SKKN Một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT ở trường THPT Hà Huy Tập

docx 29 trang Mịch Hương 27/09/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT ở trường THPT Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_chuyen_doi_so_nham_nang_cao_hieu_qua_c.docx

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT ở trường THPT Hà Huy Tập

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRƯỜNG THPT Ở TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP NĂM HỌC 2021-2022
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Nhận thức rõ chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là con đường đưa Việt Nam phát triển mạnh mẽ, ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển Việt Nam thành một quốc gia số với mục tiêu liên quan chặt chẽ với nhau: một Chính phủ số, một nền kinh tế số và một xã hội số trong đó, giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ cũng đã đã ký Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030". Đề án khắng định “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo, đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục”. Trong thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới đã gây ra nhiều khó khăn trong việc học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên. Với phương châm: “Dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, các nhà trường, các thầy, cô giáo cùng học trò đã nỗ lực biến khó khăn thành cơ hội, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, triển khai dạy học thích ứng an toàn với đại dịch Covid-19, đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học. Thực tiễn trên cho thấy chuyển đổi số trong giáo dục là việc hết sức cấp thiết, trong trước mắt cũng như lâu dài. Tại trường THPT Hà Huy Tập chuyển đổi số đã giúp nhà trường triền khai dạy học, các hoạt động của trường bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tuy nhiên, đối với trường THPT Hà Huy Tập nói riêng và các nhà trường nói chung, công tác chuyển đối số trong nhà trường còn là vấn đề mới, còn nhiều khó khăn về nhận thức, tư duy, năng lực, văn hóa số, về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, về thể chế, hệ thống văn bản quản lý điều hành, về tài chính. Từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường THPT ở trường THPT Hà Huy Tập” 3
  3. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm về chuyển đổi số trong quản trị nhà trường 1.1.1. Khái niệm chuyển đổi số - Tùy vào từng lĩnh vực được ứng dụng mà thuật ngữ chuyển đổi số có một cách tiếp cận khác nhau. Thuật ngữ thường dùng về chuyển đổi số có thể hiểu là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. - Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. - Thuật ngữ Chuyển đổi số thường dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa”. Số hóa có thể hiểu là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số ); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”. - Khi ngành giáo dục trở nên cạnh tranh hơn, chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng tất yếu vì thế giới số mới đòi hỏi các nhà giáo dục phải thích nghi và áp dụng các công nghệ, phương pháp và tư duy kỹ thuật số. Theo Hồ Tú Bảo, 2020 chuyển đổi số trong giáo dục đơn giản là chuyển đổi hoạt động dạy lên môi trường số bởi cốt lõi của giáo dục là dạy và học. - “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy 5
  4. được hiệu quả các mục tiêu đã định trong môi trường luôn luôn biến động và với phạm vi nguồn lực huy động được”. - Trong Thông tư 14/2018/TT-BGD&ĐT ban hành Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, quản trị nhà trường là “quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động trong nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường” (BGD&ĐT, 2018). 1.1.3. Chuyển đổi số trong quản trị nhà trường Chuyến đổi số trong quản trị nhà trường là quá trình thay đổi từ mô hình quản trị nhà trường mang tính truyền thống sang mô hình quản trị số bằng cách thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa nhà trường từ việc áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) nhằm nâng cao hiệu quả quản lí nhà trường. 1.2. Vai trò chuyển đổi số trong quản trị nhà trường Đối với quản trị nhà trường, chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích như sau: Thứ nhất, đối với hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học: Tăng tính tương tác, tính thực hành - ứng dụng: ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng, giúp cho người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây hứng thú cho người học, (Mai Ngọc Tuấn, 2020). Tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở - bình đẳng - cá thể hóa: việc học tập trực tuyến, các khóa học đào tạo từ xa tạo điều kiện cho người học có nhiều lựa chọn trong học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển bản thân. Hơn nữa, chuyển đổi số cũng giúp nhà quản lí xem xét, đánh giá một cách hệ thống từ việc chuẩn bị đến tiến hành và có thể dõi theo quá trình tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Thứ hai, việc triển khai dạy học, giáo dục trực tuyến dựa trên học liệu số hệ thống, khả thi giúp các cơ sở giáo dục cắt giảm được chi phí đáng kể về cơ sở vật chất, chi phí giảng dạy và chuyên gia; người học tiết kiệm học phí, chi phí sinh hoạt và tài liệu học tập. Khi nhà quản lí đầu tư tập trung vào số hóa hồ sơ dạy học, giáo 7