SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải toán qua mạng Internet (Violympic) ở trường Tiểu học Trần Đình Tri

doc 11 trang sangkien 26/08/2022 7520
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải toán qua mạng Internet (Violympic) ở trường Tiểu học Trần Đình Tri", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_giai_toan_qua_mang_inter.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải toán qua mạng Internet (Violympic) ở trường Tiểu học Trần Đình Tri

  1. 1 I/Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI TOÁN QUA MẠNG INTERNET (VIOLYMPIC) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN ĐÌNH TRI II/ Đặt vấn đề: Theo "chiến lược con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những người tài. Hiện nay, chúng ta đang gia nhập WTO thì nhân tài lại là một trong những yếu tố vô cung quan trọng để có thể tiếp cận với sự tiến bộ về KHCN của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực trong mỗi học sinh. Ở các trường tiểu học với nhiệm vụ PCGDTH, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được lãnh đạo và nhân dân địa phương quan tâm. Đặc biệt trong ba năm qua, việc giải toán qua mạng Internet (ViOLympic) là một sân chơi trí tuệ thu hút đông đảo học sinh, phụ huynh và giáo viên bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Năm hoc 2010 – 2011 Phòng GD-ĐT Đại Lộc đã chỉ đạo lấy kết quả thi giải toán qua mạng Internet (ViOLympic) để công nhận thay cho kì thi chọn học sinh giỏi các cấp lại là động lực thúc đẩy rất lớn đối với các nhà trường. Với lòng đam mê từ việc khai thác tốt sân chơi trí tuệ này để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán trong hai năm học vừa qua, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh giải toán qua Internet (Violympic) ở trường Tiểu học Trần Đình Tri”. - Phạm vi, đối tượng nghiên cứu : Những học sinh được chọn để bồi dưỡng giải toán qua Internet (Violympic) từ lớp 4 đến lớp 5 của trường Tiểu học Trần Đình Tri. III. Cơ sở lý luận. Về mục đích, nội dung và thể lệ của sân chơi này trên mạng Internet, chúng ta đã thực hiện quyết định số 4413/QĐ-BGDĐT ngày 04/10/2010 về ban hành thể lệ cuộc thi giải toán qua Internet dành cho học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở và quyết định số 4480/QĐ-BGDĐT ngày 06/10/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành thể lệ cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet dành cho học sinh phổ thông, cùng với văn bản hướng dẫn của Số: 76/GD&ĐT V/v tổ chức cuộc thi Olympic Tiếng Anh và Giải Toán trên internet cho học sinh cấp TH, THCS của Phòng GD&ĐT Đại Lộc ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2010. Qua kinh nghiệm theo đuổi mảng hoạt động này trong gần 3 năm qua, tôi xin đề cập đến tính hệ thống của sân chơi này trong mối quan hệ với việc dạy học môn Toán ở trường Tiểu học. Có thể nói, toàn bộ kiến thức được đề cập đến trong sân chơi này được ban tổ chức sắp xếp một cách hệ thống theo phân phối chương trình môn Toán từng khối lớp ở trường Tiểu học. Kể từ năm học 2008 – 2009 đến 2009-2010 tổng số vòng thi
  2. 2 của ViOLympic là 35 vòng, từ năm hoc 2010-2011 thì số vòng thi của ViOLympic giảm xuống còn 19 vòng, tương ứng với 35 tuần thực học ở Tiểu học. Các vòng thi được ban tổ chức tung ra ở cuối mỗi tuần học, bắt đầu từ tuần 1. Mỗi vòng thi gồm ba bài thi với thời gian làm bài tổng cộng là 60 phút (mỗi bài 15-20 phút). Mỗi bài thi hoàn thành sẽ có tổng số điểm từ 80 -> 100 điểm, tổng số điểm tối đa của mỗi vòng thi là 280->300 điểm. Nội dung các bài thi trong mỗi vòng thi chủ yếu là kiến thức tổng hợp mà học sinh đã được tiếp cận trong chương trình toán của tuần đó hoặc kiến thức nâng cao của các tuần trước. Nội dung này được sắp xếp từ dễ đến khó trong từng bài thi. Vượt qua cả ba bài thi với số điểm ≥ 75% tổng số điểm là hoàn thành vòng thi. Nếu đạt số điểm dưới 75% tổng số điểm của vòng thi đó thì thí sinh phải thi lại (trừ các vòng thi cấp huyện, tỉnh, quốc gia). Hình thức các bài thi cũng khá đa dạng. Có thể là sắp xếp các số theo thứ tự, điền số vào chỗ chấm, điền số vào ô trống, tìm các cặp số hoặc biểu thức có giá trị bằng nhau, giải các bài toán để vượt qua các chướng ngại vật Điều đáng nói là dù dưới hình thức nào thì nội dung các bài thi cũng hướng về việc ôn luyện hoặc khai thác sâu các kiến thức đã học trong thời gian trước đó, đây chính là cơ hội tốt nhất để học sinh luyện tập, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng giải các bài tập nâng cao. Chính vì vậy, có thể nói một cách lạc quan rằng: “ViOLympic toán học” là cơ hội để phát triển năng lực học toán cho học sinh Tiểu học. IV/ Cơ sở thực tiễn. Chúng ta đều biết, với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, việc phát triển năng lực học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó “hứng thú học tập” là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Hình thức học tập “học mà chơi, chơi mà học” trên ViOLympic quả là một sân chơi hấp dẫn, thu hút mọi học sinh tham gia. Ở đó, các em được ôn luyện kiến thức một cách thoải mái, không bị gò bó bởi những lời nhắc nhở, thúc giục của thầy cô mà các em được nhận những lời khen từ chú thỏ xinh xắn của ViOLympic luôn hoan hô khích lệ:“Chúc mừng bạn đã hoàn thành xuất sắc bài thi” (dù bài thi đó có thể em chỉ đạt 75/100 điểm). Bên cạnh sự cổ vũ khích lệ rất kịp thời đó, học sinh Tiểu học cũng rất cần sự chỉ dẫn hoặc kết luận để khẳng định ngay kết quả làm bài của mình. Điều này không phải lúc nào cô giáo cũng đáp ứng ngay bằng câu trả lời “đúng” hay “sai” vì còn phụ thuộc vào tiến độ của giáo án hoặc số lượng học sinh cần giúp đỡ riêng (thông thường phải chờ đến khi cô giáo chữa bài mới biết). Nhưng ViOLympic thì ngược lại, đúng hay sai chỉ cẩn “Enter” là biết ngay, đây là điểm đặc biệt tạo nên niềm vui và hứng thú học toán cho học sinh tiểu học: V/ Nội dung nghiên cứu: ( Giới hạn trong chương trình bồi dưỡng lớp 4-5) 1/ Công tác tham mưu của Giáo viên: Là người được nhà trường phân công làm công tác bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng Internet thì bản thân tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường cần tiến hành một số biện pháp hỗ trợ cụ thể như sau: - Xây dựng một phòng máy nối mạng. Phòng máy này được dùng để hướng dẫn học sinh thực hành, có thời khoá biểu luân phiên cho các lớp. Nhà trường cần tăng
  3. 3 gói cước từ 149000 đồng lên 300000 đồng /tháng để cho tốc độ đường truyền lớn hơn, có như thế thì cùng một lúc mà nhiều máy sử dụng sẽ không rớt mạng, nhất là khi học sinh đang giải toán dễ bị trở ngại về đường truyền thì các em phải làm lại từ đầu. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất vì phòng máy của trường chỉ có 6 máy nên không đáp ứng được cho những đợt kiểm tra hay tổ chức thi cấp trường, chính vì thế mà mỗi lần tổ chức kiểm tra thì máy ở các phòng làm việc đều ưu tiên cho công tác này. - Tham mưu với BGH về việc sắp xếp thời gian cho các em tham gia bồi dưỡng như thế nào để không ảnh hưởng đến giờ học chính khóa của các em. - BGH nhà trường tổ chức họp phụ huynh HS theo khối lớp. Thông qua cuộc họp, nhà trường phổ biến kế hoạch và thảo luận các biện pháp hỗ trợ của phụ huynh HS cho công tác này, đồng thời nhà trường cần nêu bật mặt tích cực trong việc truy cập và tiếp cận thông tin trên mạng internet làm cho các bậc phụ huynh có con em học bồi dưỡng giải toán ViOLympic thấy được lợi ích của vấn đề này mà có thể mua sắm máy cho gia đình mình và có thể bắt mạng để cho con họ có thể tự giải tại nhà trong thời gian nghỉ. 2. Xây dựng chương trình bồi dưỡng: Hiện nay, công tác soạn thảo chương trình bồi dưỡng giải toán ViOLympic là một việc làm còn mới mẻ và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Điều cần thiết là giáo viên cần phải tìm nội dung đề từng vòng thi trên cơ sở đó mà soạn thảo nội dung hướng dẫn học sinh thông qua từng dạng của nội dung từng đề (trước hết giáo viên phải đăng kí thành viên với tư cách là học sinh để tham gia giải mà nắm được nội dung và dạng toán từng đề. Từ đó lập kế hoạch bồi dưỡng cho các em làm sao phải khắc sâu kiến thức cơ bản từ đó vận dụng để nâng cao dần) và tiếp tục thực hiện. 3. Hướng dẫn cho học sinh thực hành: a. Rèn luyện kiến thức cơ bản: Qua trực tiếp làm nhiệm vụ bồi dưỡng các em giải toán tôi thấy ở mỗi vòng thi, bao giờ ViOLympic cũng bắt đầu từ những bài tập cơ bản thuộc phạm vi chương trình vừa học trong tuần (hoặc 2 tuần trước đó). Trong đó, bài tập rèn kĩ năng so sánh, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân, phân số xuất hiện thường xuyên. Đây là cơ hội để các em được luyện tập, chiếm lĩnh kiến thức cơ bản trong các vòng thi. Do điều kiện có hạn nên bản thân chỉ nêu được một số hình thức bồi dưỡng cơ bản điển hình theo từng dạng trong các đề thi mà thôi. Bài tập lớp 5 : Chọn các ô có giá trị tăng dần hay 2 ô có giá trị đồng nhất (Luyện tập so sánh số TP, thực hiện phép tính trên số TP) thì hướng dẫn cho các em thực hiện trước các phép tính rồi so sánh và hoàn thành bài tập. Hệ thống bài tập trắc nghiệm luyện kĩ năng giải các dạng toán điển hình, bài tập luyện kĩ năng đổi các số đo thời gian, độ dài, khối lượng diện tích . cũng được ViOLympic quan tâm với tần suất khá lớn.
  4. 4 Đối với dạng này thì Giáo viên cần hướng cho các em xác định được bài toán đó là dạng nào ( Tổng - tỉ; hiệu – tỉ hay quan hệ tỉ lệ) mà thực hiện nhanh chóng. b. Rèn luyện kiến thức nâng cao: Không dừng lại ở kiến thức cơ bản, ViOLympic luôn tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy toán học bằng hệ thống bài tập nâng cao từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi dạng bài tập như thế được đưa ra một cách có hệ thống, được thay đổi dần để định hướng giải cho học sinh. *Các bài toán về hình học : Tham khảo một số bài thi về hình học ở vòng thi 13 (lớp 5) năm học 2010 – 2011 của ViOLympic chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này: Ví dụ: Người ta dùng các hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm để lắp đầy hình lập phương có cạnh 1,1dm rồi sơn hết mặt ngoài hình đó. Tính số hình lập phương có cạnh 1cm được sơn 1 mặt? Với dạng toán này thì giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh sử dụng bằng hộp dạy toán có sẵn trong thư viện để các em đếm được số khối lập phương được sơn 1 mặt của hình lập phương hay hình hộp chữ nhật chính là số hình lập phương có cạnh 1cm nằm trên diện tích toàn phần của hình đó với mỗi kích thước trừ đi 2 cm (vì các hình hộp ở cạnh được sơn 2 mặt còn các hình ở 4 đỉnh thì sơn 3 mặt còn lớp trong thì không sơn mặt nào). Còn số hộp lập phương không sơn mặt nào chính là thể tích của hình đó với mỗi kích thước trừ đi 2 cm từ đó hình thành công thức để các em dựa vào đó mà thực hiện cụ thể là : * Số hình lập phương không sơn mặt nào là : • Hình lập phương = (cạnh – 2) x (cạnh – 2) x (cạnh – 2) • Hình hộp chữ nhật = (dài – 2) x (rộng – 2) x ( cao – 2) * Số hình lập phương sơn 1 mặt. 2 mặt là : + Đối với loại sơn 1 mặt : • Hình lập phương = (cạnh – 2) x (cạnh – 2) x 6 • Hình hộp chữ nhật = [{(dài – 2) + (rộng – 2)} x 2] x ( cao – 2) + (dài – 2) x (rộng – 2) x 2 Bài toán trên HS áp dụng công thức trên để tinh một cách dễ dàng: - 1,1dm = 11cm - Số hình lập phương có canh 1cm sơn 1 mặt là : (11 – 2) x (11 – 2) x 6 = 486 (hình) + Đối với loại sơn 2 mặt : Thực chất bài này chính là tổng các hình lập phương có cạnh 1cm của tổng độ dài các cạnh của hình đó trừ đi mỗi cạnh 2 cm ( vì các hình lập phương ở đỉnh đều được sơn 3 mặt). Từ đó ta có công thức cụ thể như sau : • Hình lập phương = (cạnh – 2) x 12 ( Hình LP có 12 cạnh ) • Hình hộp chữ nhật = {[(dài – 2)+(rộng – 2)] x 2 ) x 2}+[( cao – 2)x4] (Hình HCN thì tổng độ dài 12 cạnh chính là 2 lần chu vi đáy cộng với 4 lần chiều cao)