SKKN Một số hoạt động dạy và học Tiếng Anh hiệu quả đối với học sinh Lớp 11 trường THPT 19-5

doc 70 trang sangkien 26/08/2022 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hoạt động dạy và học Tiếng Anh hiệu quả đối với học sinh Lớp 11 trường THPT 19-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hoat_dong_day_va_hoc_tieng_anh_hieu_qua_doi_voi.doc
  • docBìa s£ng kiến.doc
  • docĐỀ CƯƠNG S￁NG KIẾN 2016 - 2017 (1).doc

Nội dung text: SKKN Một số hoạt động dạy và học Tiếng Anh hiệu quả đối với học sinh Lớp 11 trường THPT 19-5

  1. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Theo phương pháp dạy và học truyền thống, giáo viên là trung tâm. Quá trình dạy là quá trình truyền tải tri thức từ người dạy sang người học. Theo phương pháp mới, dạy học theo hướng tích cực, nghĩa là: giờ học là sự phối hợp hành động của người dạy và người học. Người dạy có nhiệm vụ đưa ra các tình huống có vấn đề, chỉ dẫn cho học sinh các công cụ để giải quyết vấn đề. Giáo viên là người tư vấn. Chính vì vậy, người học có vai trò tích cực hơn trong hoạt động dạy và học. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp lên lớp nói riêng là việc làm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện hành đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Để làm được điều đó, mỗi người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo trong từng hoạt động dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh, từ đó các em có thể phát huy tối đa tính tích cực và tự giác, độc lập và sáng tạo. Giáo viên cũng cần rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào giao tiếp đem lại hứng thú học tập các em thông qua các hoạt động ngoại khóa. 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến Là một giáo viên Tiếng Anh THPT, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của bộ môn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để học sinh thực sự yêu thích và học tốt môn Tiếng Anh, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm thông qua thực tế giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh, đặc biệt với học sinh trường tôi, nơi còn nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập. Tôi nhận thấy khi giáo viên thiết kế được các hoạt động có tính thi đua, học sinh vừa học vừa chơi thì giờ học đạt hiệu quả cao hơn; đồng thời học sinh cũng tích cực và tiếp thu bài học tốt hơn. Chính vì vậy, trong quá trình thực dạy lớp 11A4, tôi soạn bài với các hoạt động đa dạng dưới các hình thức khác nhau 1
  2. và đúc rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy. Tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số hoạt động dạy và học Tiếng Anh hiệu quả đối với học sinh lớp 11 trường THPT 19-5” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. 3. Mục tiêu cần đạt được Thông qua sáng kiến, tôi muốn giới thiệu một một số hoạt động dạy và học mà tôi đã thiết kế với mục đích đem lại hiệu quả trong mỗi tiết Tiếng Anh. Đó là những hoạt động được áp dụng trong từng bài học, không chỉ là bước đệm để khởi đầu bài học mới mà còn củng cố và vận dụng kiến thức vào thực tế. Với những hoạt động được nêu trong sáng kiến, tôi hi vọng sự đầu tư vào mỗi tiết dạy bằng cả tâm và sức của giáo viên, bộ môn Tiếng Anh không còn khó đối với học sinh không chỉ ở trường 19-5 mà cả các trường bạn, đồng thời mang lại những hiệu quả thực sự: - Giờ học Tiếng Anh sôi nổi hơn - Học sinh học tập tích cực và yêu thích bộ môn Tiếng Anh hơn - Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường - Tạo môi trường thực hành Tiếng Anh cho học sinh - Nâng cao tính tự giác cho các em - Tạo điều kiện cho học sinh hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau - Tạo sân chơi lành mạnh để học sinh phát huy năng lực, sở trường 2
  3. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của sáng kiến 1.1 Nội dung của sáng kiến Một giờ học Tiếng Anh sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo viên biết cách làm cho bài học trở lên sinh động, thú vị và lôi cuốn học sinh. Tuy nhiên, nếu việc học Tiếng Anh chỉ dừng lại ở các tiết chính khóa thì những kiến thức thầy và trò đạt được sẽ dần mất đi. Chính vì thế, môi trường phi ngoại ngữ cần được mở rộng sang các hoạt động ngoại khóa. Đây là cơ sở để việc học Tiếng anh đúng với phương châm học đi đôi với hành. KHỞI ĐỘNG GIỜ DẠY VÀ HỌC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA THEO CHỦ ĐIỂM Hình 1: Sơ đồ nội dung của sáng kiến 1.1.1. “Warm-up” activity (Khởi động) Có rất nhiều yếu tố để tạo nên một tiết học Tiếng Anh thành công. “Warm-up” activity (Khởi động) là một trong những yếu tố đó. Các hoạt động khởi động giáo viên thường sử dụng trước đây: - Kiểm tra từ mới (Checking new words) - Hỏi và trả lời (Chatting) - Sử dụng gợi ý (Pre-part) để giới thiệu bài 3
  4. Trên thực tế, một giờ học - 45 phút có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào việc học sinh đã được “warm-up” như thế nào. Các hoạt động khởi động thường chiếm thời gian ngắn, khoảng từ 5 đến 7 phút, nhưng vô cùng quan trọng. Các hoạt động này có rất nhiều ưu điểm: • Tạo môi trường thuận lợi để học sinh thích nghi với bài học mới. • Gây hứng thú đối với bài học mới • Giúp học sinh liên hệ kiến thức đã học hoặc đã biết với bài học mới • Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích tiếp cận đến nội dung trọng tâm của bài học. Tùy theo mục đích của giờ dạy, đồng thời tùy vào đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn hoạt động “warm –up” cho phù hợp. Giáo viên có thể rút kinh nghiệm và thay đổi hoạt động sau khi đã dạy qua một lớp để tạo độ tích cực cho hoạt động cao hơn. Sau đây là những hoạt động “Warm-up” tôi đã sử dụng trong quá trình dạy: Đây là những hoạt động nhằm tìm ra chủ đề bài học (Guessing topic) a. Through songs (Thông qua bài hát) Hình 2: Bài hát “Happy New Year” Khi bắt đầu tiết học, giáo viên mở bài hát hay một đoạn trong bài hát. Học sinh nghe và đoán chủ đề bài học. Tùy thuộc từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể mở nhạc beat, nhạc tiếng, hay nhạc có hình hoặc hát trực tiếp nếu giáo viên hay học sinh trong lớp có giọng hát hay. Những bài hát vui nhộn khiến học 4
  5. sinh phấn khích và xóa đi rào cản tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trước khi bắt đầu tiết học. Nguồn bài hát giáo viên có thể tìm thấy trên mạng, Zing mp3 hoặc Youtube. Tuy nhiên, giáo viên cần tìm tòi và lựa chọn những bài hát đúng chủ đề bài học, đáp ứng mục tiêu giờ giảng mà dễ nghe và dễ hiểu. Tôi đã áp dụng hoạt động này vào một số tiết dạy theo các chủ điểm trong chương trình học khối 11 (Ban cơ bản), các đồng chí có thể tham khảo theo các link sau: - Unit 1: Friendship – You’ve got a friend - Unit 3: Party – Happy birthday - Unit 8: Celebrations – Jingle bell and Happy New Year - Unit 11: Sources of energy – Solar energy song - Unit 12: The Asian Games – The Asian Games songs b. Through pictures (Thông qua hình ảnh) “A picture is worth as a thousand words.” (Một bức tranh đáng giá bằng ngàn lời nói.). Câu nói trên cho ta thấy hiệu quả truyền tải thông điệp từ các bức tranh; bài học sẽ trở nên sinh động hơn, và học sinh có thể đoán được chủ đề của bài một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi giáo viên tận dụng được đồ dùng học tập trực quan hay tối thiểu là tranh ảnh minh họa, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài và giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên có thể sử dụng các bức tranh được vẽ trực tiếp, đơn giản; hoặc được in ra; hoặc được trình chiếu trên powerpoint tùy thuộc điều kiện thực tế từng lớp hay từng trường. Tôi đã áp dụng theo nội dung các chủ điểm: - Unit 1: Friendship - Unit 3: A Party - Unit 6: Competitions - Unit 8: Celebrations - Unit 10: Nature in danger - Unit 11: Sources of energy 5
  6. - Unit 12: The Asian Games - Unit 13: Hobbies - Unit 16: The wonders of the world Hình 3: A party (Miêu tả một bữa tiệc) c. Through videos or clips (Thông qua video/ clip) Các video hay clip theo chủ điểm với những hình ảnh sống động, âm thanh lôi cuốn làm cho học sinh hứng thú và dễ tiếp cận nội dung bài học. Tôi đã áp dụng vào các bài học sau: - Phần Pronunciation (E. Language Focus) Trang web hữu ích: - Unit 2: Personal experiences - Unit 4: Volunteer work Hình 4: volunteer work (Dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn biết đọc và viết) - Unit 6: Competitions - Unit 10: Nature in danger - Unit 15: Space conquest 6
  7. - Unit 16: The wonders of the world Sau khi trải nghiệm với các video hay clip, học sinh trở lên năng động, sáng tạo hơn khi tham gia vào các hoạt động tiếp theo. Đồng thời, học sinh được tiếp cận một cách chân thực những chủ đề bài học, có liên hệ thực tế so với nhìn qua con chữ hay các trang giấy bởi vì các em không có nhiều cơ hội được đi tham quan hay giao lưu học hỏi trong học tập cũng như trong cuộc sống. 1.1.2. Extracurricular activities (Hoạt động ngoại khóa) Giảng dạy là một quá trình mang tính nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức. Thông thường con người học chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE và THẤY, 80% những gì họ NÓI, 90% những gì họ NÓI và LÀM, tức là khi họ TỰ KHÁM PHÁ. Giờ học trên lớp rất hạn chế. Học sinh không có nhiều thời gian để thực hành nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm vững và sử dụng ngôn ngữ tình huống (situational language) và ngôn ngữ chức năng (funtional language). Khi ra ngoài thực tế nhiều học sinh không biết giao tiếp bằng Tiếng Anh trong những tình huống cụ thể, ví dụ như khi đi tham quan. Vì những lí do trên, hoạt động ngoại khóa là hoạt động giúp cho người học bù đắp những thiếu hụt về mặt thực hành những kiến thức được học trên lớp cũng như liên hệ bài học với thực tế. Một số hoạt động ngoại khóa tôi đã thực hiện trong chương trình học: a. Hoạt động tình nguyện (volunteer work) Tôi đã tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm: Unit 4: Volunteer work (Hoạt động tình nguyện) Học sinh được tham gia vào hoạt động lao động tình nguyện tại trường nhằm chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra học sinh còn tham gia ủng hộ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và hưởng ứng các phong trào chung của nhà trường. b. Câu đố (Puzzles/ Quizzes) Tôi đã tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm: Unit 6: Competitions 7
  8. Học sinh tham gia cuộc thi tìm hiểu kiến thức chung: Đường lên đỉnh Olympia, trong tiết sinh hoạt tập thể. Hoạt động này rất bổ ích, không những tạo hứng thú học tập mà còn tạo cảm giác thư giãn, học mà chơi, chơi mà học. c. Thuyết trình (Presentation) Tôi đã tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm: - Unit 1: Friendship: Giới thiệu về 1 người bạn thân - Unit 8: Celebrations: Giới thiệu về 1 ngày lễ ở Việt Nam/ nước ngoài Trong hoạt động này, người học sẽ được trình bày một chủ đề được mọi người quan tâm. Những người nghe có thể đưa ra các nhận xét về nội dung, cách trình bày, độ phong phú của từ vựng cũng như các cấu trúc ngữ pháp. Hoạt động này nhằm giúp người đọc luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp. d. Diễn kịch (Role-play) Hoạt động diễn kịch là hình thức phát triển khẩu ngữ tích cực nhất và tạo được nhiều tình huống đa dạng, phong phú giống như ngoài cuộc sống xã hội. Khi được đóng vai một nhân vật khác, học sinh sẽ cảm thấy tò mò, thú vị và vận dụng hết khả năng của mình để hoàn thành hết vai trò của mình trong vở diễn. Hoạt động diễn kịch giúp người học phát triển kĩ năng giao tiếp đạt đến mức độ trôi chảy trong sử dụng Tiếng Anh. Tôi đưa ra một số tình huống cho học sinh: - Trải nghiệm (Unit 2: Personal experiences) - Bữa tiệc (Unit 3: Party) Những hoạt động trên giúp học sinh không cần nhớ máy móc các qui tắc ngữ pháp, thay vào đó học sinh được tham gia vào quá trình giao tiếp và có cơ hội thực hành cả bốn kĩ năng ngôn ngữ. 1.2. Quy trình cách thức tạo ra sáng kiến Tôi nghiên cứu kĩ nội dung bài học, mục tiêu cần đạt được của mỗi bài, trên cơ sở đó tôi thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp 8