SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến qua hệ thống VNPT E-learning ở trường THPT Con Cuông

docx 44 trang Mịch Hương 27/09/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến qua hệ thống VNPT E-learning ở trường THPT Con Cuông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_va_quan_ly_d.docx
  • pdfNguyễn Cảnh Tùng - Nguyễn Văn Hải - Hoàng Như Lâm - THPT Con Cuông - Quản lý.pdf

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến qua hệ thống VNPT E-learning ở trường THPT Con Cuông

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN QUA HỆ THỐNG VNPT E-LEARNING Ở TRƯỜNG THPT CON CUÔNG LĨNH VỰC: QUẢN LÝ
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CON CUÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN QUA HỆ THỐNG VNPT E-LEARNING Ở TRƯỜNG THPT CON CUÔNG LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Nhóm tác giả: Hoàng Như Lâm – Nguyễn Văn Hải Nguyễn Cảnh Tùng Năm học: 2021 - 2022 Điện thoại: 0919569310 - 0914346036 - 0915137137
  3. IV. Chuẩn bị tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến 20 1. Xây dựng nội quy cho giáo viên và học sinh khi tham gia dạy/học trực tuyến 20 2. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng phương thức dạy học trực tuyến chung mà nhà trường đã lựa chọn và xây dựng 21 2.1. Đăng nhập: 21 2.2. Hướng dẫn sử dụng phòng học Google Meet: 23 2.3. Giới thiệu các ứng dụng Wheel of name, GoogleForm, Padlet, Qizzi: . 23 3. Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng học liệu dạy học 28 V. Triển khai tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến 28 1. Đối với nhà trường 28 2. Đối với Hiệu trưởng . 31 3. Đối với Phó Hiệu trưởng . 31 4. Đối với Tổ trưởng chuyên môn 31 5. Đối với Giáo viên, nhân viên phụ trách công nghệ thông tin 32 5.1. Đối với GVCN: 32 5.2. Đối với Giáo viên bộ môn 33 PHẦN III: KẾT LUẬN 35 1. Kết quả đạt được . 35 2. Kiến nghị đề xuất 37 TÀI KIỆU THAM KHẢO 39
  4. chúng tôi chắc đang còn có nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn. 2. Mục đích của đề tài Đề xuất một số giải pháp để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở trường THPT Con Cuông. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Trang thiết phục vụ dạy học trực tuyến của học nhà trường và ở gia đình học sinh. - Hệ thống tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến VNPT E-Learning - Các phần mềm, ứng dụng Online: Google Meet, Wheel of name, GoogleForm, Padlet, Qizzi, Azota - Giáo viên và học sinh trường THPT Con Cuông. - Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến. 4. Phương pháp nghiên cứu - Dùng cơ sở lý luận của phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực, phương pháp dạy học trực tuyến. - Xây dựng các hoạt động dạy học tạo hứng thú cho học sinh bằng các phần mềm trực tuyến. - Phương pháp điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. - Đánh giá hiệu quả của đề tài thông qua kết quả thu được từ học sinh và giáo viên trường THPT Con Cuông đồng thời tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan. 5. Đóng góp của đề tài Thông qua việc tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến nhận thấy những khó khăn từ giáo viên, học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đề tài này hoàn toàn được rút ra từ thực tế, kinh nghiệm của nhà trường trong quá trình tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến, thể hiện được tính mới và đóng góp của đề tài là: - Đảm bảo các hoạt động dạy học của nhà trường diễn ra bình thường trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp. - Góp phần tạo hứng thú cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy/học. - Phát huy tính tích cực, tính sáng tạo trong quá trình tự học của học sinh. - Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí cho học sinh. 2
  5. hiện trong không gian "lớp học ảo" thì giáo viên có thể tổng hợp kết quả học tập do học sinh gửi trước đó, vào giờ học chỉ tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận; nhận xét, đánh giá, "chốt" kiến thức, kỹ năng; hướng dẫn học sinh vận dụng, giao nhiệm vụ học tập cho bài học tiếp theo. 1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học trực tuyến Phương pháp dạy học trực tuyến nổi bật với các đặc điểm sau: - Giảng dạy và học tập thông qua các phần mềm công nghệ thông tin - Có thể kết hợp hình thức nghe - nhìn và tương tác giữa người dạy và người học - Có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh - Giáo viên có thể tạo các khóa học và tải các học liệu (bài giảng, tài liệu, video ) lên các nền tảng dạy học trực tuyến. - Học sinh có thể tham gia các khóa học mà giáo viên tạo ra bất cứ lúc nào họ muốn. 1.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học trực tuyến * Ưu điểm Hình thức dạy và học trực tuyến đã và đang thể hiện được những ưu điểm nổi trội như sau: - Hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh: Việc áp dụng dạy học trực tuyến đã đảm bảo các lớp học vẫn diễn ra theo kế hoạch, giáo viên và học sinh không phải đến lớp nên giảm nguy cơ nhiễm bệnh. - Thúc đẩy tính tự học: Người học có thể chủ động lựa chọn khóa học mình mong muốn và học bất cứ lúc nào, ở đâu. Họ có thể rút ngắn thời gian học vì không phụ thuộc vào thời gian biểu ở các lớp học truyền thống. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục: Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh và giáo viên. Giáo viên cần phải trau dồi năng lực, tìm tòi các hình thức giảng dạy mới để thu hút người học. Từ đó, chất lượng giảng dạy được nâng cao. * Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì việc học online cũng mang đến nhiều nhược điểm: - Phụ thuộc vào đường truyền mạng, nếu kết nối mạng chậm/mất kết nối mạng, buổi học sẽ bị gián đoạn. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng của người dạy, người học và tiến trình bài giảng. 4