SKKN Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn - chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị

doc 12 trang sangkien 7820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn - chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_to_chuc_boi_duong_chuye.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn - chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị

  1. SKKN: Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn-chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị. PHÒNG GD-ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG T.H VĨNH HÒA Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Vĩnh Hòa, ngày 05 tháng 4 năm 2010 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề nghị công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở . Tên đề tài: “Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn-chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị”. I/ Sơ yếu lí lịch: - Họ và tên: Bí danh: Không. Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: - Quê quán: - Nơi thường trú: . - Đơn vị công tác: Trường T.H - Chức vụ hiện nay: . - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: . - Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ: * Khó khăn: - Năng lực, trình độ chuyên môn; kinh nghiệm tổ chức điều hành, quản lý của bản thân nhiều mặt còn có những hạn chế nhất định; chưa được kinh qua bồi dưỡng đào tạo, vừa làm vừa học hỏi qua thực tế và đồng nghiệp là chính. - Nhận thức, sự nhiệt tình hưởng ứng của giáo viên chưa hoàn toàn đồng đều. - Trang thiết bị, sách báo, tư tài liệu phục vụ cho công tác có mặt chưa đáp ứng đầy đủ. * Thuận lợi: - Có các văn bản, tài liệu hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên( chỉ thị số 4899/CT-BGD-ĐT ngày 8/8/2009, công văn hướng dẫn số 7312/BGD-ĐT-GDTH ngày 21/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). - Nghị quyết Đại hội chi bộ trường lần thứ VIII. -Thực hiện chủ đề năm học mới: “ Đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục” - Được Hiệu trưởng và các đồng nghiệp có kinh nghiệm quan tâm giúp đỡ. Người thực hiện: Trang 1
  2. SKKN: Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn-chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị. - Hầu hết giáo viên có chí tiến thủ, học hỏi vươn lên. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy cơ bản đảm bảo. - Có kinh nghiệm của các bậc đồng nghiệp anh chị để làm cơ sở học hỏi, tham cứu. II/ Sơ lược thành tích của đơn vị: - Nhà trường đã giữ vững và duy trì được 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh; có 2 giáo viên giỏi cấp trường. - Có 7 học sinh đạt giải học sinh giỏi huyện, tỉnh. - Có 1 giáo án điện tử và 1 thiết bị dạy học đạt giải huyện. - Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 68%. III/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2009-2010 nhà trường tiếp tục triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Vì vậy, công tác bồi dưỡng chuyên môn- chuyên đề cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính quyết định đến chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường; bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng và toàn diện. Luôn luôn cần phải được bổ sung bồi đắp không ngừng những cái mới, những cái hay, những cái còn khiếm khuyết, hạn chế để từng bước hoàn thiện tốt bản thân trong công tác, đáp ứng bắt kịp xu thế tiến hóa chung của thời đại và yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục trong hiện tại và tương lai. Hiện nay, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới công tác giáo dục trên nhiều bình diện và cấp độ khác nhau nên yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên càng trở nên bức thiết, đòi hỏi. Một nhà trường mà người giáo viên thường xuyên được củng cố và bồi dưỡng tích cực về chuyên môn nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục- giảng dạy ắt sẽ được tiến bộ, nâng lên rõ rệt trên nhiều mặt. Nghiêm túc nhìn nhận, so với yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ giáo dục hiện nay, thì ít nhiều chất lượng của một bộ phận giáo viên ở đơn vị chúng tôi có mặt còn bất cập, hạn chế nhất định, cần phải được tăng cường bồi dưỡng, đào tạo và nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa. Chúng tôi xác định rằng: Công tác bồi dưỡng chuyên môn- chuyên đề cho đội ngũ giáo viên là một mắc xích quan trọng và đặc biệt thiết yếu trong hệ thống công tác quản lí. Công tác này cần phải được cải tiến, đẩy mạnh không ngừng, phải Người thực hiện: Trang 2
  3. SKKN: Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn-chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị. được các cấp quản lí giáo dục và bản thân người giáo viên hết sức quan tâm đầu tư đúng mức. Với những suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài: Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn- chuyên đề cho đội ngũ giáo viên tại đơn vị.Tôi xem đây như là một cơ hội và môi trường tốt để tự mình học hỏi trau dồi thêm về lĩnh vực chuyên môn cùng kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lí. Qua đó nhằm đạt được các mục đích yêu cầu: - Xác định rõ thêm về thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại đơn vị thời gian qua. - Xác lập kế hoạch và giải pháp tổ chức thực nghiệm đề tài tại đơn vị. - Lắng nghe, thu nhận, phản hồi những ý kiến, đề xuất nảy sinh trong quá trình tổ chức thực nghiệm. - Phấn đấu góp phần tăng cường bổ sung thêm cho đội ngũ giáo viên về khả năng, trình độ chuyên môn, tay nghề - Góp phần tăng dần tỉ lệ giáo viên và học sinh khá giỏi, giảm dần học sinh yếu kém. - Tăng thêm hứng thú học tập và hoạt động cho học sinh: học sinh hiểu bài, nắm được bài, thuộc bài nhanh hơn, dễ hơn, đầy đủ và khắc sâu hơn. - Góp phần đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không” với 4 Nội dung ;cuộc vận động “Mõi thầy giáo,cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ; phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong nhà trường. - Phát hiện, bồi đắp, nhân rộng các nhân tố mới, thành tố mới. - Góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị đề ra. - Xây dựng đơn vị tiến bộ vững mạnh; duy trì và phát huy tốt các thành tích đã đạt được; nỗ lực phấn đấu xây dựng đơn vị đạt trường chuẩn quốc gia trong vài năm tới. - Bổ sung, thu hoạch thêm vốn nghề và năng lực trình độ, kinh nghiệm cho người làm công tác quản lí giáo dục. - Tạo thêm cơ hội để cán bộ giáo viên trao đổi thảo luận, học hỏi rút kinh nghiệm và bày tỏ tâm tư nguyện vọng, kiến nghị đề xuất; mổ xẻ phân tích, bổ sung hoàn thiện trước các vấn đề khó, mới trong công tác giáo dục- giảng dạy. IV/ Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm: Người thực hiện: Trang 3
  4. SKKN: Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn-chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị. - Theo đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình giáo dục ở các bậc học, cấp học. Trong đó có cấp tiểu học để tiến kịp xu thế phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Năm học 2006-2007 ở cấp Tiểu học, chúng ta đã thực hiện năm cuối cùng thay đổi chương trình và sách giáo khoa lớp 5 cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cũng như cách đánh giá. Tháng 8/ 2009 đã triển khai tập huấn kiến thức- kĩ năng cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt. Xét ở cấp tiểu học chúng ta thấy có các vấn đề: - Chương trình, nội dung sách giáo khoa mới của bậc tiểu học đã được tinh giản, tập trung vào các kiến thức- kĩ năng cơ bản, mang tính thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục, nhiều môn học. - Phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm; nghĩa là dạy học phải xuất phát từ người học, nhằm giúp họ có đủ kiến thức hiểu biết đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống, của xã hội đặt ra, trên cơ sở phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. - Kế thừa, chọn lọc và kết hợp sáng tạo tốt các phương pháp dạy học cổ truyền với các phương pháp dạy học mới mẽ, tiên tiến hiện đại. - Hình thức tổ chức và phương tiện dạy học cũng phải đổi mới cho phù hợp thích nghi với phương pháp nội dung đổi mới trong giảng dạy( dạy theo lớp, dạy theo nhóm và dạy cho từng cá nhân học sinh ). - Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập ở các môn học như Toán, Tiếng Việt theo định lượng thang điểm 10, các môn học còn lại được đánh giá theo định tính HTT (A+), HT(A), CHT( B). - Củng cố, kiện toàn trách nhiệm, hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn là một việc làm cần thiết để phục vụ tốt cho việc tổ chức công tác bồi dưỡng và quản lí các hoạt động giảng dạy,thi đua - Ở trường Tiểu học Vĩnh Hòa chúng tôi, từ năm học 2008-2009 đến nay đã tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. Trường có 6 lớp, có 168-152 học sinh. Cán bộ giáo viên- nhân viên: 19 người. Trong đó BGH: 2; GV đứng lớp:7, GV đặc thù: 5, NV: 3,TPT: 1.Đời sống tinh thần và vật chất của đại đa số CBGV-NV đều cơ bản ổn định. * Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở đơn vị: - Một bộ phận giáo viên nhận thức về vai trò, tác dụng và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa được sâu sắc, đầy đủ; có khi còn biểu hiện chủ quan, phiến diện, tham gia tiếp thu chuyên đề còn đôi chút miễn cưỡng, chừng mực. Người thực hiện: Trang 4
  5. SKKN: Một số giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn-chuyên đề cho giáo viên ở đơn vị. - Năng lực tiếp thu, tinh thần thảo luận, khai thác tìm hiểu các chuyên đề còn thụ động, ít mạnh dạn, tích cực, ít đi vào chiều sâu. - Ban giám hiệu ít được bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ quản lí, dẫn đến việc tổ chức quản lí chỉ đạo công tác ít nhiều còn mang tính đối phó, tự phát, có khi còn thiếu kế hoạch giải pháp sát hợp, chưa chú trọng đầu tư thỏa đáng, chưa tránh khỏi bỡ ngỡ, bị động, lúng túng, khi tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. - Thiếu qui hoạch, bồi dưỡng đầu tư dài hơi cho đội ngũ giáo viên và các hạt nhân . - Hình thức, giải pháp động viên khen thưởng, nhắc nhở uốn nắn chưa thiết thực thỏa đáng, chưa kịp thời, phong phú có khi còn dễ dãi,hình thức. - Sau khi nghiêm túc suy nghĩ, lắng nghe, tìm hiểu phân tích thực trạng, thấy được các ưu, khuyết điểm, tồn tại; tôi đã mạnh dạn đề xuất và tiến hành áp dụng một số giải pháp có tính thực tiễn khả thi nhằm phát huy, khuếch trương các ưu điểm, nhân tố mới, khắc phục loại bỏ dần các thiếu sót, hạn chế. - BGH nhà trường phải xác định đúng, đủ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cần bồi dưỡng cho giáo viên và phải kiên quyết tích cực tổ chức, quản lí chỉ đạo triển khai mạnh mẽ, kịp thời công tác này. Xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị cốt lõi của đơn vị cũng như của bản thân người làm công tác giáo dục. - Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải là một phần quan trọng trong kế hoạch tổng thể chung của nhà trường, phải được thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của đơn vị và tổ chuyên môn. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có đặc thù, mục đích riêng, nội dung, phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng nhất thiết phải được hiệu trưởng nhận xét, phân tích, đánh giá, kết luận một cách xác đáng,kịp thời. * Nội dung thực nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: - Bồi dưỡng nâng cao tư tưởng nhận thức chính trị, đạo đức nhân cách và phẩm chất, lương tâm nghề nghiệp. - Giáo dục lí tưởng sống, ý thức cống hiến phục vụ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để CBGV thường xuyên được tiếp xúc, tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng, tin tức thời sự. Được nghe đầy đủ và kịp thời các báo cáo tình hình, được phổ biến tiếp thu tốt các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương, của ngành và của đơn vị. - Bồi dưỡng cho giáo viên về văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, tin học Hiệu trưởng cần cố gắng tạo điều kiện tốt cho họ cả về thời gian và kinh phí để họ có điều kiện học hỏi, trau dồi, nâng cao trình độ mọi mặt. Người thực hiện: Trang 5