SKKN Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với học sinh tại trường THPT Tân Kỳ

docx 57 trang Mịch Hương 27/09/2024 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với học sinh tại trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_giam_thieu_hanh_vi_bat_nat_bang_l.docx
  • pdfĐậu Minh Nghĩa, Nguyễn Thị Ngọc, Lương Văn Việt- THPT Tân Kỳ- Quản lý GD.pdf

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với học sinh tại trường THPT Tân Kỳ

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT TÂN KỲ. SÁNG KIẾN (Lĩnh vực: Quản lý) . Đề tài:“Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với học sinh tại trường THPT Tân Kỳ ” TÁC GIẢ: Đậu Minh Nghĩa (Trƣờng THPT Tân Kỳ) Lƣơng Văn Việt (Trƣờng THPT Tân Kỳ) Nguyễn Thị Ngọc (Trƣờng THPT Tân Kỳ) Năm thực hiện: 2022
  2. 2.2.5. Nguyên nhân của hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS trƣờng THPT Tân Kỳ 18 2.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS trƣờng THPT Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An 20 2.3.1. Tuyên truyền cho các em HS nhận thức đúng đắn về hành vi bắt nạt bằng lời nói qua các buổi sinh hoạt đoàn thƣờng kỳ tại nhà trƣờng. 20 2.3.2. Tổ chức cuộc thi tuyên truyền bằng hình thức thuyết trình với chủ đề “bắt nạt bằng lời nói, thực trạng và giải pháp” 24 2.3.3. Tổ chức giáo dục kỹ năng phòng tránh bắt nạt bằng lời nói thông qua tiết thực hành ngoại khóa giáo dục công dân 27 2.3.4. Giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của các thành viên tổ tƣ vấn tâm lý trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi bắt nạt bằng lời nói và hỗ trợ kịp thời các em bị bắt nạt bằng lời nói 32 2.3.5. Xây dựng mô hình lớp học thân thiện, hạnh phúc. 36 2.3.6. Tổ chức trang page và group kín trên facebook để trao đổi về chủ đề bắt nạt bằng lời nói 37 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC SAU KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỆU HÀNH VI BẮT NẠT BẰNG LỜI NÓI ĐỐI VỚI HS TẠI TRƢỜNG THPT TÂN KỲ 38 3.1. Thử nghiệm tác động một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói ở HS trƣờng THPT Tân Kỳ- Tỉnh Nghệ An 38 3.1.1. Mục đích thử nghiệm 38 3.1.2. Nội dung thử nghiệm 38 3.1.3. Quy trình thử nghiệm. 39 3.2. Đánh giá chung kết quả thực trạng sau khi áp dụng một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS tại trƣờng THPT Tân Kỳ 40 3.2.1. Nhận thức và ứng xử của HS về hành vi bị bắt nạt 40 3.2.1.1. Mức độ nhận diện đúng về hành vi bắt nạt bằng lời nói của HS THPT Tân Kỳ 40 3.2.1.2. Mức độ nhận thức của HS trƣờng THPT Tân Kỳ về tác hại của bắt nạt bằng lời nói 41 3.2.1.3. Ứng xử của HS trƣờng THPT Tân Kỳ với bắt nạt bằng lời nói 42 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 1. Kết luận 45 1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài 45 1.2. Ý nghĩa của đề tài 46 1.3. Phạm vi ứng dụng 46 2. Kiến nghị 47 2.1. Đối với sở GD&ĐT Nghệ An 47 2.2. Đối với nhà trƣờng 47 2.3. Đối với các bậc phụ huynh 47 2.4. Đối với HS: 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC
  3. Từ trƣớc đến nay đã có một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu về thực trạng và đề xuất một số mô hình nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS tại các trƣờng THPT. Song các bài viết, các đề tài này còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc mới chỉ đƣa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc các giải pháp cụ thể nhƣng chỉ ứng dụng ở một số lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống xã hội. Đặc biệt, các đề tài đề cập đến các giải pháp về giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS THPT tại các đơn vị trƣờng học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng gần nhƣ chƣa thấy triển khai và áp dụng. Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu thực trạng, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp. Qua đó, giúp các em tìm hƣớng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra. Góp phần tạo nên một môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đƣờng để xây dựng:“Trường học hạnh phúc”. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “Bắt nạt bằng lời nói ở HS trung học phổ thông Tân Kỳ” tập trung làm rõ các đặc điểm hành vi bắt nạt bằng lời nói, những nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt nạt bằng lời nói. Trên cơ sở đó, dự án xây dựng và thử nghiệm biện pháp tác động giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói ở HS. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi đã đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận bao gồm: - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp nhiều tài liệu liên quan. - Phƣơng pháp khái quát hóa những nhận định độc lập. 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Dự án sử dụng các phƣơng pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết - Các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam liên quan đến đề tài. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn gồm - Dự án sử dụng các phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, trắc nghiệm chẩn đoán nhân cách bằng hình ảnh và phƣơng pháp thực nghiệm. - Các phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng để khảo sát đặc điểm hành vi bắt nạt bằng lời nói ở HS THPT. Điều này đƣợc khảo sát ở các phƣơng diện: 1) Mức độ và hình thức phổ biến 2
  4. with bullying behavior in middle school students. Journal of Early Adolescence, 19, 341-362.) 1.1.1.2. Ảnh hưởng của bắt nạt Website chính thức của Chính phủ Mỹ. trích lục ( hƣớng dẫn về phòng chống bắt nạt chỉ ra rằng trẻ bị bắt nạt có thể gặp phải các vấn đề về thể chất và sức khỏe tâm thần tiêu cực. Trẻ bị bắt nạt có nhiều khả năng trải qua: 1) Trầm cảm và lo lắng, tăng cảm giác buồn bã và cô đơn, thay đổi giấc ngủ và thói quen ăn uống, và mất hứng thú với các hoạt động mà họ từng thích (những vấn đề này có thể tồn tại đến tuổi trƣởng thành) 2) Sức khỏe 3) Giảm thành tích học tập; bỏ lỡ, bỏ qua, hoặc bỏ học. Một số lƣợng nhỏ trẻ em bị bắt nạt có thể trả thù thông qua các biện pháp cực kỳ bạo lực.12 trong số 15 trƣờng hợp bắn súng vào trƣờng học vào những năm 1990 là những ngƣời từng bị bắt nạt lúc nhỏ. * Trẻ em bắt nạt ngƣời khác cũng có thể tham gia vào các hành vi bạo lực và các hành vi nguy hiểm khác vào tuổi trƣởng thành. Trẻ em bắt nạt có nhiều khả năng: Thứ nhất: Lạm dụng rƣợu và các loại thuốc khác ở tuổi vị thành niên và ngƣời lớn Thứ hai: Đánh nhau, phá hoại tài sản và bỏ học Thứ ba: Tham gia vào hoạt động tình dục sớm Thứ tƣ: Có án hình sự hay lạm dụng đối với ngƣời khác. * Trẻ em chứng kiến bắt nạt có nhiều khả năng: Thứ nhất: Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá, rƣợu hoặc các loại thuốc khác Thứ hai: Có vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng, bao gồm trầm cảm và lo lắng Thứ ba: Bỏ lỡ hoặc bỏ học. 1.1.1.3. Đặc điểm của bắt nạt bằng lời nói ở HS THPT - Lứa tuổi ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt Một số nghiên cứu cho thấy sự phổ biến và hình thức bắt nạt khác nhau giữa các nhóm tuổi. Trong một phân tích tổng hợp từ 153 nghiên cứu đã thực hiện, Cook, Williams, Guerra, Kim và Sadek (2010). Đỉnh điểm của bắt nạt là những năm học trung học (tức là 12–15 tuổi), và bắt nạt có xu hƣớng giảm dần vào cuối trung học (Hymel & Swearer, 2015 Hymel, S., & Swearer, SM (2015) 1. Đối với các hình thức bắt nạt, với độ tuổi ngày càng tăng dƣờng nhƣ có một sự thay đổi từ 1 Hymel & Swearer, 2015 Hymel, S., & Swearer, S. M. (2015). Four decades of research on school bullying: An introduction. American Psychologist, 70, 293–299. 4