SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở

doc 23 trang sangkien 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_dao_duc_cho.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở

  1. Mục lục mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 4 1.1 Cơ sở lí luận: 1.2 Cơ sở thực tiễn: 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6 3.1 Khách thể nghiên cứu: 3.2 Đối tượng nghiên cứu: 4. Các giả thuyết khoa học 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5.1 Nghiên cứu lí luận về đạo đức và quản lí giáo dục đạo đức. 5.2 Tìm hiểu đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh và biện pháp giáo 5.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu 6 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: 6.2 Phương pháp điều tra: 6.3 Phương pháp quan sát: 6.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: 6.5 Phương pháp xử lí số liệu. Chương1: Cơ sở lí luận về đạo đức và giáo dục đạo đức 7 1.1 Khái niệm giáo dục đạo đức và chuẩn mực đạo đức theo các thời kì của xã hội 7 1.1.1 Khái niệm đạo đức: 1.1.2 Một số phạm trù của đạo đức cơ bản: 1.1.3 Các chức năng của đạo đức: 1.2 Giáo dục đạo đức, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở 8 1.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức: 1.2.2 Mục đích giáo dục đạo đức: 1.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức: 1.2.4 Phương pháp giáo dục đạo đức: 1.3 Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục, quản lý trường học 9 1.3.1 Quản lý: 1
  2. 1.3.2 Quản lý giáo dục: 1.3.3 Quản lý đội ngũ giáo viên: 1.4 Nhiệm vụ quản lý và vai trò của hiệu trưởng 10 1.4.1 Nhiệm vụ của hiệu trưởng: 1.4.2 Vai trò của hiệu trưởng nhà trường: 1.5 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong trường Trung học cơ sở Chương 2: Thực trạng tình hình đạo đức học sinh và các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 11 2.1 Đôi nét về địa phương và trường sở tại 11 2.2 Thực trạng đạo đức của học sinh: 12 2.2.1 Một số hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trong nhà trường: 2.2.2 Tiến hành điều tra, nghiên cứu về hạnh kiểm của học sinh: 2.2.3 Câu hỏi điều tra giáo viên: 2.2.4 Nguyên nhân kết quả thu được: 2.3 Các hoạt động giáo dục học sinh ở trường trung học sở tại 15 2.3.1 Giáo dục thông qua các giờ học: 2.3.2 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 2.3.3 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động của các tổ chức: 2.4 Thực trạng biện pháp giáo dục đạo đức 15 2.4.1 Các hình thức quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh 2.4.2 Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của hiệu trưởng: 2.5 Tình hình đạo đức sau thử nghiệm tác động: 19 2.5.1 Kết quả xếp loại hạnh kiểm: 2.5.2 Kết quả điều tra giáo viên: Kết luận và kiến nghị 22 1. Kết luận 22 2. Kiến nghị 22 tài liệu tham khảo 24 2
  3. mở đầu 1- Lí do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lí luận: Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển , giáo dục được coi là động lực vừa là mục tiêu cho cho việc phát triển tiếp theo của xã hội. Giáo dục trong nhà trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lí giáo dục của Đảng. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, giáo dục đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách, vì thế “Tiên học lễ, hậu học văn” hoặc như tục ngữ phương tây “Người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi như không thành đạt”. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, như Bác Hồ đã nói " Có tài mà không có đức thì tài đó cũng vô dụng " hoặc trong luận ngữ của Khổng Tử khẳng định: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” ( nghĩa là: Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, con người không học thì không biết đạo) và nhiều nhà hiền triết đã nhấn mạnh “con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, người hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo và quản lý tốt nhiệm vụ giáo dục- đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Trong giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế nước nhà, cơ cấu kinh tế chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, thành quả của nó đem lại là rất to lớn, không thể phủ nhận. Song mặt trái của nó không phải là ít, cơ 3
  4. chế thị trường đã làm thay đổi đi phần nào thuần phong, mỹ tục của dân tộc; đặc biệt nó đã len lỏi vào lối sống, phong cách, quan điểm và tư tưởng của thế hệ trẻ, làm cho đạo đức của nhiều trẻ bị sa sút nghiêm trọng. Thực tế ở trường tôi – là một trường vừa mới được sát nhập vào thị xã từ năm 2003, cuộc sống đô thị đã làm thay đổi bộ mặt quê hương, nó chi phối tới cuộc sống của mỗi gia đình và con em trên địa phương, làm cho đạo đức của học sinh có phần bị sa sút, ảnh hưởng rất lớn tới nền nếp sinh hoạt của nhà trường. Quen lối giáo dục đạo đức cho học sinh vùng thuần nông, chưa theo kịp với sự phát triển nhanh và tác động xấu của vùng đô thị, việc giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường tôi vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại: - Chất lượng đầu vào của nhà trường rất thấp, số lượng học sinh khá giỏi ở tiểu học và con em các gia đình có điều kiện lại gửi lên học ở các trường nội thị và ở thị trấn của các huyện lân cận. - Chất lượng dân trí và điều kiện dân cư thấp, còn nhiều bất cập, khoảng cách giàu nghèo trong địa phương khá lớn. - Giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân. - Các cấp quản lí giáo dục, nhà trường còn buông lỏng giáo dục đạo đức học sinh trong từng cấp học; Có một số cán bộ quản lí, giáo viên né tránh những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh để lấy chữ “yên thân’’. - Giáo viên lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn giáo dục công dân ở các trường được xem là “môn phụ’’, nặng lí luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân trong cán bộ và giáo viên. - Các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh, như xúc phạm tới nhân cách nhà giáo không được các nhà trường, các cơ quan pháp luật xử lí nghiêm minh kịp thời. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường chúng tôi là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi xin đề xuất " Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở" 2- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của vấn đề đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức, tôi muốn đề xuất một số biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường chúng tôi. 4
  5. 3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục cho học sinh trong nhà trường. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở 4- Giả thuyết khoa học Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện . Hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường còn nhiều bất cập và hạn chế, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, chắc chắn nó sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu lí luận về đạo đức và quản lí giáo dục đạo đức. 5.2 Tìm hiểu đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường sở tại. 5.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. 6- Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, sách báo. 6.2 Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi, GV, HS trả lời. 6.3 Phương pháp quan sát: Cách giao tiếp, ứng xử. 6.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả xếp loại đạo đức hằng năm. 6.5 Phương pháp xử lí số liệu. 5
  6. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận về đạo đức và giáo dục đạo đức 1.1 Khái niệm giáo dục đạo đức và chuẩn mực đạo đức theo các thời kì của xã hội 1.1.1 Khái niệm đạo đức: Từ khi con người xuất hiện ở trên trái đất, không thể tránh khỏi một quy luật tất yếu là phải học, phải có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau để sinh tồn và phát triển, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng phức tạp, phong phú đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn một cách giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của cộng đồng, của xã hội. Trong trường hợp đó, cá nhân được coi là người có đạo đức. Ngược lại, có những cá nhân biểu hiện thái độ, hành vi của mình chỉ vì lợi ích bản thân làm phương hại tới lợi ích của người khác, của cộng đồng bị xã hội chê trách, phê phán thì cá nhân đó bị coi là là người thiếu đạo đức. Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người; đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. 1.1.2 Một số phạm trù của đạo đức cơ bản: Các phạm trù đạo đức cơ bản bao gồm phạm trù hạnh phúc, nghĩa vụ, lương tâm, thiện và ác. Các phạm trù của cơ bản đạo đức có những đặc điểm riêng biệt qui định nó về mặt nguồn gốc, quá trình hình thành, sự biến đổi không giống với những hiện tượng khác trong xã hội loài người. Nhờ lĩnh hội được các phạm trù cơ bản này mà con người nhận thức được một cách đầy đủ toàn diện bộ mặt đạo đức của xã hội và soi chiếu đánh giá cho từng cá nhân. 1.1.3 Các chức năng của đạo đức: Đạo đức là một hình thái xã hội góp phần quan trọng xây dựng mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Đạo đức là phương thức nhận thức hiện thực có tính chất mệnh lệnh, đánh giá, nó điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở sự vận động của những mặt đối lập về thiện và ác. Đạo đức còn có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc và giữ gìn, bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của xã hội và nâng cao phẩm giá của cá nhân . Vì vậy ta cần phải quan tâm tới các chức năng của đạo đức. 6