Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân 9

doc 18 trang sangkien 01/09/2022 3542
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_tro.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân 9

  1. A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Xã hội càng phát triển đòi hỏi con người cần phải có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như : năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng. Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và của cá nhân để đáp ứng với những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục, đã được nêu và thực hiện ít nhất trong vài chục năm nay ở mỗi trường phổ thông trên cả nước. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được bắt đầu thực hiện từ sau Đại Hội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếp đó, Nghị quyết về giáo dục và khoa học công nghệ của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tiếp tục nhấn mạnh và cụ thể hóa hơn yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI lần này lại đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ hết sức lớn lao cho toàn ngành giáo dục nước ta, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường là một trong những yêu cầu đầu tiên được quan tâm nhằm phát huy tính tích, chủ động, sáng tạo của người học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi một phương pháp dạy học đều nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy. Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học đã phát huy được tính tích cực của học sinh, áp dụng phương pháp này giáo dục cho học sinh tinh thần hợp tác cùng giải quyết, được bàn bạc, thống nhất trước khi có ý kiến. Phương pháp thảo luận nhóm (Phương pháp hợp tác) là phương pháp dạy học học sinh được phân từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại , liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho moi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung. Thế nhưng hiện nay, việc sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm vẫn chưa mang lại kết quả giáo dục như mong muốn. Bởi một số giáo viên cho rằng việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm làm mất thời gian, lớp ồn làm ảnh hưởng lớp học xung quanh còn tâm lí học sinh thì ngại, dấu dốt không 1
  2. muốn tiếp xúc với các bạn khác trong nhóm, thậm chí ngại hoạt động, hợp tác trong học tập. Qua các giờ dạy của môn Giáo dục công dân ở đơn vị trường học, có những giờ dạy giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhưng ít thành công. Việc tổ chức phương pháp thảo luận nhóm của giáo viên đôi khi còn manh tính hình thức khi có người dự nên không phát huy hết lợi ích của phương pháp này. Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa có kĩ năng học tập theo phương pháp thảo luận nhóm. Từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và trình bày ý tưởng của bản thân : Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân 9. B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I- Cơ sở lí luận : Dạy học là định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi : “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Như phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Châu đã khái quát rằng học là quá trình cá nhân tự tạo kiến thức thông qua tương tác với các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có. Từ quan niệm về việc học, quan niệm về việc hoạt động dạy và phương pháp dạy học cũng thay đổi. Hoạt động dạy học là hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động dạy học của người học, để họ tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập. Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, liên nhân cách. Do vậy dạy học phải tổ chức các hoạt động đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra các tác động dạy học đa dạng như : Tác động nhận thức cá nhân(Tự phát hiện, tìm tòi, lĩnh hội) ; tác động văn hoá (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể với bối cảnh văn hoá, xã hội, thời đại) ; phải tạo ra các tác động tâm lí (sự hợp tác, gắn kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích). Một học giả đã từng nói : “Nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Song nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng.” Từ đó có thể thấy việc dạy học sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáo dục hiện nay. 2
  3. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao sự hợp tác, phối hợp trong học tập thì phương pháp dạy học nhóm lại nhấn mạnh về thực chất, học tập là một hoạt động cá nhân có tính tích cực cao, những kiến thức mà cá nhân thu nhận được thông qua quá trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác. Nếu không có quan hệ, không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học con người không có động lực để học. Còn sự cạnh tranh đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược nhau đã tạo nên động lực thôi thúc sự tìm tòi chân lí của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình. Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học, mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập. Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở người học. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học nhóm, xây dựng vị thế của mỗi người học trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh . II- Thực trạng của vấn đề : 1- Thực trạng chung : a- Đối với bộ môn : Môn Giáo dục công dân trong những năm gần đây đã được Bộ giáo dục quan tâm, có những chỉ đạo tới các cấp giáo dục thể hiện qua việc đưa giáo dục bộ môn là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Từ thực tế đó, phòng giáo dục cũng đã đưa môn học này vào một trong những môn thi chung của phòng để đánh giá chất lượng giáo dục bộ môn và có chỉ đạo kịp thời để uốn nắn phẩm chất, nhân cách của người học. Chương trình môn giáo dục công dân cải cách mới có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm không những thế mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Hiện nay về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới để đáp ứng nhu cầu dạy học hiện nay : Có phòng học công nghệ thông tin, bảng phụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi của học sinh rất tiện cho việc sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều bất cập, đó là : Mặc dù các cấp giáo dục chỉ đạo như thế nhưng việc thực hiện bộ môn này ở một số nhà trường vẫn không được coi trọng và quan tâm. Đây là bộ môn ít được chú ý trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học.Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho bộ môn Giáo dục công dân chưa phong phú, không đồng đều. Đôi khi giáo viên được phân công giảng dạy lại là trái ban Dẫn đến việc dạy học bộ môn, việc sử dụng phương pháp dạy học của bộ môn nói chung và phương pháp thảo luận nhóm nói riêng không mang lại chất lượng giáo dục cho bộ môn. b- Đối với giáo viên : Đây là phương pháp mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúng túng trong một số kĩ năng, nội dung, kiến thức. Nội dung môn Giáo dục công 3
  4. dân mới vừa khó, vừa dài, vừa khô khan(ở chủ điểm pháp luật) nên khó dạy và khó cho người học. Đặc biệt giáo viên còn gặp khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh Giáo viên khi được phân công giảng dạy bộ môn còn chưa đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi để hiểu nội dung mục tiêu bài học và chuẩn bị phương pháp dạy học cho phù hợp. Việc dạy học trên lớp, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống ngại phân học sinh thảo luận nhóm vì sợ lớp ồn, mất thời gian, không truyền thụ hết kiến thức bài học. Nếu có sử dụng phương pháp này chỉ tổ chức cho có hình thức. Chính điều đó dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao, chưa giáo dục được học sinh qua môn học. c- Đối với học sinh : Khi giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm thì học sinh chưa chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Các em còn lúng túng vụng về thậm chí có khi mới hình thành vào được nhóm thì thời gian quy định làm việc nhóm đã hết. Từ đó để thấy được học sinh chưa quen với việc học qua phương pháp thảo luận nhóm . Năng lực học tập của học sinh không đồng đều hoặc là một số học sinh do nhút nhát hoặc một số lí do nào đó mà không tham gia vào hoạt động chung của nhóm cho đây là cơ hội để được giải trí. Hiện nay quan niệm gia đình, xã hội, đặc biệt là học sinh đối với bộ môn này còn khá lệch lạc: Không chú ý, không đầu tư, thậm chí xem thường hoặc là học cho xong. Có những phụ huynh khi con em họ có tên trong đội tuyển học sinh giỏi (thậm chí đội tuyển học sinh giỏi tỉnh) rồi mà cũng không muốn cho các em đi học vì cho đó môn phụ không giúp được lợi ích gì trong học tập nhất là liên quan đến kiến thức ôn thi vào cấp III. 2- Số liệu thống kê: Trong quá trình dạy học, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, bản thân tôi làm bản thống kê khi chưa áp dụng phương pháp thảo luận nhóm, kết quả thu thập được như sau: Lớp Điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu Sĩ số SL % SL % SL % SL % 9A 31 1 3,2 1 3,2 24 77,5 5 16,1 9B 35 2 5,7 10 28,5 22 62,9 1 2,9 Qua khảo sát trên, chất lượng bộ môn chưa đảm bảo yêu cầu giáo dục hiện nay, trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức có những em không tham gia xây dựng bài thậm chí tình trạng này kéo dài, khi gọi các em trả lời các em đứng lên rồi lại ngồi xuống mà không trả lời được gì. Vậy nên việc tạo cho các 4