SKKN Một số biện pháp tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm

doc 17 trang sangkien 6860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_danh_gia_xep_loai_giao_vien_cu.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm

  1. Hố Văn Cuộc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Trung Hưng, ngày 19 tháng 3 năm 2017 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CUỐI NĂM - Họ và tên: Hồ Văn Cuộc - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Hưng Thời gian triển khai thực hiện: Từ 20 tháng 10 năm 2015 đến ngày 30 tháng 05 năm 2017 I – ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến hoặc đề tài, đề án, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp Là Cán bộ quản lý được phân công tác tổ chức nên tôi mạnh dạng chọn đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm” 2. sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu) Hằng năm, khi gần đến cuối năm học các trường đều tập trung cho công tác tổng kết năm học, trong đó có một số công việc cần phải tập trung giải quyết không kém phần quan trọng, đó là công tác xét danh hiệu thi đua cho Cán bộ, giáo viên, Nhân viên (CB – GV –NV ) và các tập thể của trường. Công việc này xem ra rất khó khăn, bởi lẽ nó như con dao hai lưỡi. Nếu ta xét khách quan đúng người, đúng việc, đúng đối tượng thì hiệu quả rất tốt. Các cá nhân và tập thể đạt danh hiệu sẽ hăng say hoạt động trong thời gian sắp tới, còn những cá nhân chưa đạt danh hiệu thì phấn đấu vươn lên đạt danh hiệu thi đua trong năm tới. Song song theo đó nếu ta xét thi đua không khách quan, xét thi đua không đúng năng lực, phản ánh không đúng quá trình công tác của CB – GV –NV thì hậu quả chẳng nhưng không khích lệ được phong trào của nhà trường, làm chậm bước tiến của nhà trường mà còn làm cho nội bộ bị mất đoàn kết, cục bộ, rời rạc! II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: Trong thực tế nơi công tác Trường Tiểu học Trung Hưng, trong những năm đầu tiếp nhận nhiệm vụ quản lý Tổ chức tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi xét thi đua cuối năm học. Bởi lẽ, lúc này chỉ tổ chức họp đội ngũ cốt cán một lần vào dịp cuối năm học để xét thành tích thi đua của CB – GV –NV hoạt động trong quá SKKN “Một số biện pháp tổ chức đánh giá xêp loại giáo viên cuối năm” 1
  2. Hố Văn Cuộc trình cả năm học. Không phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng, không giao ước thi đua hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, không tổ chức theo dõi kiểm tra cụ thể. Trong một năm học là quá trình hoạt động lâu dài mà chỉ họp xét thi đua ở một đợt vào dịp cuối năm thì không thể nào phản ánh được trung thực, chính xác công tác của CB – GV –NV. Không phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng thì không quy trách nhiệm được cho đối tượng phân công. Không giao chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, thì không hoàn thành chỉ tiêu chung của trường đề ra. Không phân công người theo dõi kiểm tra hoạt động thì không thể tổng kết chính xác được. Không giao ước thi đua thì căn cứ vào đâu để xét thi đua ? Trong những năm đầu còn ít kinh nghiệm nên việc xét thi đua cuối năm còn ý kiến phiền hà, phân bì, so sánh, chỉ trách, thậm chí còn khiếu nại về trên. Ai cũng do nguyên nhân khâu tổ chức thi đua và xét thi đua chưa khoa học, chưa thực tế, chưa phản ánh đúng quá trình hoạt động của GV – CB – CNV. Biện pháp và hình thức tổ chức thi đua chưa làm động lực thúc đẩy nhà trường đi lên. Qua nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm trong công tác, mỗi năm có điều chỉnh, bổ sung vào kế hoạch thi đua một ít “ Trong cái khó – Ló cái khôn ”. Đến nay cơ bản hoàn thành quy trình tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học ở trường tiểu họcTrung Hưng . Thực tế trong nhiều năm qua tôi áp dụng và đã đạt được nhiều thành tựu khả quan. Sau đây tôi xin trình bày quy trình tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học ở trường tiểu học Trung Hưng mà tôi đã thực hiện trong nhiều năm vừa qua. Vào trung tuần tháng 10 hằng năm, Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ chức Hội nghị Công chức ( CC ) chức triển khai kế hoạch năm học. Để kế hoạch mang tính khả thi, Hiệu trưởng phải họp liên tịch với Ban chấp hành Công đoàn trường để xây dựng kế hoạch năm học, xây dựng các chỉ tiêu cần phải hoàn thành và biện pháp thực hiện kế hoạch năm học. Muốn cho CB – GV –NV thực hiện tốt kế hoạch năm học thì Hiệu trưởng phải tổ chức triển khai, thảo luận trong tập thể sư phạm , đi đến thống nhất và khi đã thống nhất thì biến thành Nghị quyết để thực hiện. Muốn kế hoạch thực hiện tốt thì phải tổ chức cho CB – GV –NV cùng nhau thi đua thực hiện kế hoạch năm học. Sau khi Hiệu trưởng trình bày kế hoạch năm học cho tập thể sư phạm thảo luận đi đến thống nhất kế hoạch, chỉ tiêu, số lượng, chất lượng, Kết hợp với Hiệu trưởng chuyển sang phần giao ước thi đua theo các tiêu chí và cách tính điểm thi đua như sau : 1/. Đối với giáo viên dạy lớp ( GVDL) : 1.1/ Về tác phong đạo đức: a/- Yêu cầu: Tuyệt đối phải chấp hành tổ chức nhà trường, chấp hành tốt chính sách địa phương, phải luôn đảm bảo tốt tác phong đạo đức, ăn mặc đồng phục (nam mặc áo bỏ vào quần, nữ mặc áo dài, cam lê đúng màu của trường quy định trong các ngày lễ và tất cả cùng đeo thẻ công chức), giáo dục học sinh mặc đồng phục trường quy SKKN “Một số biện pháp tổ chức đánh giá xêp loại giáo viên cuối năm” 2
  3. Hố Văn Cuộc định, thể hiện tốt các hành vi đạo đức. b/- Biện pháp: Nhiệm vụ nầy của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịchCông đoàn cùng theo dõi. c/ - Chỉ tiêu tính điểm thi đua ( Sau đây gọi tắt là chỉ tiêu ): - Giáo viên (GV ) thực hiện tốt toàn diện đạt 3 điểm - Tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ giảm điểm. 1.2/ Họp Hội đồng Sư phạm ( HĐSP ): a/- Yêu cầu: Họp HĐSP để kiểm điểm nhận xét công tác tháng qua và nêu phương hướng, nhiệm vụ tháng tới. b/- Biện pháp: - Mỗi tháng họp một lần vào ngày thứ bảy trong tháng. - Hiệu trưởng thông báo triệu tập họp và theo dõi sự hiện diện của GV. c/- Chỉ tiêu: - Họp đủ 1 lần/tháng đạt 3 điểm - Vắng có phép hợp lệ đạt 1 điểm. - Vắng không phép đạt 0 điểm. 1.3/ Họp tổ chuyên môn: a/- Yêu cầu: - Họp tổ chuyên môn để kiểm điểm lại công tác tháng qua và nêu kế hoạch tháng tới của tổ. - Họp tổ để góp ý, đánh giá các tiết dạy trong tháng của GV dạy cho GV khác dự giờ theo quy định của Ngành. - Họp tổ để soạn đề kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ. - Họp tổ để thảo luận và tìm ra phương pháp giảng dạy cho các môn, phân môn hay tiết khó dạy. - Họp tổ để lên kế hoạch giảng dạy ( lịch báo giảng ) đúng với phân phối chương trình theo quy định. - Và họp tổ để làm một số công việc khác của nhà trường, b/- Biện pháp: SKKN “Một số biện pháp tổ chức đánh giá xêp loại giáo viên cuối năm” 3
  4. Hố Văn Cuộc - Phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và Tổ trưởng theo dõi kiểm tra. c/- Chỉ tiêu: - Họp đủ các lần họp trong tháng đạt 3 điểm. - Vắng họp 1 lần có phép đạt 1 điểm. - Vắng họp 1 lần không phép đạt 0 điểm. 1.4/ Dự chuyên đề hoặc thao giảng: a/- Yêu cầu: - GV dự chuyên đề để cùng nhau học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. b/- Biện pháp: - Phân công Phó Hiệu trưởng chuyên môn và Tổ trưởng theo dõi kiểm tra. - Hằng tháng mở một chuyên đề hoặc thao giảng. Trừ tháng 09 (do bận công tác tựu trường) và tháng 12 (do bận thi cuối kỳ I) và tháng 05 (do bận thi cuối kỳ II ). c/- Chỉ tiêu: - GV dự đủ chuyên đề hoặc thao giảng đạt 2 điểm. - GV vắng có phép đạt 1 điểm. - GV vắng không phép đạt 0 điểm. * Lưu ý: Những tháng không mở chuyên đề: tháng 09, 12, 05 vẫn cho GV đạt đủ 2 điểm. 1.5/ Ngày giờ công: a/- Yêu cầu: -Dạy đủ 22 buổi / tháng. b/- Biện pháp: Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn theo dõi ngày giờ công. c/- Chỉ tiêu: - Dạy đủ 22 buổi / tháng đạt 3 điểm. - Vắng có phép, có dạy bù hoặc nhờ GV khác dạy thay ( giới hạn 2 buổi/tháng ) đạt 3 điểm. - Vắng có phép hợp lý không dạy bù 1 buổi đạt 1 điểm. SKKN “Một số biện pháp tổ chức đánh giá xêp loại giáo viên cuối năm” 4
  5. Hố Văn Cuộc - Vắng không phép không dạy bù 1 buổi đạt 0 điểm. 1.6/ Bảo đảm giờ giấc: a/- Yêu cầu: - GV lên lớp đúng giờ, không về sớm, không bỏ lớp đi bàn việc riêng hoặc làm việc riêng. b/- Biện pháp: Phó Hiệu trưởng Tổ chức, Chủ tịch Công đoàn và cán bộ cốt cán theo dõi kiểm tra. c/- Chỉ tiêu: - Bảo đảm tốt giờ giấc trong tháng đạt 3 điểm. - Đi trể, về sớm, bỏ lớp từ 5 đến 15 phút ,mỗi lần trừ 0,5 điểm. -Đi trể, về sớm, bỏ lớp từ 16 đến 30 phút, mỗi lần trừ 1 điểm. từ 31 đến 60 phút, trừ 2 điểm * Lưu ý: Các tiêu chí 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 nếu trừ hết 3 điểm sẽ trừ đi điểm tổng số. 1.7/ Giáo viên dạy cho dự giờ : ( Giáo viên dạy cho Ban giám hiệu, Tổ trưởng dự giờ để đánh giá theo quy định). a/- Yêu cầu: - Giáo viên dạy cho Ban giám hiệu,Tổ trưởng và giáo viên trong tổ dự giờ để : + GV học tập kinh nghiệm giảng dạy trong khối. + BGH đánh giá được tay nghề GV để có hướng bồi dưỡng cho GV. b/- Biện pháp: Phó Hiệu trưởng Chuyên môn, Tổ trưởng theo dõi và lên kế hoạch cho giáo viên dạy. c/- Chỉ tiêu: - Có dạy cho Ban giám hiệu và GV trong tổ dự giờ đạt 2 điểm / tháng. - Không dạy trong tháng 0 điểm. * Lưu ý : - Mỗi năm chỉ yêu cầu GV dạy đủ 3 tiết để Ban giám hiệu nhận xét và đánh giá theo quy đinh của ngành. SKKN “Một số biện pháp tổ chức đánh giá xêp loại giáo viên cuối năm” 5
  6. Hố Văn Cuộc - Nếu GV dạy không đủ 3 tiết / năm thì sẽ đạt điểm thi đua thấp hơn GV dạy đủ 3 tiết / năm. Mặt khác GV đó sẽ bị Ban giám hiệu kiểm điểm vì dạy không đủ tiết quy định cho Ban giám hiệu đánh giá cuối năm theo quy định. 1.8/Dự giờ: ( Dự những GV dạy theo QĐ 48 – Tiêu chí 1.7) a/-Yêu cầu: - GV dự giờ để học tập những kinh nghiệm giảng dạy hay của đồng nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm làm vốn cho bản thân mình. Đồng thời phát hiện và góp ý cho đồng nghiệp những sai sót, nhược điểm trong tiết dạy để đồng nghiệp khắc phục, mặt khác bản thân cũng khắc phục được những nhược điểm đó. b/- Biện pháp: Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng lên lịch cho GV trong tổ dự giờ, đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi GV dự để tính điểm thi đua. c/- Chỉ tiêu: - Dự đủ 1 tiết / tháng đạt 1 điểm. - Không dự đạt 0 điểm. 1.9/ Sổ theo dõi học sinh ( Sổ điểm hoặc Bảng tổng hợp): a/- Yêu cầu: Mỗi GV phải làm sổ theo dõi học sinh, hằng tháng có cho điểm, lập đủ các nội dung trong sổ theo Thông tư BGD. b/- Biện pháp: Phó Hiệu trưởng duyệt sổ 1 lần / tháng. c/- Chỉ tiêu: - GV lập đủ chi tiết nội dung trong sổ theo Thông tư đạt 3 điểm - Tuỳ mức độ sai sót, chậm trể, sẽ bị trừ điểm. 1.10/ Sổ giáo án: a/- Yêu cầu: Để giảng dạy đạt yêu cầu cao, GV lên lớp phải có giáo án, nội dung giáo án soạn phải vừa đủ để giảng dạy. b/- Biện pháp: Phó Hiệu trưởng chuyên môn duyệt giáo án 1 lần / tháng. SKKN “Một số biện pháp tổ chức đánh giá xêp loại giáo viên cuối năm” 6