Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của Tổng phụ trách Đội với nhà trường

doc 21 trang sangkien 31/08/2022 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của Tổng phụ trách Đội với nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_tong_phu_trach_doi_voi_nha.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của Tổng phụ trách Đội với nhà trường

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Mạnh Lâm Phần I: A- Đặt vấn đề: i - Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là : “Đội là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách”. Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc . Thực tế hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định : “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước . Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này. Giải quyết nhu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh tiểu học nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu dân tộc Việt Nam. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Mạnh Lâm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên phổ thông cơ sở. Thực hiện được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho học sinh trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo.Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Nhiều năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như : Phong trào nghìn việc tốt, Công tác Trần Quốc Toản, phong trào Kế hoạch nhỏ Hoạt động đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng. Thực tế trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đứng trước thực tế đó đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách đội phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh có tác dụng giáo dục sâu rộng đến học sinh. Đặc biệt Tổng phụ trách Đội phải nhạy bén, thông minh, linh hoạt tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Song, một mình giáo viên Tổng phụ trách đội không thể làm hết được công việc này, mà Tổng phụ trách Đội phải biết phối kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ ở mọi điều kiện, mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường . Phải biết tuyên truyền, vận động và thu hút, lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia giáo dục các em học sinh, cùng tổ chức nhiều các hoạt động vui chơi cho các em . Khi triển khai các hoạt động Đội trong nhà trường nếu thiếu sự phối kết hợp đó thì Tổng phụ trách Đội sẽ gặp rất nhiều khó khăn, điều đó sẽ kìm hãm cả quá 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Mạnh Lâm trình giáo dục và tự giáo dục trong các em thiếu niên, nhi đồng làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy mối quan hệ của Tổng phụ trách Đội với các lực lượng giáo dục trong nhà trường là một yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy, ở một số trường tiểu học hiện nay việc kết hợp giữa các lực lượng giáo dục với Tổng phụ trách không được thực hiện thường xuyên, đều đặn, công việc này chưa được các nhà trường quan tâm chú trọng, nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như Tổng phụ trách Đội. Điều đó ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao. Xuất phát từ những lí do trên, tôi thấy giáo viên Tổng phụ trách Đội có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động Đội với các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ giữa Tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, mạnh dạn đưa những vấn đề này cho anh chị em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi làm tốt hơn công việc này. II- Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu và thời gian nghiên cứu. 1, Đối tượng nghiên cứu: Liên đội trường tiểu học Phương Sơn và một số Liên đội trong khu vực 2, Phương pháp nghiên cứu : - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu - Phân chia giai đoạn nghiên cứu - Soạn thảo nội dung - Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm 3, Phạm vi nghiên cứu : 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Mạnh Lâm Vai trò của giáo viên Tổng phụ trách Đội trong việc xây dựng mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 4, Thời gian nghiên cứu: Hai năm học 2008-2009 và 2009-2010: + Năm 2008- 2009: Xây dựng mối quan hệ giữa Tổng phụ trách Đội với Ban chỉ huy Liên Đội, với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh. + Năm 2009-2010: Vai trò của Tổng phụ trách Đội và việc xây dựng mối quan hệ giữa Tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu. 5, Tài liệu nghiên cứu: - Nghiên cứu tìm hiểu qua sách báo. - Tham quan tìm hiểu tình hình một số Liên đội trường học trong huyện Lục Nam. - Tìm hiểu thực tế ở nhà trường và địa bàn dân cư. - Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh . - Những điều người Tổng phụ trách Đội cần biết . Phần II: B- Nội dung nghiên cứu Như chúng ta đã biết Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách Đội. Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, ở lứa tuổi này, người ta nói “Ngã đường dẫn tới tài năng, nhưng cũng là ngã đường dẫn tới tội lỗi”. Đứng trước mặt các em bây giờ là hai ngã đường khác nhau: một là có thể hư hỏng nếu các em không được quan tâm giáo dục đến nơi, đến chốn; hai là thế giới mới sẽ được mở rộng trước các em nếu được nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm giáo dục đúng đắn. Chính vì vậy, nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Mạnh Lâm triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên trung học cơ sở. Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất. Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên Tổng phụ trách. Do đó người Tổng phụ trách phải biết xây dựng những mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút đông đảo các lực lượng giáo dục xung quanh ình hư: Cán bộ Liên chi đội, chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ trách, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành trên địa bàn dân cư, đặc biệt Tổng phụ trách Đội phải lấy được lòng tin và biết tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo trong nhà trường. Tất cả các mối quan hệ này là sự quyết định thành công hay thất bại các hoạt động của Liên đội trong suốt năm học. I. Khảo sát tình hình của các Liên đội : Từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát một số Liên đội trong khu vực lân cận, sau khi khảo sát tôi đã thu được kết quả sau: SLĐ LĐ đã thực hiên LĐ có thực hiện LĐ thực hiện chưa tốt 10 5-50% 3-31% 2-19% Dựa vào kết quả khảo sát tôi thấy chỉ có 1/2 số các Liên đội hoàn thành tốt công tác đội trong nhà trường, còn lại 1/2 các Liên đội chỉ hoàn thành công tác đội ở mức trung bình trong đó số ít Liên đội còn chưa quan tâm đến hoạt động Đội trong nhà trường. Sở dĩ như vậy là do một số Tổng phụ trách chưa làm hết vai trò trách nhiệm của mình do đó lãnh đạo nhà trường coi hoạt động Đội là không cần thiết, cũng có trường do nhận thức của số ít các đồng chí trong Ban giám hiệu chưa đúng về vai trò và chức năng của hoạt động Đội nên ít quan tâm đến. Cũng có Liên đội lại coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá nên đã tự ý cắt bỏ những hoạt động của Đội phải có trong nhà trường như: Sinh hoạt đội hay các cuộc 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Mạnh Lâm thi, văn nghệ, TDTT, vui chơi giải trí của các em sợ làm ảnh hưởng tới học tập. Riêng đối với trường tiểu học Phương Sơn, hoạt động Đội trong nhà trường đã thực sự được coi trọng và là một hoạt động không thể thiếu trong suốt những năm học qua. Do đó Liên đội luôn được lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về kinh phí lẫn thời gian cho các hoạt động của Đội. Những năm học gần đây Liên đội luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và được tặng nhiều giấy khen khen, cờ thi đua của các cấp. Đặc biệt là ngày 31 tháng 12 năm 2009 nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. 2, Vai trò tầm quan trọng của giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường: ( Qúa trình nghiên cứu trong năm học 2008-2009) - Vai trò của Tổng phụ trách Đội đặc biệt quan trọng trong nhà trường, vị trí vai trò của Tổng phụ trách Đội gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm vừa qua cho thấy Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong cả 3 khâu : “Dạy chữ - Dạy nghề – Dạy người”. Nhiều trường đạt được danh hiệu tiên tiến xuất sắc, công tác Đội đóng góp một phần không nhỏ. Lại nói hoạt động Đội trong nhà trường mạnh hay yếu, tốt hay xấu một phần rất quan trọng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người giáo viên Tổng phụ trách Đội. Chính ở đây lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch được thể hiện rõ nét nhất : “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Có cán bộ tốt là có tất cả”. - Trong Liên đội nhà trường giáo viên Tổng phụ trách Đội đóng một vai trò quan trọng bởi chính giáo viên Tổng phụ trách Đội là người gần gũi các em hơn ai hết, là người hiểu thế giới nội tâm của các em học sinh, có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng học sinh trong nhà trường: Những học sinh tiêu biểu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, nên Tổng phụ trách Đội hiểu kỹ hơn về những tâm tư, tình cảm của các em, hiểu được cá tính của các em, nắm bắt được những nhu cầu mà các em muốn, coi các em như những đứa con của mình, người 6