Sáng kiến kinh nghiệm Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ trong tiếng Anh

doc 11 trang sangkien 27/08/2022 4960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ trong tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_menh_de_quan_he_va_dai_tu_quan_he_tron.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ trong tiếng Anh

  1. Sáng kiến kinh nghiệm – Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ Phần I : Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Trong nhiều năm dạy Tiếng Anh ở trường THPT, tôi nhận thấy đa số các em học sinh chưa say mê học tập môn Tiếng Anh. Một phần vì các em chưa được làm quen và chưa được học ở các lớp dưới, một phần vì sự phát âm, ngữ pháp, ngữ điệu của Tiếng Anh khác Tiếng Việt. Hơn nữa điều kiện để cho các em học tập ở nhà cũng như ở trường còn nhiều thiếu thốn. Chính vì vậy mà chất lượng giờ dạy chưa cao, hiệu quả tiếp thu của các em còn hạn chế. Trong chương trình Tiếng Anh ỏ trường THPT (hệ 7 năm), ở lớp 10, 11 các em chủ yếu được luyện nghe và nói, phần viết của các em chưa được quan tâm đúng mức cho nên đến lớp 12 các em viết một câu hay một đoạn văn còn nhiều hạn chế. Nhiều em chưa biết kết hợp các câu đơn thành một câu phức. Để giúp học sinh có kỹ năng viết câu tốt hơn, nhất là cách dùng các đại từ quan hệ để nối câu trong mệnh đề quan hệ. Do vậy tôi chọn đề tài: “ Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ trong Tiếng Anh” (The relative pronouns and clauses) II. Phạm vi nghiên cứu: - Trong chương trình dạy và học Tiếng Anh T.H.P.T (lớp 11- hệ 7 năm ). III. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối 11 trường T.H.P.T Phù ninh-Phú thọ. IV. Mục đích nghiên cứu: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là đại từ quan hệ (relative pronouns ) và cách dùng các đại từ quan hệ trong mệnh đề quan hệ (relative clauses) hay mệnh đề tính ngữ (adjective clauses). - Học sinh hiểu được thế nào là mệnh đề quan hệ, hay mệnh đề tính ngữ. - Học sinh hiểu được thế nào là mệnh đề giới hạn (restrictive clauses), mệnh đề không giới hạn ( non- restrictive clauses). - Học sinh biết cách dùng các đại từ quan hệ để giải các loại bài tập: + Kết hợp các câu đơn thành một câu phức. + Điền vào chỗ trống với một đại từ quan hệ thích hợp. + Dùng mệnh đề tính ngữ để viết thành một câu hoàn chỉnh. + Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu. - Làm cho học sinh thích học môn Tiếng Anh hơn, từ đó hiệu quả giờ dạy và chất lượng tiếp thu của các em học sinh ngày càng được nâng cao. 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm – Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ Phần II: Nội dung I. Cơ sở lý luận, khoa học của đề tài: Môn ngoại ngữ trong nhà trường là một môn học rất cần thiết đối với các em học sinh. Trong đó môn Tiếng Anh ngày càng được dạy ở tất cả các cấp học từ bậc Tiểu học đến bậc Cao đẳng- Đại học. Ngày nay tất cả các ngành khoa học, kỹ thuật và đời sống đều sử dụng Tiếng Anh. Tiếng Anh là một phương tiện hữu hiệu của việc truyền thông quốc tế. Học tập tốt môn Tiếng Anh các em học sinh sẽ hiểu được phong tục, tập quán ,văn hoá , xã hội của nước Anh và các nước nói Tiếng Anh trên thế giới. Muốn vậy các em phải nắm và hiểu được cách dùng của từ vựng, ngữ pháp , cách dùng ngôn ngữ của Tiếng Anh. Nếu các em không hiểu được cách dùng các đại từ quan hệ và mệnh đề quan hệ thì các em không thể hiểu được một số câu phức, do đó các em không thể đọc sách báo và giao tiếp được, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn diễn tả ý nghĩ của mình bằng lời nói hay chữ viết. Chính vì vậy việc nắm vững cách dùng các đại từ quan hệ và sử dụng thành thạo chúng là một điều rất cần thiết đối với các em học sinh. II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: A. Nội dung (content): Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ (Relative pronouns and clauses) 1. Định nghĩa (Definition): - Mệnh đề (clauses): + Mệnh đề là nhóm từ có chứa ít nhất một chủ ngữ và một động từ. + Mệnh đề độc lập (independent clauses): là một câu hoàn chỉnh. + Mệnh đề phụ (dependent clauses ): Không phải là một câu hoàn chỉnh , nó phải kết nối với một mệnh đề chính. + Mệnh đề quan hệ (relative clauses): Là một mệnh đề phụ bổ nghĩa cho một danh từ, nhằm nói rõ thêm về danh mà nó thay thế. - Đại từ quan hệ (relative pronouns): Là tiếng đứng liền sau một danh từ hay một đại từ để thay thế cho danh từ hay đại từ đó. Nó có thể thực hiện chức năng chủ ngữ hay tân ngữ cho động từ trong mệnh đề theo sau. Mệnh đề này làm công việc của một tính từ nên gọi là mệnh đề phụ tính ngữ ( adjective clauses ) hay còn gọi là mệnh đề quan hệ (relative clauses ). - Đại từ quan hệ còn là một từ nối mệnh đề chính với mệnh đề phụ để tạo thành một câu phức ( Complex sentence ). Eg: (i) He has bought an English book which is very expensive. (Anh ta đã mua một cuốn sách Tiếng Anh rất đắt) Trong ví dụ trên: + “He has bought an English book” ( Main clause - mệnh đề chính). + “which” (Relative pronoun - đại từ quan hệ ) + “an English book” (Antecedent - tiền vị ngữ) + “which is very expensive” (Adjective clause - mệnh đề tính ngữ) 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm – Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ (ii) The man who wrote this book is a famous writer. Trong ví dụ trên: + “The man is a famous writer” ( Main clause - mệnh đề chính). + “who” (Relative pronoun - đại từ quan hệ ) + “The man” (Antecedent - tiền vị ngữ) + “who wrote this book” (Adjective clause - mệnh đề tính ngữ) Đại từ quan hệ có các hình thức sau: Antecedent Sụbject Object Possessive case People who, that who, whom, that whose Thing which, that which, that of which 2. Cách dùng (usage) : a) Who (người mà) : - Là đại từ quan hệ dùng để thay thế cho danh từ hoặc đại từ chỉ người. Nó có thể dùng làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ trong mệnh đề quan hệ. - Who: Thay thế cho các đại từ nhân xưng ( I, he, she, you, we, they và các danh từ làm chủ ngữ trong câu ). Eg: + This is the man who teaches me English. (Đây là người dạy tôi môn Tiếng Anh) + The woman who wrote this book is a famous writer. (Người phụ nữ viết cuốn sách này là một nhà văn nổi tiếng) b) Whom: - Whom: Thay thế cho các đại từ hoặc danh từ làm tân ngữ cho động từ trong câu ( me, him, her, you, us, them và các danh từ làm tân ngữ trong câu ). Eg: + She is the girl whom I met yesterday. (Cô ấy là người tôi gặp hôm qua) + The man whom I spoke to is very happy. (Người đàn ông mà tôi đã nói chuyện có vẻ rất vui) Chú ý: - Ta có thể thay thế đại từ quan hệ “whom” bằng đại từ quan hệ “who” hoặc “that” ( nếu không có giới từ đứng trước “whom” ) và đại từ quan hệ “whom” cũng có thể bỏ đi được ( nếu không có giới từ đứng trước ). Eg: + The man whom ( who, that) I spoke to is very happy. Ta có thể viết : + The man to whom I spoke is very happy. + The man I spoke to is very happy. c) Whose (Của người đó): - Whose: Chỉ quyền sở hữu. - Whose: Dùng để thay thế cho các tính từ sở hữu ( my, your, his, her, our, their và các danh từ chủ sở hữu trong sở hữu cách ). Eg: + He met the girl whose eyes were blue. (Anh ta đã gặp một cô gái mắt xanh) 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm – Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ + The men whose houses were damaged will compensated. (Những người mà nhà cửa bị thiệt hại sẽ được đền bù) d) Which (Cái mà, vật mà, điều mà ) - Là đại từ quan hệ thay thế cho danh từ chỉ đồ vật, con vật, sự kiện “which” có thể làm chủ ngữ hay tân ngữ cho động từ trong mệnh đề quan hệ. * Which (làm chủ ngữ ) Eg: + The book which is on the table is mine. (Cuốn sách ở trên bàn là của tôi) + Can you see the horse which won the match? (Bạn có nhìn thấy con ngựa thắng cuộc không?) * Which (làm tân ngữ ) Eg: + The film which we saw last night wasn't very good. (Bộ phim mà chúng tôi xem tối hôm qua không hay lắm) + This is the book which I bought last year. (Đây là cuốn sách tôi mua năm ngoái) e) Of which (của nó, của vật đó) - Để diễn tả sở hữu của vật ta dùng “of which”. Eg: + The book of which the cover is blue is mine. (Cuốn sách có bìa màu xanh là của tôi) Thông thường ta viết: The book with the blue cover is mine. + The house of which the windows are broken is hers. (Ngôi nhà có cửa sổ bị vỡ là nhà của cô ta) Thông thường ta viết: The house with the broken windows is hers. f) That : * That: Là đại từ quan hệ có thể thay thế cho đại từ quan hệ “who, whom, which” trong những mệnh đề giới hạn (restrictive clauses). (Mệnh đề giới hạn là mệnh đề cần thiết cho ý nghĩa của cả câu. Nếu không có nó thì câu không đầy đủ ý nghĩa). Eg: + The book which (that) you lent me was very interesting. (Cuốn sách mà bạn cho mình mượn rất hay) + The woman who (that) wrote this book is a famous writer. (Người phụ nữ viết cuốn sách này là một nhà văn nổi tiếng) + The girl whom (that) you met at the door is my sister. (Cô gái mà bạn gặp ở chỗ cửa là em của tôi) - Không dùng “that” trong mệnh đề không giới hạn (non- restrictive clauses). (Mệnh đề không giới hạn là mệnh đề không cần thiết cho ý nghĩa cuả cả câu, nó chỉ cung cấp thêm thông tin cho danh từ đã xác định. Nếu lược bỏ nó đi cũng không làm ảnh hưởng tới ý nghĩa của cả câu. Mệnh đề này được tách khỏi mệnh đề chính bằng một hoặc hai dấu phảy. Mệnh đề không giới hạn thường đi sau những danh từ riêng hoặc những danh từ đã được bổ nghĩa bởi những yếu tố khác). Eg: + David, who is my friend, is coming. (David bạn tôi đang tới) 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm – Mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ + Hemingway, who was an American writer, was born in 1899 and died in 1961. (Hemingway, một nhà văn Mỹ, sinh năm 1899 và mất năm 1961) + My sister, whom you met yesterday, wants to speak to you. (Chị tôi, người mà bạn gặp hôm qua, muốn nói chuyện với bạn) * That: còn được dùng trong cấu trúc nhấn mạnh " It is /was that " ( chính mà ). Eg: + It is the book that helps me a lot. (Chính cuốn sách này đã giúp tôi rất nhiều) + It was he that killed the lion. (Chính hắn ta đã giết con sư tử) g) Trạng từ quan hệ: * Where (nơi mà): Where: Là trạng từ quan hệ thay thế cho từ hoặc nhốm từ chỉ nơi chốn. Eg: + This is the house where Shakespeare was born. (Đây là ngôi nhà nơi Shakespeare sinh ra) + This is the school where my father used to teach. (Đây là ngôi trường nơi cha tôi đã từng dạy) * When (Khi mà): When: là trạng từ quan hệ thay thế cho từ hoặc nhóm từ chỉ thời gian. Eg: + May Day is a day when the workers show their solidarity. (Ngày 1/5 là ngày mà những người công nhân thể hiện tình đoàn kết) + New Year’s Day is a day when family members gather. (Ngày đầu xuân là ngày mà mọi người trong gia đình đoàn tụ) B. Phương pháp: * Để giờ dạy đạt kết quả cao tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Giới thiệu ngữ liệu mới (Presentation / setting up contexts /situations). - Khuyến khích học sinh tự nhận biết cấu trúc mới, từ mới. - Thực hành sử dụng ngôn ngữ. + Thực hành máy móc. + Thực hành có hướng dẫn. - Tổ chức luyện tập trên lớp: Cả lớp, cá nhân,theo nhóm. - Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh thông qua giải bài tập , chơi trò chơi. - Dạy học luôn luôn lấy học sinh làm trung tâm, thầy giáo là người hướng dẫn tổ chức. - Khai thác tốt các dụng cụ trực quan, hình vẽ, tranh vẽ 5