Sáng kiến kinh nghiệm Pháp luật và tuyên truyền cho những người xung quanh

doc 26 trang sangkien 29/08/2022 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Pháp luật và tuyên truyền cho những người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phap_luat_va_tuyen_truyen_cho_nhung_ng.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Pháp luật và tuyên truyền cho những người xung quanh

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Mục lục Phần I- Đặt vấn đề 1 I- Lý do chọn đề tài 1 1- Cơ sở lý luận 1 2- Cơ sở thực tiễn 2 II- Đối tượng nghiên cứu, phạm vi đề tài, phương pháp nghiên cứu 3 1- Đối tượng nghiên cứu 3 2- Phạm vi đề tài 3 3- Phương pháp nghiên cứu 3 III- Phương pháp tiến hành 4 1- Sưu tầm tư liệu 4 2- Đồ dùng dạy học 4 Phần II - Giải quyết vấn đề 5 I- Căn cứ xây dựng nội dung giảng dạy 5 II- Nội dung kiến thức, phương pháp tổ chức hoạt động 5 III- Kết quả thực hiện 15 1- Kết quả giảng dạy 15 2- Kết quả khác 15 Phần III- Kết luận 16 1- Bài học kinh nghiệm 16 2- Lời kết 16 Lê Thuỳ Dương 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Phần I- Đặt vấn đề I- Lí do chọn đề tài: 1- Cơ sở lý luận: Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã làm cho diện mạo đất nước thay đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục các cấp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường là giáo dục toàn diện. ở trường THCS học sinh được học rất nhiều bộ môn khác nhau. Tất cả các môn học đó đều góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó còn có sự tác động của hoạt động Đoàn, Đội. Nhưng môn Giáo dục công dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển . Nghiên cứu nền giáo dục của một số nước như: Anh, Mĩ, Hung-ga-ri, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po tôi thấy rằng nền giáo dục được họ đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng sự quan tâm đó là khá toàn diện: Giáo viên, hệ thống nhà trường, phương tiện giảng dạy Nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình. Tính tích cực, chủ động của người học không ngừng được phát huy. Nhờ có sự đổi mới và tiến độ nêu trên mà học sinh các quốc gia đó có mặt bằng kiến thức rất cao, sát với thực tiễn, họ tự tin, làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy mà đất nước của họ rất phát triển. Lê Thuỳ Dương 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm ở nước ta, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề trật tự pháp luật trong xã hội càng trở nên bức xúc. Theo thống kê tội phạm học vừa qua cho thấy cả nước có 2.617 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý. Địa bàn Hà Nội có tới 30% trẻ em nghiện ngập, theo bạn bè hút thuốc lá, uống bia rược từ khi mới lên 10- 11 tuổi. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện được 1002 trường hợp sử dụng ma tuý trong đó có 695 học sinh phổ thông và 307 sinh viên. 70-80% số học sinh phạm pháp là những học sinh chậm tiến, học lực kém, do lười học hoặc do hoàn cảnh gia đình. Nguyên nhân của những con số trên là do ý thức của các em về vấn đề pháp luật rất thấp. Có nhiều giải pháp đưa ra để làm giảm các tệ nạn xã hội nhưng những giải pháp đó chỉ được coi là giải pháp tình thế. Do đó cần phải hình thành cho mọi người có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật" đặc biệt là đối tượng học sinh, ngay từ khi các em chưa phải là người tham gia pháp luật thường xuyên. Vì thế, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là giải pháp mang tính lâu dài. 2. Cơ sở thực tiễn. ở trường THCS môn Giáo dục công dân của mỗi lớp 6, 7, 8, 9 đều gồm 2 phần là Đạo đức và Pháp luật, với thời lượng tương đương nhau. Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy, đa số giáo viên đều có thể dạy tốt các bài học đạo đức, nhưng lại gặp khó khăn trong việc giảng dạy các bài học thuộc chủ đề pháp luật. Qua thực tế trong những năm giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THCS Xuân Nộn vừa qua tôi nhận thấy rằng nhu cầu mở rộng kiến thức pháp luật của học sinh ( đặc biệt là học sinh giỏi ) ngày càng tăng. Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức pháp luật một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong từng chủ đề pháp luật. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh. Lê Thuỳ Dương 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm II- Đối tượng nghiên cứu- phạm vi đề tài - Phương pháp nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu: Để xây dựng nội dung tiết học và giảng dạy có hiệu quả, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các em học sinh ngoại thành từ lớp 6 đến lớp 9. Là học sinh ngoại thành, các em sống trong môi trường những người xung quanh lao động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, họ không quan tâm nhiều tới vấn đề pháp luật. Họ có rất nhiều hành vi tuỳ tiện vi phạm pháp luật như: gia đình bất hoà, bố mẹ nghiện ngập, cờ bạc Các em cũng bị ảnh hưởng bởi ý thức đó. Việc giáo dục ý thứ pháp luật cho học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải được tiến hành một cách bền bỉ thường xuyên và lâu dài, đồng thời phải đảm bảo nội dung thiết thức, sinh động. 2- Phạm vi đề tài: Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh chính là giúp các em có thêm những hiểu biết về những "chuẩn mực pháp luật" biết xử lý các tình huống bắt gặp trong cuộc sống. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi không thể nêu cụ thể nội dung kiến thức và phương pháp dạy học ở từng tiết, từng chủ đề, ở từng khối lớp mà tôi chỉ đưa ra bằng một bài học cụ thể với nhiều phương pháp dạy học khác nhau tạo lên sự tương tác hoạt động giữa thầy và trò. Đó chỉ là một số kinh nghiệm của tôi đã rút ra được trong suốt những năm giảng dạy giáo dục công nhân ở trường THCS. 3- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm Sách giáo khoa giáo dục công dân để đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục pháp luật ở trường THCS theo chương trình đổi mới. Dạy một tiết học pháp luật có thể sử dụng rất nhiều đồ dùng + kết hợp với đa dạng các phương pháp dạy học như: Máy chiếu, tranh ảnh, bảng biểu, phiếu học tập tình huống, câu hỏi và phương pháp đàm thoại, đóng vai, thảo luận nhóm, trò chơi Tuỳ nội dung từng bài mà sử dụng cho phù hợp. Như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Lê Thuỳ Dương 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. III- Phương pháp tiến hành: 1- Sưu tầm tư liệu: Trong quá trình giảng dạy Giáo dục công dân các khối lớp, tôi luôn sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, sách báo, bài tập, câu hỏi liên quan đến nội dung tiết học. Tìm hiểu thông tin về tính pháp luật ở địa phương, nguyên nhân và hậu quả của nó. Nắm bắt củng cố kịp thời cho những học sinh chưa có ý thức pháp luật. Trao đổi với học sinh các khối lớp để biết thêm thông tin và các biện pháp bồi dưỡng. Tham gia các lớp bồi dưỡng về vấn đề pháp luật ở trường THCS, dự các chuyên đề trường bạn. Thường xuyên theo dõi các chương trình về pháp luật "Chương trình bổ trợ kiến thức Giáo dục công dân trên VTV2", các chuyên mục pháp luật trên một số báo, tạp chí như: "Tìm hiểu pháp luật" "Tuổi trẻ và pháp luật". Bạn đọc, dân chủ và pháp luật "Luật gia trả lời" 2- Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, băng hình: - Những câu hỏi - đáp học và làm theo pháp luật. - Một số tình huống pháp luật. - Máy chiếu. - Giấy khổ lớn, bút dạ. Lê Thuỳ Dương 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Phần II - giải quyết vấn đề I- Căn cứ xây dựng nội dung giảng dạy: Chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Câu trúc chương trình theo nguyên tắc tích hợp đồng tâm và phát triển. Vì vậy chủ đề pháp luật được bố trí học tất cả ở các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Gồm 5 chủ đề: * Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình. * Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội. * Quyền và nghĩa vụ công dân và văn hoá giáo dục và kinh tế. * Các quyền tự do cơ bản của công dân. * Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý Nhà nước. Các chủ đề được bố trí theo trật tự từ những vấn đề có tính chất cụ thể, gần gũi với cuộc sống học sinh đến những vấn đề khái quát hơn, phản ánh mối quan hệ của học sinh với môi trường ngày càng lớn. Từng chủ đề có sự xắp xếp, bố trí các nội dung dạy học theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao, về nhận thức cũng như nhu cầu tu dưỡng rèn luyện, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn. Về pháp luật chương trình bố trí học từ những nội dung thuộc hiện thực pháp luật đang diễn ra trong cuộc sống đến những nội dung về chế độ chính trị, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung kiến thức ở mỗi khối lớp tôi xây dựng theo kiểu tích hợp đồng tâm phát triển. II - Nội dung kiến thức, phương pháp tổ chức hoạt động. Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài tôi chỉ xây dựng một chủ đề trong năm chủ đề của chương trình giáo dục pháp luật trong trường THCS đề các đồng chí tham khảo. Chủ đề 1: Quyền trẻ em. Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình. Lê Thuỳ Dương 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Nội dung Lớp Bài Phương pháp hình thức tổ chức dạy học kiến thức 6 Công ước 1/ Những quyền - Học sinh thảo luận nhóm - giúp các em liên hợp cơ bản của trẻ em hiểu nội dung các quyền trẻ em. quốc về theo Công ước - Chia học sinh thành nhóm, mỗi nhóm quyền trẻ Liên hợp quốc. thành 6-8 em. em. - Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời (mỗi phiếu ghi một quyền trẻ em) và bộ tranh rời tương đương với quyền đó) - Dán những bức tranh vào tờ giấy to và dán những phiếu ghi nội dung quyền phù hợp xuống phía dưới tranh đó. - Các nhóm trình bày kết quả. - Học sinh trong lớp bổ xung. - Giáo viên chốt lại đáp án. - Giáo viên kết luận về những cơ bản của trẻ em. 2/ ý nghĩa của - Học sinh thảo luận lớp theo câu hỏi: quyền trẻ em và + Các quyền của trẻ em cần thiết như thế bổn phận của trẻ nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu thiếu quyền, em trẻ em không được thực hiện? Lấy ví dụ cụ thể. + Trẻ em là gì? Chúng ta phải làm gì? - Học sinh phát biểu - Học sinh khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên chốt lại ý chính. - Học sinh chơi sắm vai VD: Sắm vai trong câu lạc bộ phóng viên trẻ. ở đây các em bày tỏ những suy nghĩ, nguyện vọng và đề xuất những việc làm cần thiết cho trẻ em. 3. Luyện tập VD: Sắm vai trong câu lạc bộ phóng viên trẻ. ở đây các em bày tỏ những suy nghĩ, nguyện vọng và đề xuất những việc làm cần thiết cho trẻ em Lê Thuỳ Dương 7