SKKN Một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9B trường THCS Cẩm Tân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9B trường THCS Cẩm Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop.doc
- M2-Bia.doc
Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9B trường THCS Cẩm Tân
- 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài : Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hồ Chủ Tịch đã nói : “ Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “ Câu nói của Hồ Chủ Tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể. Với chúng ta những người làm công tác giáo dục, những người được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho trọng trách “Trồng người” thì thực tế đó quả là một điều nhức nhối. Không nhức nhối sao được khi hàng ngày, hàng giờ, chúng ta phải chứng kiến những cảnh tượng thiếu văn hoá xảy ra không những ngoài xã hội mà ngay cả trong nhà trường. Tình trạng học sinh lười học, bỏ học, lêu lổng, sống tự do buông thả dẫn đến vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ, của các thầy giáo, cô giáo và của toàn xã hội. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức có chiều hướng gia tăng. Làm thế nào để môi trường giáo dục thực sự là môi trường trong sạch lành mạnh? Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt chúng ta, nó vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài. Một thực tế mà dẫu không muốn chúng ta cũng phải công nhận: Trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học sinh (đặc biệt là học sinh ở cấp THCS) còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Có nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì trách nhiệm chính thuộc về nhà trường và xã hội. Nói như vậy kể ra không sai, song chưa đủ và có lẽ là chưa đúng. Vì như vậy vô hình chung trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ đối với những đứa con của mình hoàn toàn phó mặc cho nhà trường và xã hội hay sao ? Tương lai của con cái - niềm hi vọng của cha mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào nhà trường và xã hội hay sao ? Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo, cũng như muốn giành nhiều thành tích xuất sắc trong công tác 1
- giảng dạy và học tập, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Cuộc vận động "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" đã tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, tình cảm giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường ngày thêm gắn bó. Thông báo các kết quả học tập mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh đến với gia đình, để có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, động viên giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, các gia đình thương binh, gia đình chính sách, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhiều gia đình ít có điều kiện chăm lo giáo dục con cái kể cả về hành vi đạo đức và học tập, cho rằng việc con em đến trường đi học là để cho có lớp chứ không phải mục đích là để hiểu biết, để phát triển tương lai cho con em sau này lập nghiệp. Do nhận thức của nhiều gia đình hạn chế và một số ảnh hưởng xấu của khách quan đưa lại mà nhiều gia đình đã quên đi trách nhiệm làm cha, làm mẹ, nuôi dưỡng, dạy dỗ con em trở thành người có ích cho xã hội. Qua khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm của từng học sinh về đạo đức của lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm cụ thể như sau : Về hạnh kiểm: Loại tốt: 12 hs = 52,16% Loại khá: 6 hs = 26,1% Loại Trung bình: 4 hs = 17,39% Yếu: 1 hs = 4,35% Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp, bản thân thấy được trách nhiệm của người thầy, người cô là người mẹ trong gia đình thứ 2, ngoài việc dạy các em còn phải hình thành cho các em nhân cách của học sinh trong nhà trường. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi không bàn về lĩnh vực chuyên môn, tôi chỉ xin bàn về việc làm thế nào để người giáo viên chúng ta có thể làm tốt công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay thật tốt và hiệu quả nhất. Vì thế tôi đã chọn đề tài : “ Một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9B Trường THCS Cẩm Tân ” Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm trình bày một số giải pháp để áp dụng vào công tác chủ nhiệm. Và tôi thấy nó rất có hiệu quả, có thể nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm một cách bất ngờ, từ đó thúc đẩy được qúa trình học tập của học sinh, đặc biệt, có thể giúp các em vững vàng hơn, có bản lĩnh hơn trong cuộc sống. 1.2. Mục đích nghiên cứu : Trong quá trình tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Cẩm Tân trong những năm qua, tôi nhận thấy rằng, công tác chủ nhiệm lớp trong trường THCS có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung. Bởi chúng ta không chỉ đơn giản là đào tạo một học sinh mà là đào tạo một công dân tương lai cho đất nước. Thực tế cho thấy, tham gia vào công tác chủ nhiệm mỗi giáo viên có một thái độ 2
- khác nhau. Có người chưa thực sự quan tâm đến công tác này, thậm chí có người còn đánh giá thấp vai trò của công tác này. Cũng có người rất nhiệt tình, năng nổ nhưng kết quả lại không cao, thường cảm thấy bực bội có khi “ phát khóc ” và “ bó tay ” với học sinh Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng, bản chất của vấn đề chính là ở chỗ, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm hoặc không nắm vững yêu cầu và phương pháp của công tác chủ nhiệm, hoặc có thể nắm chắc về lí thuyết nhưng chưa biết phân loại học sinh để thúc đẩy các em. Vì thế tôi đã nghiên cứu về đề tài “ Một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9B Trường THCS Cẩm Tân ” để áp dụng vào công tác chủ nhiệm, từ đó thúc đẩy được qúa trình học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh, đặc biệt, có thể giúp các em vững vàng hơn, có bản lĩnh hơn trong cuộc sống, các em trở thành người có ích cho xã hội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm trình bày một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt để áp dụng vào công tác chủ nhiệm lớp 9B Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu : Để giải quyết được các nhiệm vụ của đề tài Tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu sau : 1.4.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Dựa vào thực nghiệm lớp 9B năm học 2015 - 2016. 1.4.2. Phương pháp toán thống kê : Nghiên cứu qua kết quả học tập năm học 2014 - 2015 và việc thăm dò cũng như kết quả áp dụng đối với học sinh lớp 9B năm học 2015 - 2016. 1.4.3. Phương pháp bổ trợ : Phương pháp phỏng vấn. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 3
- 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm : 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm : 2.1.1. Về mặt lý luận : Đạo đức là gì ? Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên. Đạo đức có chức năng gì ? Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kiềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: Chức năng giáo dục. Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Chức năng phản ánh. Ngày nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học, thì việc phải hiểu đối tượng mà người thầy đang tác động vào học sinh, là điều vô cùng cần thiết, không chỉ cho công việc dạy học, mà cho cả công tác giáo dục đạo đức của các em, định hướng các em phát triển theo con đường đúng đắn. Tuổi thiếu niên la giai đoạn phát triển của trẻ tư 11-15 tuổi, các em được học ở trường THCS. Lứa tuổi này có vị trị đặc biệt quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em, vì nó la thời kì chuyển tiếp tư tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn thinh thần, các em đang tách dần khỏi tuổi thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn ( ngươi trưởng thành ) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức của thời kì này. Ở tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song vưa tính trẻ con vừa tính người lớn, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động của các em. Một trong những tư tưởng đổi mới GD & ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định : “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ” ( Điều 23-Luật giáo dục). 2.1.2. Về mặt thực tiễn : Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh cá biệt, học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường. 4