SKKN Một số giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn hiện nay

docx 40 trang Mịch Hương 27/09/2024 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_xay_dung_doi_ngu_nham_n.docx
  • pdfDAUHOANGHUNG-HUYNHTHUCKHANG-QUANLY.pdf

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn hiện nay

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LĨNH VỰC: QUẢN LÝ NGHỆ AN - 2022 1
  2. 4.7. Nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với giáo 35 viên . C. KẾT LUẬN 37 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 3
  3. các nước trong khu vực và quốc tế, đảm bảo bản sắc dân tộc; tham gia đào tạo đội ngũ học sinh năng động, có năng lực sáng tạo, thực hành, ngoại ngữ và tin học đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; tạo điều kiện để một số cơ sở giáo dục trở thành nhân tố tiên phong, nòng cốt, đi đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tạo sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực đến các trường trung học trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tỉnh nhà. Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng là trường duy nhất bậc THPT được chọn thí điểm ở Nghệ An. Trong quá trình đổi mới, xây dựng nhà trường thành trường tiên tiến, chất lượng cao cấp quốc gia, ngang tầm khu vực và quốc tế , đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài cho quê hương đất nước đã chọn nội dung công việc thiết yếu, đó là: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ, cân đối, chất lượng cao; Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, rèn luyện của học sinh và nhu cầu nghiên cứu giảng dạy, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường; Xây dựng chương trình gồm chương trình chuẩn phổ thông, chương trình dạy học môn chuyên, môn năng khiếu, chương trình quốc tế, chương trình kỹ năng sống, trải nghiệm Trong đó, để đảm bảo tính bền vững của chất lượng giáo dục của nhà trường trước hết, cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển nhà trường hiện nay giữ vai trò cốt yếu. Bên cạnh những cán bộ quản lý, giáo viên vẫn tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong học tập, công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, chủ động thích ứng với yêu cầu đổi mới của xã hội thì vẫn còn một bộ phận bộc lộ những yếu kém, lúng túng trước yêu cầu mới, tư duy và phương thức quản lý giáo dục vẫn còn chịu ảnh hưởng của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp. Để đảm bảo tính bền vững của chất lượng giáo dục và đào tạo trong hoàn cảnh cơ 5
  4. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Các văn bản chỉ đạo - Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức. - Kế hoạch số 306/KH-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Nghệ An về triển khai thí điểm xây dựng các trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2023. - Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/01/2022 về của UBND tỉnh Nghệ An về Đề án thí điểm xây dựng trường mầm non, phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2030 - Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. - Hướng dẫn số 1764/SGD&ĐT ngày 01/9/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022. 1.2. Những vấn đề đặt ra đối với chính sách giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay Để việc hoạch định và thực thi các chính sách giáo dục và đào tạo một cách tối ưu, hiệu quả nhất, chúng ta cần phải xác định được một cách rõ ràng những vấn đề đang đặt ra đối với chính sách trên cơ sở phân tích thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta từ nay đến năm 2045. Chính sách giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách ở tất cả các nước khi tiên hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở nước ta, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2009 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: “ Đến năm 2020, xây dựng đội ngũ trí thức mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với 7
  5. 1.3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên Luật Giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình ". Điều đó khẳng định, giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Với nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục nhằm mục tiêu phát triển toàn diện học sinh, đội ngũ giáo viên vừa là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học, vừa là lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục. Do đó việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung. Bước sang thế kỷ XXI, nền giáo dục hiện đại có những xu hướng đổi mới sâu sắc từ quan niệm về vị trí ,vai trò, chức năng của giáo dục đến nội dung và phương pháp giáo dục. Bên cạnh đó, sự phát triển vũ bão của khoa học- công nghệ, những tác động đa chiều của thế giới đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước nhà. 9