SKKN Một số giải pháp thực hiện công tác cải tiến chất lượng tại trường THPT Nghi Lộc 3

docx 90 trang Mịch Hương 27/09/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp thực hiện công tác cải tiến chất lượng tại trường THPT Nghi Lộc 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_cong_tac_cai_tien_chat_luong.docx
  • pdfNguyễn Văn Phúc - Phạm Thị Tuyết Mai, Trường THPT Nghi Lộc 3, Quản lý.pdf

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp thực hiện công tác cải tiến chất lượng tại trường THPT Nghi Lộc 3

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 Lĩnh vực: QUẢN LÝ
  2. MỤC LỤC Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 6 3. Một số giải pháp thực hiện công tác cải tiến chất lượng tại trường THPT Nghi Lộc 3 10 3.1. Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng 10 3.2. Thực hiện giải pháp thực hiện cải tiến chất lượng 11 3.2.1. Nêu cao vai trò chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ, ban giám hiệu, phân công 11 3.2.2. Tăng cường đầu tư xây dựng, mua sắm và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học 12 3.2.3. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức hoạt động dạy học. 15 3.2.4. Nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ/Nhóm chuyên môn, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá 16 3.2.5. Tăng cường hoạt động trải nghiệm, tạo động lực cho hoạt động dạy học .19 3.2.6. Tăng cường chỉ đạo hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 26 3.2.7. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường 28 3.2.8. Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh chăm lo cho sự nghiệp giáo dục 30 3.2.9. Làm tốt công tác thi đua dạy tốt học tốt, khen thưởng, động viên sự phấn đấu của giáo viên và học sinh 31 4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài 32 5. Hiệu quả của sáng kiến 37 6. Bài học kinh nghiệm 41 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 1. Kết luận 42 2. Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 2
  3. việc tìm hiểu nội dung này sẽ giúp cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục xác định rõ mục đích, yêu cầu và những điểm cần chú ý khi lập kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Để đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng đó, giáo dục cần phải có bước chuyển biến mạnh mẽ, phải đổi mới, trước hết là đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đổi mới quản lý dạy học một cách khoa học, nghiên cứu, tìm kiếm phương thức quản lý chất lượng sáng tạo, dựa trên thực tế hiện có của nhà trường đưa ra phương pháp chỉ đạo linh hoạt, phù hợp là giải pháp cơ bản trong quản lý nhà trường. Một trong nhũng nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà trường đó là công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia. Kiểm định chất lượng giáo dục là quá trình đánh giá các nhiệm vụ đã đạt được trong chu kỳ kiểm định 5 năm, từ đó đề ra kết hoạch cải tiến chất lượng và chiến lược phát triển nhà trường ở giai đoạn tiếp theo. Kết hoạch cải tiến chất lượng và chiến lược phát triển nhà trường phải đi trước, đón đầu, phải có các giải pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục và dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, đồng thời phải tiệm cận với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay, tất các các nhà trường đều phải tập trung nhân lực, vật lực nhiều nhất nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện dạy học an toàn kết hợp với việc phòng chống Covid 19 và chuẩn bị tốt các điều kiện nhằm thực hiện tốt nhất chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trên thực tế hiện nay, trong các nhà trường phổ thông công tác quản lí vẫn còn mang tính chất sự vụ, hành chính và kinh nghiệm chủ nghĩa, chưa phát huy thật sự hiệu quả sức mạnh, trí tuệ tập thể; năng lực, trí tuệ, tâm huyết và nhiệt tình của mỗi cá nhân trong và ngoài nhà trường để thúc đẩy phong trào nhà trường. Đó là một thực tế mà Bộ GD&ĐT đã tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm; từ năm học 2009 - 2010, Bộ GD&ĐT đã xác định chủ đề của năm học là “Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục”. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tâm đắc, nghiên cứu, thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm với đề tài: “Một số giải pháp thực hiện công tác cải tiến chất lượng tại trường THPT Nghi Lộc 3”. Với mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác quản lý đã được thực hiện hiệu quả tại trường THPT Nghi Lộc 3 với các đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý giáo dục ở trường THPT. 2. Đối tượng nghiên cứu. - Các giải pháp thực hiện nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của của tập thể giáo viên và học sinh trong các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THPT Nghi Lộc 3; góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của từng năm học và từng thời kỳ. 4
  4. Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Các khái niệm cơ bản về công tác quản lý 1.1.1. Quản lý nhà trường - Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người thực hiện nhiệm vụ luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ nhằm sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội. - Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. - Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch giáo dục và đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới. Quản lý trường học còn được hiểu là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. - Tóm lại, quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý các hoạt động trong nhà trường mà trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học. 1.1.2. Quản lý hoạt động dạy học - Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của nhà trường đều hướng vào hoạt động trung tâm đó. Đó chính là quản lý hoạt động lao động sư phạm của người thầy và hoạt động học tập, rèn luyện của học trò được diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học. - Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấu trúc: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học tập, kết quả dạy học. 6