SKKN Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở trường THCS

doc 7 trang sangkien 9460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luo.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở trường THCS

  1. Sáng kiến kimh nghiệm:“Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở trường THCS”. I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một vấn đề cấp thiết hiện nay được cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) có vai trò rất quan trọng. Bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở (THCS) là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, không thể chỉ một vài tháng thực hiện có hiệu quả, mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả bốn năm học. Chỉ có quá trình này mới cung cấp được tương đối đầy đủ các kiến thức cần thiết cho học sinh và phát hiện chính xác khả năng học tập của các em, từ đó mới có thể thành lập các đội tuyển tham dự kỳ thi HSG các cấp đạt kết quả. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua bản thân tôi đã luôn quan tâm, tìm tòi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường cùng với đội ngũ giáo viên và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, khẳng định được vị thế của nhà trường, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của giáo dục huyện nhà. 2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục & Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác quản lý, chỉ đạo dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong bài viết này tôi xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, những người quan tâm đến công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi một số vấn đề mà theo tôi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đó là:“Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh giỏi ở trường THCS”; Sáng kiến kinh nghiệm tuy không mới, nhưng những vấn đề tôi nêu ra ở đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi tổng kết lại công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường đã được kiểm định qua thực tế và đạt hiệu quả cao mà trong những năm qua thực hiện có hiệu quả ở nhà trường; giải đáp một phần các câu hỏi: cách bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào để có kết quả?; muốn có học sinh giỏi thì thì giáo viên bồi dưỡng phải làm gì và làm như thế nào? ; đây là những vấn đề mà cán bộ quản lí và giáo viên đang lúng túng, chưa có định hướng rõ ràng. 1
  2. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Thực trạng của công tác Bồi dưỡng HSG ở trường THCS hiện nay: Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS, từ công tác tuyển chọn học sinh ở các môn bồi dưỡng, xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng giảng dạy, tài liệu bồi dưỡng, công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả kiểm định đều chưa được quan tâm chỉ đạo thống nhất giữa cán bộ quản lí nhà trường và đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy kết quả chất lượng học sinh giỏi đạt chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bên cạnh đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệt tình có trách nhiệm, song không ít giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, lúng túng trong việc chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng Vai trò của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, chỉ đạo chưa cụ thể và khoa học, còn giao phó cho giáo viên dạy. Một bộ phận học sinh thiếu tự giác trong học tập, nhất là các môn không phải là khoa học tự nhiên (Sử ; Địa; Văn). Mặc dù có sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT, nhưng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính chất bắt buộc, tùy vào khả năng, kinh nghiệm của từng giáo viên bồi dưỡng, tùy từng trường, không có kế hoạch chỉ đạo thống nhất trong nhà trường, đặc biệt chưa đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất đúng mức cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đa số các giáo viên không muốn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi với các lý do: không có tài liệu, sức ép phải có học sinh giỏi luôn đè nặng trên vai và tâm trí của người Thầy khi tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, sự đầu tư chuyên môn và công sức bỏ ra rất tốn kém thời gian và trí lực. Kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều bất cập? Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở (THCS) là một quá trình mang tính khoa học nghiêm túc, không thể giao khoán cho giáo viên dạy bồi dưỡng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ một vài tháng làm được có kết quả, mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả bốn năm học ở bậc THCS. Vì vậy phải có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nhà trường. 2. Các giải pháp: 2.1. Công tác tổ chức giảng dạy: Trước hết theo quan điểm của tôi, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là cho các em: Có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiến tiến; Có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao và có kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế; trong đó việc rèn luyện cho học sinh có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao là quan trọng và khó khăn nhất. Để đạt được mục tiêu trên thì quan điểm chỉ đạo dạy học sinh giỏi phải là: Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh: Dạy những kiến thức học sinh “Cần”, phù hợp theo từng đối tượng, nhằm bổ sung những thiếu sót trong kiến thức cơ bản cho học sinh, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái Thầy “Có”. 2
  3. Vì vậy đối với giáo viên được chọn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường tổ chức Hội thảo để thống nhất: Quy trình (phương pháp) bồi dưỡng học sinh giỏi; chương trình bồi dưỡng; tài liệu bồi dưỡng; chế độ kiểm tra thường xuyên, thời gian và số lần kiểm định; sử dụng kết quả kiểm định (những vấn đề quy định chung cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên dạy phải thực hiện nghiêm túc và cơ sở cho công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường). Đối với học sinh, giáo viên có thể phân chia việc tổ chức giảng dạy theo từng giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, các loại sách, tài liệu tham khảo dành riêng cho học sinh giỏi (chú ý nhà xuất bản, tên tác giả) và cách truy cập Internet để tìm tài liệu học tập. Hướng dẫn học sinh cách học, cách nghe giảng và ghi chép bài học. Hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản của môn bồi dưỡng. Qua đó làm cho các em yêu thích môn học mà mình sắp đeo đuổi. - Giai đoạn 2: Giúp học sinh biết cách giải quyết, khai thác một đơn vị kiến thức, một bài tập hay vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra. Từ đó rèn luyện cho các em khả năng tư duy logic, tư duy độc lập sáng tạo và biết cách tương tự hóa, mở rộng hóa, tổng quát hóa một vấn đề của kiến thức. - Giai đoạn 3: Sau khi các em đã học xong một số kiến thức cơ bản, cần tổ chức thi kiểm tra để phân loại mặt bằng học tập và giúp giáo viên dạy hiểu rõ từng đối tượng học sinh. Từ đó để có cách dạy phù hợp sát đối tượng học sinh (thực hiện theo đúng các bước của một buổi bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường quy định). - Giai đoạn 4: Hoàn thiện kiến thức, giáo dục cho các em tính chủ động, tự tin và sẵn sàng tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong từng buổi bồi dưỡng và xuyên suốt cả quá trình bồi dưỡng để giáo viên dạy, bổ sung, điều chỉnh về nội dung và phương pháp bồi dưỡng phù hợp tường đối tượng học sinh vừa để tạo hứng thú, đam mê học tập cho học sinh vừa để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng. 2.2 Về đội ngũ giáo viên: Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường phải chọn ra đội ngũ giáo viên có tâm huyết, say sưa với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tận tụy với học sinh, có trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy. Kiến thức để bồi dưỡng học sinh giỏi có tính chuyên sâu, độ khó cao, tính bao quát rộng, rất tốn kém thời gian nên phải có sự tham gia chỉ đạo, động viên kịp thời của lãnh đạo nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ giáo viên, để giảng dạy có chất lượng. Giáo viên dạy học sinh giỏi phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường xuyên để cập nhật, bổ sung, phát triển chuyên đề (phải ứng dụng công nghệ thông tin một cách khoa học có hiệu quả nhất); giáo viên chủ động đi trước học sinh một bước, hướng dẫn và cùng tham gia giải bài tập với học sinh kể cả bài đã biết (có lời giải) lẫn chưa biết (chưa có lời giải). Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệm vụ tối quan trọng của người thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và sáng tạo, cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức, cách khai thác và vận dụng kiền thức, 3
  4. cách làm bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách mở rộng kiến thức, cách chế tác và tổng quát hóa một bài tập, cách ôn tập cho một kỳ thi, Người thầy phải luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn học mà học sinh đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại hay thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu, tự tin vào kiến thức mà mình đã có Học sinh khi học bồi dưỡng, tham gia vào các đội tuyển phải chịu khá nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy phải lưu ý những điều sau đây: Không được nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động mà: Dạy những kiến thức các em cần phù hợp theo từng đối tượng (có thể chia từng đội tuyển học sinh giỏi thành hai nhóm): Nhóm học sinh giỏi có khả năng tiếp cận tất cả kiến thức nâng cao; và nhóm học sinh khá giỏi (đang còn một số hạn chế về kiến thức, kỹ năng), để bồi dưỡng. Đừng hiểu nhầm học sinh giỏi, cái gì các em cũng biết, cái gì các em cũng dễ dàng tiếp thu; Vì vậy giáo viên bồi dưỡng không nên giao cho các em những nhiệm vụ bất khả thi mà giao bài tập hay nhiệm vụ phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, để tạo niềm tin, say sưa, đam mê, hứng thú trong học tập cho các em. 2.3. Tổ chức và hướng dẫn học tập cho học sinh: Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thì công tác tổ chức học tập của học sinh là một mắt xích rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của học sinh không chỉ trong phạm vi cấp học phổ thông mà kể cả việc học lên sau này của các em. Để làm tốt công tác này giáo viên cần thực hiện tốt những nội dung sau: Học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn, giáo viên phải quan tâm giáo dục ý thức tự giác trong học tập cho học sinh, các em phải tự rèn luyện mình. Ngoài việc học tập trên lớp các giờ chính khóa, học sinh phải tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng theo quy định của nhà trường và bồi dưỡng ngoài giờ của giáo viên, tham gia giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách nâng cao, trong các tài liệu tham khảo và phải học bài cũ ở nhà một cách tự giác. Giáo viên khi giảng dạy phải phân loại đối tượng học sinh và thành lập các nhóm học tập trong học sinh. Từ đó giao cho các em tự nghiên cứu một số kiến thức cơ bản, phương pháp làm bài, tổ chức cho các em học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và phải được giáo viên dạy kiểm tra, đánh giá cẩn thận, cụ thể. Việc làm này giúp học sinh có lòng say mê, tự tin trong học tập, có tác phong tự học, tự nghiên cứu. Mỗi học sinh phải có đầy đủ tài liệu, dụng cụ học tập theo yêu cầu giáo viên, trong đó bao gồm các bài tập hay, các đề thi cùng đáp án, các kiến thức tự tìm hiểu, đúc kết sau một quá trình học tập, . Những ghi chép này rất cần thiết cho việc học tập, rèn luyện nâng cao khiến thức của học sinh giỏi. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như: Sinh hoạt Câu lạc bộ môn học, tham quan du lịch, giao lưu văn nghệ, thể thao, thi học sinh thân thiện, thi hùng biện, hoạt động từ thiện , nhằm giảm áp lực trong học bồi dưỡng cho các em. 2.4. Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: 4