SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn

doc 15 trang sangkien 29/08/2022 5820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_xay_dung_va_nang_cao_chat.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn

  1. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài - Xuất phát từ mục tiêu, quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 2 khóa VIII khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Để giáo dục - đào tạo làm tốt việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Từ đó có điều kiện phát triển nền kinh tế nước nhà trong hiện tại và tương lai, đưa nước ta thoát khỏi nước không phát triển, tiến kịp các nước phát triển trong khu vực. - Mặt khác trong thời kì hiện nay, nước ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế giới đang ở trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, trước xu thế toàn cầu hóa, xu thế hội nhập: “Một ngày bằng hai mươi năm”. - Trước tình hình đó nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo và cụ thể là đội ngũ nhà giáo phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh, trung thực, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tính năng động, sáng tạo của nền kinh tế thị trường. Tuy rằng đã đạt được những thành tựu nhất định, song giáo dục - đào tạo vẫn còn bộc lộ một số yếu kém, bất cập. - Chất lượng giáo dục - đào tạo đại trà thấp thể hiện qua kì thi vào lớp 10 PTTH hàng năm - Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; phương pháp giảng dạy còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đó là phát huy tính chủ động sáng tạo. nhất là bệnh thành tích đã ăn sâu bén rễ trong Giáo dục. Từ đó chúng ta thấy để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, điều đầu tiên của các nhà trường là phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những việc làm hết sức cấp bách và quan trọng. Trường THCS Lai Thành –Kim Sơn trong thời gian vừa qua cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ những yếu kém đã nói ở trên nhất là “Đội ngũ giáo viên của nhà trường về chất lượng và phương pháp giảng dạy,về lập trường tư tưởng, ý thức nghề nghiệp còn nhiều điều phải cần làm, để đáp ứng được mục tiêu chiến lược về giáo dục và đào tạo”. Tóm lại: Với những lý do khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên, cùng với kinh nghiệm trong quá trình làm công tác quản lý tại trường . Tôi mạnh dạn đưa 1
  2. ra một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn trong giai đoạn hiện nay. Với mục đích góp vào một vài kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu. Qua đề tài này tác giả đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1 Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 3.2 Phân tích thực trạng việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn 3.3 Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Lai Thành – Kim Sơn 4. Đối tượng nghiên cứu. Đội ngũ giáo viên Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn Phần nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở I, Cơ sở lý luận. 1 Nhiệm vụ của một nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực tạo ra một sản phẩm là con người có ý thức làm chủ bản thân, có đủ trình độ tiếp thu các khoa học hiện đại. Điều đó muốn trở thành hiện thực phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành trong các yếu tố đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực. 2 Trong trường THCS, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo, một nhà trường mạnh hay yếu đều phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên, bởi lẽ mọi tác động của người thầy đến học sinh nhằm mục đích hình thành nhân cách, tạo cho con người phát triển toàn diện có phẩm chất và năng lực của con người mới, những con người lao động, thích ứng trong cơ chế thị 2
  3. trường, sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới phụ thuộc phần lớn vào năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất chính trị của người thầy giáo. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong một nhà trường là yếu tố quyết định tới việc tạo ra chất lượng sản phẩn là con người. II, Cơ sở pháp lý. Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: “Nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Nói về trách nhiệm của đội ngũ giáo viên. Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyên nâng cao chất lượng phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học” 1, Điều lệ trường trung học phổ thông cũng chỉ rõ: “Nhà giáo phải có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục”. 2, Như vậy, chất lượng và hiệu quả của giáo dục trong một nhà trường được quyết định bởi trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và uy tín của đội ngũ giáo viên. Do đó nhiệm vụ đặt ra trong các nhà trường trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới về giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 3, Tóm lại, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các nhà trường không chỉ là nhiệm vụ riêng của trường này hay trường khác mà đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục; nhiệm vụ chung của nhà nước về công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước, bản thân ngành giáo dục và đào tạo đặt ra cho mỗi nhà trường thì trước hết đội ngũ giáo viên phải tự hoàn thiện mình, phấn đấu vươn lên, phát huy nội lực đến mức cao nhất trong quá trình xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. 3
  4. Chương 2 Thực trạng của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn Trong những năm gần đây, có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố giúp nhà trường lớn mạnh và khởi sắc đó là sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình có hiệu quả, sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của thầy và trò, sự quan tâm, sự ủng hộ, sự cộng tác đắc lực của hội cha mẹ học sinh nhà trường, sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như những trang thiết bị Trong các yếu tố trên chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản nhất, cùng với sự năng động trong công tác quản lý. Vậy về công tác quản lý cũng như sự cố gắng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường làm được đến đâu và đạt được những kết quả gì? Sau đây chúng tôi xin nêu ra một số kết quả mà trường đã đạt được cũng như những tồn tại của Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn trong 3 năm trở về đây. I, Những kết quả đã đạt được của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 1, Những thành tích chung. Trường đạt danh hiệu trường Tiên tiến Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm là 100% Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Kim Sơn ngày một tăng từ 52% lên 82%(năm 2006) Chất lượng học sinh giỏi hàng năm qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện , cấp tỉnh ngày càng tăng Cụ thể: Học sinh giỏi cấp huyện Năm học Tổng số Số lượng học sinh đạt giải giải Nhất Nhì Ba KK 2004-2005 21 3 3 5 10 2005-2006 23 2 9 7 5 2006-2007 26 3 4 14 5 4
  5. Học sinh giỏi cấp tỉnh Năm học Tổng số Số lượng học sinh đạt giải giải Nhất Nhì Ba KK 2004-2005 5 2 1 1 1 2005-2006 1 1 2006-2007 2 1 1 1.2 Về công tác quản lý. Ban giám hiệu gồm 3 đồng chí, đứng đầu là đồng chí Hiệu trưởng hai năm được công nhận là chiến sỹ thi đua , quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng chí Hiệu trưởng đã: Chủ động hơn trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Có phân công cho một đồng chí Hiệu phó cùng các tổ trưởng chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Có biện pháp kiểm tra, đánh giá xếp loại từng giáo viên về chất lượng giảng dạy. Phương pháp tổ chức ngày một đa dạng và phong phú với mục tiêu huy động được nhiều nhất số giáo viên tham gia bồi dưỡng. 1.3 Về đội ngũ giáo viên. Phần đông đội ngũ giáo viên nhà trường nhận thức được cho mình về tầm quan trọng của việc học tập rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo viên. Đội ngũ giáo viên của nhà trường cơ bản đủ về số lượng, về chất lượng đội ngũ giáo viên đa số nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, thực sự đoàn kết, thân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần vươn lên cơ bản đạt chuẩn về chất lượng. Hàng năm chất lượng chuyên môn được nâng cao dần từng bước. Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn nêu cao ý thức tự học tự bồi dưỡng ngoài những thời điểm bồi dưỡng tập trung. Chất lượng học sinh đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn ngày một tăng về số lượng cũng như chất lượng. 1.4 Về các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 5
  6. Chi bộ Đảng gồm 17 đồng chí trong tổng số 53 cán bộ, giáo viên, thực sự bao gồm những hạt nhân tiêu biểu trong chuyên môn. Chi bộ Đảng nhà trường luôn vạch ra được các chủ trương ngày càng phù hợp có tính khả thi. Tổ chức công đoàn nhà trường luôn làm tốt trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên giáo viên, cán bộ công nhân viên phát động và duy trì tốt các đợt thi đua trong năm học. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 29 Đ/c: luôn giữ vững được kỷ cương, trật tự, nền nếp học tập, sinh hoạt của học sinh, làm tốt phong trào thi đua học tốt từ đó tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi trong toàn trường. 2. Những tồn tại trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Về việc phân công giáo viên về công tác tại trường, thực tế do qui mô phát triển trong thực tế hiện nay Trường đã đủ giáo viên về biên chế . Thực tế năm học 2006-2007 nhà trường còn thiếu 1giáo viên giảng sạy môn Văn tiếng việt, chưa có giáo viên giảng dạy bộ môn kỹ thuật công nghiệp. Trong khi đó có 11 đồng chí giáo viên đang theo học các lớp đại học . Trong số đội ngũ giáo viên hiện tại của nhà trường đa số giáo viên trẻ mới ra trường năng lực giảng dạy còn một số hạn chế, một số giáo viên có tuổi đời cũng như tuổi nghề cao song còn hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như sức ì trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, số giáo viên này thưa thực sự là hạt nhân trong chuyên môn. Các tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình còn nặng về hình thức quản lý hành chính, chưa phát huy được nội lực của các thành viên trong tổ, còn thụ động theo kế hoạch định sẵn của nhà trường, vai trò của đồng chí tổ trưởng,tổ phó chưa năng động, chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo trong hình thức sinh hoạt tổ, chưa tìm ra được đặc thù của từng môn. Nhìn chung các tổ chuyên môn mới dừng lại ở tính hình thức nặng về đối phó. Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của bản thân vẫn còn một số đồng chí giáo viên thờ ơ tỏ ra có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu sự học hỏi, cũng như sự cầu tiến không cao. Công tác thi đua “Dạy tốt” còn mang tính chủ điểm mới tập trung chủ yếu theo các đợt thi đua trong năm như: “Chủ điểm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”, “Chủ điểm ngày thành lập Đoàn 26/3”. 6