SKKN Một số giải pháp tích cực thực hiện chủ đề “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho học sinh trường THCS Quang Trung

doc 17 trang sangkien 10940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tích cực thực hiện chủ đề “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho học sinh trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_tich_cuc_thuc_hien_chu_de_moi_ngay_den.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp tích cực thực hiện chủ đề “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho học sinh trường THCS Quang Trung

  1. 1/Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH CỰC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ “MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI” CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG 2/Đặt vấn đề: 2.1/Lý do chọn đề tài: Nghị quyết TW2 khóa VIII và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ : “ Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, có bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hóa, tinh thần hiếu học,chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường”. Trường THCS là bậc học trong hệ thống giáo dục phổ thông, phải có đủ tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ. Nơi đây là trung tâm văn hóa của từng địa phương. Ở đây học sinh được đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ, được bảo vệ , chăm sóc, học tập, vui chơi để hình thành nhân cách. Nơi đây giúp các em có tri thức, tinh thần thỏa mái, làm cho các em thân thiết với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp,với thiên nhiên, yêu thích đến trường và tích cực học tập. Ở lứa tuổi này, về mặt tâm sinh lý các em đã thay đổi, có nhiều chuyển biến về thể chất song tâm hồn của các em rất trong sáng, hồn nhiên, vô tư; các em thích được hoạt động và thích được thể hiện mình trước bạn bè. Để khơi gợi sự ham muốn và tạo cơ hội cho học sinh được phát huy, được thể hiện mình, thì cần đội ngũ thầy,cô giáo và cán bộ quản lý chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, suy nghĩ đề ra những giải pháp thích hợp giúp hoạt động cá nhân của học sinh đi đúng hướng và cho các em thấy rằng trường học là chỗ dựa tinh thần bền vững nhất. Phong trào xây dựng: “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” được thực hiện từ năm 2008 đến nay, ban đầu chỉ mới là cuộc vận động đến thời điểm hiện tại càng thực hiện, chúng ta càng thấm sâu tính thực tiễn khách quan và sự đúng đắn của phong trào, đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, gắn với nhiệm vụ giáo dục qua từng năm, từng giai đoạn. Phong trào gồm 5 nội dung: 1- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn ( giữ gìn vệ sinh, chăm sóc cây trồng, trường lớp an toàn ) 2- Dạy học hiệu quả phù hợp với lứa tuổi học sinh ( dạy học tích cực, khích lệ học sinh ) 3- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ( ứng xử tình huống, rèn luyện sức khỏe, nếp sống văn hóa ) 4- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh ( trò chơi dân gian, Câu lạc bộ, Văn nghệ, Thể dục thể thao )
  2. 5- Học sinh tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử văn hóa ở địa phương ( Tìm hiểu truyền thống văn hóa, lễ hội, di tích lịch sử). Thực hiện tốt các nội dung này một cách thực chất sẽ có tác dụng rất lớn đưa phong trào giáo dục mỗi nhà trường đi lên. Từ tình hình ở địa phương và đội ngũ giáo viên của trường, qua thực tiễn nhiều năm thực hiện, tôi chọn chủ điểm: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho học sinh Trường THCS Quang Trung làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2.2/Thực trạng vấn đề : -Phong trào xây dựng: “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” được triển khai từ năm học 2008-2009 và tiếp tục thực hiện cho đến hôm nay. Thời điểm bắt đầu thực hiện ở Trường THCS Quang Trung gặp phải không ít khó khăn đó là: Về nhận thức của giáo viên: Khi chưa hiểu hết bản chất của vấn đề, nhiều đ/c cho rằng trường học lúc nào không thân thiện mà bây giờ mới thực hiện và có những suy nghĩ giản đơn rằng đào tạo môn nào thì dạy môn ấy và chỉ biết dạy thôi chứ không làm bất cứ vấn đề nào khác, còn việc thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các HĐGDNGLL, xây dựng cảnh quan sư phạm của nhà trường là chuyện của người khác, nếu phân công thì thực hiện một cách miễn cưỡng, thiếu trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm với học sinh, thường hay so bì giữa nơi này với nơi khác, lấy việc thu nhập bằng dạy thêm làm thước đo giá trị cho mỗi người thầy. Từ đó làm cho học sinh và phụ huynh thiếu niềm tin, thiếu chỗ dựa về tinh thần trong quá trình hình thành nhân cách, học sinh thiếu ý thức xây dựng trường lớp bởi vì các em được thầy cô ứng xử quá sòng phẳng, thiếu công bằng, tiêu cực xảy ra , nhiều vấn đề không giải quyết thấu đáo, thấy học sinh xô xát nhau, đánh lộn cũng mặc kệ, vào lớp vệ sinh bẩn cũng xem như không có vấn đề gì, học sinh không học thuộc bài thì cứ ghi điểm kém, la mắng và không cho các em có cơ hội để sửa điểm, đánh giá tiết học theo cảm tính thiếu tính thuyết phục, nên tình trạng học sinh vi phạm đạo đức ngày càng nhiều, hiện tượng bỏ giờ, nghỉ học không lý do xảy ra phổ biến, và tỷ lệ bỏ học của học sinh rất cao qua mỗi năm. Về nhận thức của phụ huynh : Trường THCS Quang Trung nằm trên địa bàn xã Đại Hưng là xã miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là trong những năm gần đây với sự khắc nghiệt của thiên nhiên cùng với nằm ở vùng hạ du của các thủy điện nên vào mùa mưa, lũ xảy ra liên tục. Đa số gia đình học sinh của trường đều có thu nhập thấp. Việc đi làm ăn xa do ở núi, ở rẫy nên cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đa số phó mặc cho nhà trường .Việc phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình gặp nhiều khó khăn,việc thông tin tình hình học tập của học sinh từ nhà trường đến gia đình không kịp thời và gián đoạn. Về học sinh: Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cùng với quá trình đô thị hóa, đan xen với những mặt trái của nó, đã tác động đến một bộ phận không nhỏ học sinh có suy nghĩ lệch lạc, đua đòi, ăn chơi, sống thiếu tích cực, gây không ít khó khăn trong việc giáo dục các em. - -2
  3. Từ tình hình trên với trách nhiệm là người quản lý chúng tôi đã suy nghĩ tìm các giải pháp giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của trường, các giải pháp đề ra phải có tính khả thi, phù hợp với thực tế và mang tính chiến lược, kiên trì thực hiện trong thời gian dài nhằm thay đổi nhận thức đồng bộ để tập trung xây dựng nhà trường theo hướng đi lên với quan điểm: Dạy tốt là không chỉ nói cho học sinh nghe, chỉ cho học sinh làm mà còn tạo điều kiện để các em tự nói, tự bày tỏ quan điểm, tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy tốt không chỉ có thầy cô là người dạy mà chính học sinh thông qua các mặt tích cực học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, biết phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. 2.3/ Giới hạn đề tài :: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng vào một số giải pháp tích cực thực hiện chủ điểm:“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho học sinh trường THCS Quang Trung. Trên cơ sở các nội dung của cuộc vận động: “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.Để nội dung của cuộc vận động này ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất có sự chuyển biến rõ nét theo hướng phát triển bền vững và thật sự yên tâm sau một ngày lao động của thầy và trò và có niềm vui khi đến trường làm việc khi bắt đầu một ngày mới. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không phải là vấn đề mới song đây là một số kinh nghiệm thực tiễn đã áp dụng thành công ở trường từ nhiều năm nay.Tôi viết sáng kiến này với mong muốn : - Ghi lại những giải pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm bản thân. - Nhận được chia sẽ của đồng nghiệp những việc đã làm thành công. -Nhận được những góp ý chân thành của đồng nghiệp để phát huy mặt mạnh điều chỉnh khắc phục thiếu sót cho hoàn thiện hơn 3/ Cơ sở lý luận: - Các giải pháp tích cực để thực hiện chủ điểm :“Đi học là hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một ngày vui là nội dung bao quát tất cả các hoạt động của phong trào xây dựng Trường học thân thiện cụ thể: -Để học sinh vui thì người thầy phải dạy học tận tâm, tận lực, tâm hồn trong sáng, thể hiện tính nhân văn và tình yêu thương vì nơi ấy các em rất cần sự giúp đỡ của thầy cô để từng bước hình thành nhân cách. Trong quá trình thực hiện tôi đã vận dụng một số văn bản quy định sau: -Căn cứ văn bản 1741/BGDĐT- GDTrH về hướng dẫn đánh giá kết quả: “ Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. - Căn cứ Luật GD năm 2005 và sửa đổi 2009 về mục tiêu: Đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -Thông tư 12/2011/TT BGD& ĐT về Điều lệ trường phổ thông. - -3
  4. - Chỉ thị 40 – CT/TW Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục. -Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD ĐT về việc quy định đạo đức nhà giáo. -Căn cứ HD số 3004/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013- 2014. -Căn cứ HD 120/HD-PGD & ĐT ngày V/v HD nhiệm vụ năm học 2013-2014. -Căn cứ Phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014 của trường THCS Quang Trung đã được thông qua hội nghị Nhà giáo Lao động. 4/Cơ sở thực tiễn: Với mục tiêu và yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ mới, đòi hỏi mỗi nhà trường cần có sự vận động tìm ra hướng đi cho riêng mình phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao chất lượng. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm thể hiện sự vận dụng có hiệu quả góp phần đưa phong trào: “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” của nhà trường thông qua các hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu.Thực ra Bộ Giáo dục chỉ đạo thực hiện trong toàn quốc với văn bản quy định nội dung cụ thể, các tiêu chí thực hiện rõ ràng, tuy nhiên làm như thế nào, làm bằng cách gì, vận động những ai tham gia để có hiệu quả là bước đi của mỗi trường. Thực tế các giải pháp này trước đây đã được thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế như ; Việc giúp đỡ học sinh yếu của trường, trước đây bộ phận chuyên môn tiến hành khảo sát sau đó lập hẳn ra lớp học sinh yếu Văn, Toán, Anh ở các khối. Phân công giáo viên phụ đạo theo thời khóa biểu, trong khi giáo viên ở các môn này đã dạy đủ số tiết lại còn bồi dưỡng học sinh giỏi nên không có thời gian để đảm nhận lớp này và cứ thế bữa đượ,bữa mất,không thường xuyên. Vì vậy chúng tôi tìm giải pháp mới là trực tiếp giáo viên của tất cả các môn giúp đỡ học sinh yếu của môn mình thông qua giờ dạy trên lớp, dạy học theo phân hóa và phân công lực lượng học sinh giỏi 9 giúp đỡ các em học sinh yếu 6,7; Việc truy bài 15’ đầu giờ là giải pháp đã làm từ lâu song trên thực tế nếu không có kế hoạch, không có sự giám sát của giáo viên thì không có hiệu quả. Từ đó chúng tôi đã đề ra giải pháp truy bài các môn theo buổi, phân công cán sự bộ môn để các em chuẩn bị trước nội dung và hướng dẫn các bạn truy bài. Yêu cầu giáo viên có tiết đầu lên lớp sớm giúp các em truy bài, cần chú ý vào đối tượng học sinh yếu để giúp đỡ ; Việc theo dõi nề nếp, thực hiện nội quy của trường là việc làm có từ lâu ở tất cả các trường.Tuy nhiên giải pháp giáo dục kỷ luật tích cực là việc làm mới đòi hỏi tính kiên trì, vận động, thuyết phục làm sao cho học sinh của trường ngày càng tự giác, có ý thức trong việc học tập, rèn luyện, bảo vệ cảnh quan, cơ sở vật chất nhà trường, đảm bảo duy trì sĩ số, đảm bảo chỉ tiêu Phổ cập giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm là việc ghi lại những giải pháp đã thực hiện trong nhiều năm của thầy và trò trường Quang Trung đã được tổng kết và rút kinh nghiệm từ thực tiễn qua nhiều năm có hiệu quả và tiếp tục chỉ đạo thực hiện cho những năm tiếp theo. Những giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm là sự vận dụng sáng tạo trong thực tiễn chỉ cần nhận thức tốt, có lòng nhiệt tình, tận tâm với nghề, có - -4