cũng không quá dễ gây nên sự nhàm chán đối với học sinh. Phải tạo sự hưng phấn thực sự đối với học sinh; làm cho các em phải chủ động khi nghe; không còn phụ thuộc vào đáp án có sẵn của sách giải; tránh được sự nhàm chán trong giờ học nghe. Vì sau khi nghe, các em có thể nói lại 1 số nội dung vừa mới được nghe bằng nhiều hình thức khác. 2.2. Nội dung cụ thể Qua các tiết dạy nghe, chúng tôi thấy đa số các học sinh còn thụ động , chưa thực sự thích học . Sở dĩ như vậy là do đa số các em đã có sẵn trong sách - 2 -
  3. sách giải. Khi giáo viên yêu cầu nghe để đưa ra đáp án thì các em chưa thực sự tập trung vào nội dung nghe của bài, chỉ cần giáo viên hỏi về những bài tập trong sách thì các em cứ đưa ra câu trả lời hoàn toàn chính xác; nhưng thực tế vẫn còn một số em chưa nghe được. Hơn nữa, những năm trước trong tổ cũng đôi lần thống nhất làm bài kiểm tra nghe(15 phút) ;nhưng chất lượng các bài nghe của các em chưa cao. Từ thực trạng này, chúng tôi thiết nghĩ phải thiết kế lại các bài tập nghe trong phần “Post- Listening” với nhiều hoạt động khác nhau để phát huy tốt được các kĩ năng nghe & hiểu của học sinh ; các hoạt động này ở mức độ vừa phải, không quá khó cũng không quá dễ. Tuy nhiên, qua những hoạt động trong phần “Post- Listening” chúng ta cũng có thể phát huy được việc tổ chức các hoạt động cho học sinh làm việc theo nhóm, cặp, hoặc cá nhân Chính các hoạt động này khuyến khích các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn và chủ động hơn trong khi học đồng thời cũng phát huy được những kỹ năng khác như Speaking (Nói), Writing (Viết), thông qua các hoạt động đó. Để làm được đều này cần phải có sự nổ lực lớn của thầy và trò. 2.2.1. Chuẩn bị + Học sinh phải chuẩn bị tốt phần từ vựng ở nhà trước khi đến lớp. Giáo viên có thể cho trước các từ cần dạy trong phần nghe để học sinh có thể soạn trước nghĩa của những từ đó. (Tuyệt đối học sinh không được xem trước các tapescripts của mỗi bài nghe). Nếu giáo viên phát hiện ra sẽ trừ điểm học sinh đó. + Giáo viên nên thiết kế lại các hoạt động trong phần “Post- Listening” sao cho hấp dẫn tránh trường hợp học sinh đã có sẵn đáp án trong - 3 -
  4. sách giải.Tuỳ theo mỗi giáo viên , có thể dùng Pictures, Posters, Handouts, để tiết kiệm được thời gian cho học sinh. 2.2.2. Tổ chức tại lớp - Giáo viên phân chia lớp theo cặp, nhóm, đội cho phù hợp với từng hoạt động. - Sử dụng Pictures, Posters, Handouts,charts cho các hoạt động và hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện từng hoạt động cho thích hợp. - Cộng điểm thưởng nếu cá nhân, cặp hay nhóm làm tốt để khuyến khích các em, tạo sự hưng phấn trong khi học. 2.3. Các hoạt động trong phần “Post –Listening Tiếng Anh lớp 11 Qua nhiều năm dạy chương trình cải cách- Tiếng Anh 11-Chương trình chuẩn chúng tôi đã thiết kế lại các hoạt động trong phần “Post- Listening” cho mỗi tiết dạy nghe như sau: Unit 1: FRIENDSHIP Work in groups: Close the book and then complete the information about Lan’s friend and Long’s friend Mindmap 1 - 4 -
  5. Mindmap 2 Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: In hoặc kẻ vẽ phần “mindmap” trên vào ½ tờ giấy Ao. Thực hiện: - Phân nhóm: Chia lớp làm 4 nhóm (Hoặc hơn tùy vào từng lớp). Hai nhóm làm bài về Lan’s friend, hai nhóm còn lại làm về Long’s friend - Yêu cầu học sinh gấp SGK lại để làm bài. - Treo hai bài làm xong đầu tiên ở trên bảng. - Gọi hai học sinh đại diện cho hai nhóm lên trình bày phần nhóm mình vừa làm xong. - Gọi học sinh ở các nhóm khác nhân xét hoặc bổ xung (nếu có) - GV nhận xét và cho điểm nếu có. - 5 -
  6. Đáp án gợi ý: Mindmap 1 Report: Lan’s friend is Ha. She lives in hai Phong now. She is very friendly, helpful and sociable. They used to live in the same residential area in Ha Noi. Lan went on a two-day trip to Do son and Ha went to help her. They have become friends since that trip. Mindmap 2 - 6 -
  7. Report: Long’s friend is Minh. They met in college.Minh played the guitar and Long was a singer. They worked together. He is very friendly, helpful. He has good sense of humour. He is also a good listener. Unit 2: Personal Experiences After you listen: Work in groups: Complete the Christina’s story mindmap below basing on the listening. Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: In hoặc kẻ vẽ phần “mindmap” trên vào ½ tờ giấy Ao. Thực hiện: - Phân nhóm: Chia lớp làm 4 nhóm (Hoặc hơn tùy vào từng lớp). - Yêu cầu học sinh gấp SGK lại để làm bài. - 7 -
  8. - Treo một hoặc hai bài làm xong đầu tiên ở trên bảng. - Gọi một hoặc hai học sinh đại diện cho hai nhóm lên trình bày phần nhóm mình vừa làm xong. - Gọi học sinh đại diện các nhóm còn lại lên nhận xét và bổ xung (nếu có) - GV nhận xét và cho điểm nếu có. Đáp án gợi ý: Report: The most unforgetable experience of Christina was happened 3 years ago. She forgot to turn off the gas stove in the kitchen. When the fire started, she was sleeping. She was terrified. Luckily, her mother came and rescued her.The experience made her appreciate her family more than things. - 8 -
  9. Unit 3: A Party Cách 1 After you listen: Work in group: Match the questions in column A with the correct answer in column B, then practice reading it. A B 1. Whose party was it? a. There are twenty people gathering 2. Where did she organize the party? in mai’s house 3. How many people attended the b. They sang “Happy birthday”, party and who were they? listened to music and played cards etc 4.What activities took place at the c. It was Mai’s 16th birthday party party? d. She organized it at home 5. What food and drinks were served e. They were all happy at the party f. Her mother served soft drinks, 6. How were the people at the party? biscuits and cakes. Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: In hoặc viết bài tập trên bảng phụ hoặc tờ Ao Thực hiện: - Phân nhóm: Chia lớp làm 4 nhóm (Hoặc hơn tùy vào từng lớp). - Yêu cầu học sinh gấp SGK lại để làm bài. - Treo hai bài làm xong đầu tiên ở trên bảng. - Gọi hai học sinh đại diện cho hai nhóm lên thực hành bài hội thoại vừa làm xong. - GV nhận xét và cho điểm nếu có. Đáp án gợi ý: A: Whose party was it? B: It was Mai’s 16th birthday party A: Where did she organize the party? - 9 -
  10. B: She organized it at home A: How many people attended the party and who were they? B: There are twenty people gathering in mai’s house A: What activities took place at the party? B: They sang “Happy birthday”, listened to music and played cards etc A: What food and drinks were served at the party B: Her mother served soft drinks, biscuits and cakes. A: How were the people at the party? B: They were all happy Cách 2: After you listen: Work in groups to complete the mindmap below basing on the listening. - 10 -
  11. Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị: In hoặc kẻ vẽ phần “mindmap” trên vào ½ tờ giấy Ao. Thực hiện: - Phân nhóm: Chia lớp làm 4 nhóm (Hoặc hơn tùy vào từng lớp). - Yêu cầu học sinh gấp SGK lại để làm bài. - Treo một hoặc hai bài làm xong đầu tiên ở trên bảng. - Gọi một hoặc hai học sinh đại diện cho hai nhóm lên trình bày phần nhóm mình vừa làm xong. - Gọi học sinh đại diện các nhóm còn lại lên nhận xét và bổ xung (nếu có) - GV nhận xét và cho điểm nếu có. Đáp án gợi ý: Report Mai’s birthday party was held in her house. There were 20 her friends. Birthday cakes, soft drinks and cakes were served at the party. People sang happy birthday song, listened to music and played cards. The people at the party all were happy. Unit 4: Volunteer Work - 11 -