SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Thị trấn Cát Bà - Năm học 2011-2012

doc 26 trang sangkien 30/08/2022 9480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Thị trấn Cát Bà - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_doi_n.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Thị trấn Cát Bà - Năm học 2011-2012

  1. Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý nh»m n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò gi¸o viªn CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CAM KẾT 1. Tác giả: - Họ tên: Tô Thị Khâm - Ngày tháng năm sinh: 23/11/1970 - Đơn vị công tác: Trường THCS thị trấn Cát Bà - Điện thoại: 0313688447 ; 0982726590 - E mail : khamthcscb@gmail.com 2. Tên sản phẩm: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS thị trấn Cát Bà năm học 2011 – 2012 . 3. Cam kết: Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với từng phần hay toàn bộ sản phẩm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về tính trung thực thực của bản cam kết này. Cát Bà, ngày 15 tháng 02 năm 2012 Người viết cam kết Tô Thị Khâm 1 Hä vµ tªn : T« ThÞ Kh©m – HiÖu tr­ëng tr­êng THCS thÞ trÊn C¸t Bµ
  2. Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý nh»m n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò gi¸o viªn MỤC LỤC Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lý do chọn đề tài. II. Mục đích nghiên cứu. III. Kết quả cần đạt. IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Phần 2: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. II. Thực trạng chất lượng đội ngũ ở trường THCS thị trấn Cát Bà. 2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ. 2.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ ở trường THCS thị trấn Cát Bà. III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS thị trấn Cát Bà năm học 2011 – 2012 . 3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 3.2. Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy - học. 3.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. 3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy - học. IV. Kết quả đạt được. Phần 3: KẾT LUẬN 1. Một số kết luận. 2. Một số kiến nghị. 2 Hä vµ tªn : T« ThÞ Kh©m – HiÖu tr­ëng tr­êng THCS thÞ trÊn C¸t Bµ
  3. Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý nh»m n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò gi¸o viªn ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đảng CSVN rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo. Trong các Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng toàn quốc lần thứ XI, đã xác định cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục & Đào tạo là quốc sách hàng đầu, “Giáo dục & Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho Giáo dục & Đào tạo là đầu tư phát triển”. Đồng thời các Nghị quyết đó cũng khẳng định việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục & đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và tăng cường CSVC các trường học là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục & đào tạo. Trong năm học 2011 - 2012 Bộ giáo dục & đào tạo đã chỉ thị toàn ngành tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, thực hiện phân cấp quản lý về giáo dục, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Thực hiện nghiêm túc quy định về công khai đối với các cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân; Nâng cao chất lượng đội ngũ trong các nhà trường , tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động và phong trào thi đua trong giáo dục. Thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo; Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Phát triển mạng lưới trường, lớp học và tích cực tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 ). Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 về việc: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng cả ba mặt: đánh giá và sắp xếp, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ. Chỉ thị nêu rõ xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2015 và chấn hưng đất nước “ Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại 3 Hä vµ tªn : T« ThÞ Kh©m – HiÖu tr­ëng tr­êng THCS thÞ trÊn C¸t Bµ
  4. Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý nh»m n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò gi¸o viªn hoá đất nước, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng ”. Điều lệ trường phổ thông cũng quy định: “giáo viên có nhiệm vụ thường xuyên học tập văn hóa, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, tác phong để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo tiêu chuẩn quy định ” Công tác xây dựng đội ngũ là bước đi vững chắc, cơ bản để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc hoàn thiện cơ cấu và chất lượng đội ngũ là quá trình lâu dài, phải thực hiện từng bước. Qua nghiên cứu và trên thực tế cho thấy những năm qua chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Cát Hải nói chung và trường THCS thị trấn Cát Bà có nhiều chuyển biến song chưa cao, thiếu tính bền vững. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập: cơ cấu chưa đồng bộ - vừa thiếu vừa thừa; năng lực chuyên môn và tiếp cận với CNTT, sự đổi mới phương pháp giảng dạy theo chuẩn kiến thức còn nhiều hạn chế. Bằng kinh nghiệm tích lũy từ những năm giảng dạy, làm công tác quản lý nhà trường; cùng với nhận thức quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ giáo viên là quan tâm đến chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” tại trường THCS thị trấn Cát Bà với mong muốn đề ra một số biện pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, nhằm giữ vững chất lượng trường chuẩn quốc gia, đạt kiểm định chất lượng nhà trường trong năm học này và những năm học tiếp theo. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục tại trường THCS thị trấn Cát Bà; từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường trong những năm tiếp theo. 4 Hä vµ tªn : T« ThÞ Kh©m – HiÖu tr­ëng tr­êng THCS thÞ trÊn C¸t Bµ
  5. Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý nh»m n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò gi¸o viªn III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT. Đề ra được những biện pháp quản lý nhằm giải quyết những tồn đọng, bất cập về đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu: đội ngũ giáo viên trường THCS thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. - Phạm vi nghiên cứu: cơ cở lý luận, thực trạng đội ngũ; đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường; đối chiếu với kết quả thực hiện để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. * Đội ngũ giáo viên là một bộ phận rất quan trọng trong một tập thể sư phạm; là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: ‘’ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục cần phải quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Điều lệ trường phổ thông quy định: giáo viên trường phổ thông là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường. Giáo viên có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục của Bộ - ngành và nhà trường. - Rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; có ý thức đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp. - Thực hiện các nhiệm vụ do Hiệu trưởng nhà trường phân công và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh. 5 Hä vµ tªn : T« ThÞ Kh©m – HiÖu tr­ëng tr­êng THCS thÞ trÊn C¸t Bµ
  6. Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý nh»m n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò gi¸o viªn - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên khác, với gia đình học sinh và các tổ chức khác trong dạy học và giáo dục học sinh. * Đội ngũ giáo viên có chất lượng: - Là đội ngũ các thầy cô giáo có phẩm chất đạo đức chính trị tốt; có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạmvững vàng. - Đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn; chuẩn hóa về đào tạo. - Tâm huyết với nghề xứng đáng là tấm gương về đạo đức nhà giáo trong phong trào tự học và sáng tạo. * Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà quản lý. Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh, trong đó dưới tác động chủ đạo ( tổ chức, điều khiển ) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra. Hai hoạt động này luôn tồn tại song hành và sinh thành ra nhau. Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục và sự phát triển mang tính ổn định, bền vững của mỗi nhà trường. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ là việc làm khó đòi hỏi các nhà quản lý phải có những giải pháp đồng bộ mang tính dài hơi. Nhà quản lý giáo dục (Hiệu trưởng) cần phải có nhận thức đúng về vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Công tác xây dựng đội ngũ nhằm đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và thường xuyên của nhà quản lý giáo dục, cũng như của mỗi nhà trường. Là một trường nằm trên địa bàn trung tâm của huyện đảo, những năm qua, trường THCS thị trấn Cát Bà đã có những chuyển biến và khởi sắc nhất định về chất lượng giáo dục; tuy nhiên, trường vẫn còn một số mặt ( chất lượng học sinh đại trà chưa cao, đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập chưa đồng đều về trình độ và nghiệp vụ chuyên môn cũng như nhận thức ) chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của thành phố, của đất nước. Do đó, cần phải tìm ra được những 6 Hä vµ tªn : T« ThÞ Kh©m – HiÖu tr­ëng tr­êng THCS thÞ trÊn C¸t Bµ