SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_dam_bao_cha.docx
- Phan Xuân Phàn, Lê Thị Hồng Lâm, Đoàn Thị Thủy Chung, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng_ lĩnh Vực Quản lí.pdf
Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN LĨNH VỰC: QUẢN LÝ
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích của đề tài 2 3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 2 5.2. Nhóm phương pháp thực tiễn 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lí luận 4 1.1. Các văn bản chỉ đạo 4 1.2. Tổng quan chung về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục 5 1.2.1. Một số hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng giáo dục 5 1.2.3. Sự cần thiết phải xây dựng các giải pháp đảm bảo chất lượng trong các trường trung học phổ thông 6 1.2.4. Một số nội dung cơ bản trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục 7 2. Cơ sở thực tiễn 7 2.1. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng trong các nhà trường trung học phổ thông hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An 7 2.2. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng tại trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng 11 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng tại trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, Nghệ An 14 3.1. Tổ chức quản lý quá trình giáo dục đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng 14 3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng 18 3.3. Tổ chức điều tra thông tin phản hồi và theo dõi sự tiến bộ của học sinh theo chuẩn đầu ra 22 3.4. Tổ chức xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường 25 PHẦN III: KẾT LUẬN 28 1. Phạm vi ứng dụng của đề tài 28 2. Mức độ vận dụng 28 3. Kết luận 28 PHỤ LỤC 30 Phụ lục 1: QUYẾT ĐỊNH 30 Phụ lục 2: KẾ HOẠCH 33 Phụ lục 3: PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 51 Phụ lục 4: BẢN CAM KẾT 59
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng là một trong những môi trường giáo dục uy tín trên địa bàn Thành phố Vinh nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung. Với bề dày truyền thống trên 100 năm, chất lượng giáo dục đã được khẳng qua các thời kỳ với nhiều thành tích được ghi nhận. Những thành tích đó là kết quả của sự nỗ lực, là trách nhiệm, nhiệt huyết tận tâm của cả thầy và trò. Để phát huy và tiếp tục khẳng định vị thế tốp đầu của nền giáo dục tỉnh nhà, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã và đang thực hiện các nhiệm vụ như đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với yêu cầu tuyển sinh Đại học trong gia đoạn hiện nay; tăng cường giáo dục toàn diện đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực; liên kết hợp tác và đặc biệt là thực hiện công tác đảm bảo chất lượng. Công tác đảm bảo chất lượng hiện nay đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của cơ sở giáo dục. Hoạt động đảm bảo chất lượng không những giúp cho mỗi đơn vị trường học hoàn thiện về mặt chất lượng mà còn giúp khẳng định uy tín của Nhà trường đối với người học, phụ huynh, các nhà tuyển dụng lao động và xã hội. Để đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường là phải xây dựng được một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đủ mạnh, đạt chất lượng để từ đó tiến tới việc tự chủ và đáp ứng mức yêu cầu mà xã hội đặt ra. Mọi hoạt động đảm bảo chất lượng trong nhà trường đều được thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. Chính vì vậy, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong là nhân tố quyết định cho thành công của công tác đảm bảo chất lượng trong nhà trường. Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 02- NQ/ĐU.SGD&ĐT ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo về đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo kế hoạch, từ năm học 2021 - 2022, Nghệ An sẽ áp dụng mô hình CIPO trong đảm bảo chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, nhằm đảm bảo quy trình đầu vào, đầu ra ở các nhà trường. Thực hiện mô hình này, Nghệ An cũng đặt mục tiêu xây dựng môi trường học tập đảm bảo thân thiện, an toàn, lành mạnh trong giảng dạy và học tập. Thực hiện nhiệm vụ năm học, tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Ngành trường THPT Huỳnh Thúc Kháng triển khai, thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong năm học vừa qua và bước đầu thu được một số kết quả nhất định trong việc quản lý kiểm soát chất lượng dạy và học. Từ những lý do trên, nhóm tác giả 1
- đảm bảo chất lượng giáo dục cấp trung học phổ thông. 5.2. Nhóm phương pháp thực tiễn 5.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi: Thông qua hệ thống câu hỏi để làm rõ thực trạng công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cấp trung học phổ thông tại một số trường THPT trên địa bàn. 5.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục: Là phương pháp xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các thầy giáo cô giáo, phụ huynh, học sinh về thực trạng công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cấp trung học phổ thông hiện nay tại một số trường THPT trên địa bàn. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đề ra. 3