Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh

doc 27 trang sangkien 31/08/2022 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_chi_dao_thuc_hien_danh_gia.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH. Lĩnh vực/ Môn: Quản lý Tên tác giả: Nguyễn Khắc Thành. Chức vụ: Hiệu trưởng trường THCS Hồng Dương. NĂM HỌC 2013 - 2014
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết đầy đủ 1 AN Âm nhạc 2 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 BT Bí thư 4 CBGVNV Cán bộ, giáo viên, nhân viên 5 CMHS Cha mẹ học sinh 6 CN Công nghệ 7 GDCD Giáo dục công dân 8 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 9 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 10 MT Mỹ thuật 11 TNCS Thanh niên Cộng sản 12 TNTP Thiếu niên Tiền phong 13 TPT Tổng phụ trách 14 UBND Ủy ban nhân dân
  3. MỤC LỤC Phần Nội dung Trang I. SƠ YẾU LÝ LỊCH 01 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 02 III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 05 IV. KẾT QUẢ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU 20 V. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC 22 HIỆN ĐỀ TÀI
  4. I. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : Nguyễn Khắc Thành Ngày tháng năm sinh : 03 - 02- 1969 Năm vào ngành : 01- 01- 1990 Chức vụ : Hiệu trưởng Đơn vị công tác : Trường THCS Hồng Dương - Thanh Oai- Hà Nội. Trình độ chuyên môn : Đại học Ngữ văn Hệ đào tạo : Chính quy Bộ môn giảng dạy : Ngữ văn 8E. Trình độ ngoại ngữ : Anh văn trình độ A Trình độ lý luận : Trung cấp Khen thưởng : Chiến sỹ thi đua cấp Cơ sở. 1
  5. II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh. 2. Lý do chọn đề tài: a. Cơ sở lý luận: a1. Căn cứ: Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/ 2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có một số nội dung sau: + Đối với hiệu trưởng: Tại Điểm e, Mục 1, Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đã quy định nhiệm vụ của Hiệu trưởng: “ Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học ( nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh.” + Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tại Điểm a, Mục 2, Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học đã quy định: “ Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh” . Tại Điểm d, Mục 2, Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học đã quy định: “ Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh”. a2. Căn cứ Quyết định số 40/ QĐ- BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 51/2008/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. a3. Căn cứ Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở ( Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): * Mục 9, Điều 5, Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường: Nhà trường đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Mục 10, Điều 7, Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục. 2
  6. * Mục 10, Điều 14, Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục. a 4. Căn cứ: chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại công văn số: 2239/ HD – SGD&ĐT ngày 09 tháng 10 năm 2006. Trong đó tại Phần 2 Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đã quy định rất cụ thể về căn cứ và đối tượng đánh giá, xếp loại hạnh kiểm; tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm; tổ chức đánh giá, xếp loại hạnh kiểm. b. Cơ sở thực tiễn b1.Căn cứ yếu tố xã hội: - Trên địa bàn xã Hồng Dương đang tiến hành xây dựng Nông thôn mới, yêu cầu nhà trường phải đáp ứng sản phẩm đào tạo có phẩm chất và sự tiến bộ hơn hẳn so với trước đây. Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng Nông thôn mới là nâng cao chất lượng con người và chất lượng đời sống nhân dân. Học sinh là chủ nhân tương lai, là đối tượng giáo dục nên phải được rèn luyện thường xuyên để đáp ứng yêu cầu đó. - Hồng Dương là địa bàn ven nội đô, trong thời kỳ hội nhập, xã hội phát triển nhanh, cha mẹ học sinh mải làm kinh tế, có nhiều yếu tố tác động đến học sinh. Bên cạnh mặt tích cực nhà trường cần phải phát huy, các mặt tiêu cực ảnh hưởng bất lợi đến học sinh nhà trường cần phải hạn chế để giáo dục học sinh. Các tệ nạn xã hội đang rình rập, lôi kéo học sinh. Do vậy, cần phải tăng cường biện pháp giáo dục, đánh giá hạnh kiểm quản lý học sinh. b2.Căn cứ từ đối tượng: - Giáo viên chủ nhiệm của trường có nhiều thay đổi theo năm học. Nhiều nhà giáo trẻ, mới ra trường đã được giao làm công tác chủ nhiệm lớp, dạy môn Giáo dục công dân và các môn khác nên cần có sự chỉ đạo sát sao từ Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trong việc đánh giá hạnh kiểm học sinh. - Lứa tuổi học sinh THCS có sự phát triển phức tạp về tâm lý, sinh lý. Học sinh hiếu động, nếu không làm tốt công tác đánh giá sẽ tác động không tích cực đến sự phấn đấu của học sinh. Mặt khác, bên cạnh việc được giáo dục, học sinh cũng cần tự giáo dục – tự biết đánh gia chính mình để vươn lên trong học tập và rèn luyện. b3. Căn cứ mục tiêu của nhà trường: - Trường THCS Hồng Dương đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020, trong đó phấn đấu đạt phổ cập Trung học phổ thông vào năm 2015, chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. Vì vậy, yêu cầu phải có số lượng học sinh được xét tuyển vào trung học phổ thông đạt và vượt tỷ lệ huy động theo quy định. Để hoàn thành chỉ tiêu đó, nhà trường phải hướng học sinh vừa học tốt vừa phải có hạnh kiểm tốt vì phương thức tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội là kết hợp xét tuyển với thi tuyển. Từ các lý do trên, nhà trường cần phải tăng cường nhiều biện pháp chỉ đạo đánh giá hạnh kiểm học sinh, nhằm hướng đến mục tiêu thực hiện thắng lợi chủ đề các năm học: 3
  7. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh” để góp phần đưa trường THCS Hồng Dương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2011 – 2012, 2012-2013, 2013 – 2014. 3. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài. Đề tài được thực hiện tại trường THCS Hồng Dương năm học 2011- 2012; 2012- 2013; 2013 -2014. Phạm vi áp dụng là cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh trường THCS Hồng Dương. 4
  8. III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Tình hình thực tế khi chưa thực hiện. - Trường THCS Hồng Dương đang trên đà phát triển, được UBND Thành phố Hà Nội công nhận dạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc năm học 2009- 2010, 2010-2011. Chất lượng giáo dục được Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị và Chủ tịch UBND Thành phố công nhận đạt cấp độ 3. Điều đó là vinh dự đồng thời là trách nhiệm để toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên(CBGVNV) nhà trường là phải cố gắng giữ vững và nâng cao chất lượng. - Xã Hồng Dương quyết tâm xây dựng xã nông thôn mới. Do vậy, yếu tố con người phải được đề cao, phải chuẩn bị để có sự phát triển bền vững. - Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh mặc dù có kết quả ban đầu nhưng còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ giáo viên liên tục được bổ sung, thay đổi. Nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác này. 2. Khảo sát thực tế: Qua nghiên cứu và khảo sát, tôi thấy có một số nội dung quan trọng cần quan tâm và thực hiện chỉ đạo đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh có hiệu quả sau: + Đầu năm học 2011- 2012, trường THCS Hồng Dương có 45CBGVNV, 539 học sinh ở 16 lớp. Trong đó: - Cán bộ lãnh đạo và quản lý: 3; giáo viên: 36; nhân viên:6. Giáo viên chủ nhiệm: 16; trong đó giáo viên làm chủ nhiệm lần đầu 01 người. Số giáo viên mới ra trường được bổ sung 03. Chất lượng hạnh kiểm cuối năm học 2010-2011 là: Tốt: 90,3%. Khá: 9,3%. Trung bình: 0,4%. + Đầu năm học 2012- 2013, trường THCS Hồng Dương có 51CBGVNV, 561 học sinh ở 16 lớp. Trong đó: - Cán bộ lãnh đạo và quản lý: 3; giáo viên: 42; nhân viên:6. Giáo viên chủ nhiệm: 16; trong đó giáo viên làm chủ nhiệm lần đầu 02 người. Số giáo viên mới ra trường được bổ sung 05. Chất lượng hạnh kiểm cuối năm học 2012-2013 là: Tốt: 88,4%. Khá: 10%. Trung bình: 1,6%. + Trường có Chi bộ Đảng Cộng sản, Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng giáo dục rất hiệu quả của nhà trường. + Đầu năm học 2013- 2014, trường THCS Hồng Dương có 51CBGVNV, 600 học sinh ở 18 lớp. Trong đó: - Cán bộ lãnh đạo và quản lý: 3; giáo viên: 42; nhân viên:6. Giáo viên chủ nhiệm: 18; trong đó giáo viên làm chủ nhiệm lần đầu 02 người. Số giáo viên mới ra trường được bổ sung 02. Chất lượng hạnh kiểm cuối năm học 2012-2013 là: Tốt: 93,3%. Khá: 6,3%. Trung bình: 0,4%. + Trường có Chi bộ Đảng Cộng sản, Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng giáo dục rất hiệu quả của nhà trường. 5
  9. 3. Những biện pháp thực hiện. 3.1. Biện pháp thứ nhất: Tuyên truyền, quán triệt làm cho toàn thể CBGVNV, học sinh và cha mẹ học sinh thống nhất hiểu được cách đánh giá và tầm quan trọng của việc đánh giá, xếp loại đúng hạnh kiểm của học sinh. Đây là một nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng con người, chuẩn bị cho các em có điều kiện đáp ứng yêu cầu của xã hội và tiếp tục học lên bậc trung học phổ thông. Đây cũng là nhiệm vụ trách nhiệm của các nhà giáo dục, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Đây vừa là đạo đức lương tâm nghề nghiệp, vừa làm nên thương hiệu nhà trường mà ở đó gắn chặt với lợi ích của mỗi thành viên nhà trường. Tôi tiến hành tuyên truyền và quán triệt nội dung trên trong các phiên họp của nhà trường, họp hội nghị cha mẹ học sinh từ khi chuẩn bị bước vào năm học 2011 – 2012. Đồng thời tôi triển khai nội dung: công khai chương II Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05 /10 /2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tại phiên họp cha mẹ học sinh cuối học kỳ I năm học 2011-2012 và tại phiên họp cơ quan đầu tháng 01 năm 2012, tại phiên họp CMHS đầu năm học 2013 – 2014, tôi tiếp tục: công khai chương II Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 / 12 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tại các phiên họp cơ quan hàng tháng, họp sơ kết thi đua, họp giao ban giáo viên chủ nhiệm hàng tuần đều có nội dung rà soát đánh giá và có phương hướng cải tiến chất lượng đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Do vậy, được nhà trường tuyên truyền, được cha mẹ nhắc nhở, tự ý thức về mục tiêu phấn đấu, mỗi học sinh nắm được nội dung đánh giá, xếp loại hạnh kiểm để phấn đấu thực thực hiện hằng ngày. Sự nỗ lực, tích cực chủ động của học sinh là điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh của giáo viên. 3.2. Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn nghiên cứu, nắm chắc các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Đội ngũ CBGV, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nắm được công cụ để thực hiện nhiệm vụ của mình. 3.1.1. Một là chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn nghiên cứu, nắm chắc nội dung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên: - Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư số:12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)- Sau đây xin được gọi là Điều lệ trường trung học theo cách gọi được quy định tại Điều 1 của văn bản “Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”, trong đó nhấn mạnh: + Điểm 3, Điều 28. Đánh giá kết quả học tập của học sinh: “ Việc đánh giá học sinh phải đảm bảo yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, 6