SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Thị trấn Cát Bà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Thị trấn Cát Bà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_chuyen_mon_nham_nang.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Thị trấn Cát Bà
- Ubnd huyÖn c¸t h¶i Trêng thcs tT c¸t bµ Nghiªn cøu khoa häc s ph¹m øng dông §Ò tµi: MéT Sè BIÖN PH¸P QU¶N Lý HO¹T §éng chuyªn m«n nh»m n©ng cao chÊt lîng D¹y vµ häc ë trêng THCS ThÞ trÊn C¸t bµ T¸c gi¶: Ph¹m ThÞ T¸m Chøc vô: Phã hiÖu trëng N¨m häc: 2011- 2012 1
- PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong nhà trường hiện nay, mục tiêu giáo dục tổng quát đã được xây dựng tương đối phù hợp với xu thế phát triển của thời đại bao gồm cả thái độ năng lực, kĩ năng, kiến thức, cách học, cách làm, cách sống nhằm đào tạo con người tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra, lo được việc làm, lập nghiệp trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và trường THCS nói riêng phải có nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ về đạo đức và trí tuệ, về thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiêp cận trình độ giáo dục phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới trước xu thế hội nhập toàn cầu. Trường THCS TT Cát Bà là một trường học trong hệ thống giáo dục của huyện đảo Cát Hải đã hoàn thành xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn I, đã hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 với tiêu chí về chất lượng dạy học là vô cùng quan trọng mà trong đó các hoạt động chuyên môn đóng vai trò then chốt. Vì vậy, để góp phần duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diên trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng, giữ vững tiêu chí trường chuẩn quốc gia và hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THCS TT Cát Bà”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đưa một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy- học trong trường THCS TT Cát Bà. 3. Kết quả cần đạt được: - Xác định cơ sở khoa học của hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường nhằm từng bước duy trì và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 4. Phạm vi, đối tương và kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường là một nội dung lớn liên quan đến nhiều vấn đề:Từ nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh đến bồi dưỡng đội ngũ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, CSVC Tuy nhiên với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THCS TT Cát Bà. - Đối tựơng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lí hoạt động chuyên môn và chất 2
- lượng hoạt động dạy- học của giáo viên- học sinh trường THCS thị trấn Cát Bà. - Kế hoạch nghiên cứu: + Nghiên cứu các tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, Quyết định 40/2006/QĐ- BGD ĐT về đánh giá xếp loại học sinh, Quyết định 06/2006/QĐ- BNV về đánh giá xếp loại giáo viên, nhiêm vụ năm học, thông tư 58/2011/BGD ĐT về đánh giá xếp loại học sinh( thực hiện từ học kỳ 2 năm học 2011-2012) . + Thời gian : 01 năm học (năm học 2011-2012) Trên cơ sở các biện pháp đã thực hiện và kết quả đạt được của năm trước, năm học 2011-2012 tôi tiếp tục rút kinh nghiệm, đi sâu quản lý các hoạt động chuyên môn đặc biệt là đổi mới quản lý hoạt động của giáo viên, đổi mới phương pháp day học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng , rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn của cá nhân mình và thực hiện trong những năm tiếp theo. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Công tác chuyên môn trong nhà trường luôn được coi trọng hàng đầu trong toàn bộ công việc của một nhà trường. Hoạt động chuyên môn nhất thiết phải có kế hoạch và đặc biệt phải đi sâu vào công việc cụ thể, thiết thực là việc daỵ và học.Trong nhà trường THCS coi hoạt động dạy học là hoạt động có tính chất đặc thù. Họat động dạy học bao gồm sự chuyển hóa kiến thức khoa học đã được tích lũy của nhân loại đến người học. Hai đối tượng trong quá trình đó là người dạy (thầy, cô giáo ) và người học (học trò). Quá trình đó gồm nội dung kiến thức và phương pháp tác động từ thầy đến trò. Với mục đích đó, trong giờ dạy giáo viên phải là người tổ chức điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức; trò phải tích cực, độc lập suy nghĩ, chủ động và tự giác, ham hiểu biết để biến kiến thức của sách vở thành kiến thức của mình. Dạy là hoạt động của giáo viên nhằm định hướng tổ chức, điều khiển giúp người học tự tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ. Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh Việc dạy- học trong một nhà trường chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó cung cấp cho học sinh kỹ năng ban đầu và từng bứơc đi sâu vào kỹ năng thực hành. Qua đó học sinh có khả năng thực hành với những yêu cầu đòi hỏi thực hiện một cách chủ động ở tất cả các bộ môn và cũng nhờ đó mà học sinh có điều kiện phát triển tư duy, rèn phương pháp suy luận và bồi dưỡng phẩm chất trong thời đại CNH-HĐH, năng động sáng tạo trong mọi lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong nhà trường, dạy- học là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động giáo dục cơ bản, then chốt. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy- học phải có đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về đào tạo đồng thời nhà trường phải là một môi trường giáo dục thuận lợi để họ phát huy cao nhất năng lực của mình, không ngừng tự học tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhập thông tin, tích cực đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm để có bước đột phá đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cao cho xã hội. Nhà giáo phải không ngừng học tập rèn luyện nêu gương tốt cho học sinh (Điều 14- Luật giáo dục). Và người quản lý phải xác định rõ vị trí trọng tâm của mình trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy và học- Đó là khâu xây dựng kế hoạch và quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ giáo dục, ngành chủ quản có nghĩa là quản lý việc lập kế hoạch và hoạt động của các tổ – nhóm chuyên môn, việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn 4
- kiến thức kỹ năng trong đó để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng dạy - học. Vấn đề cơ bản là làm thế nào để tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn đó đạt hiệu quả cao. Điều này đòi hỏi có sự quan tâm chỉ đạo hợp lý của các nhà quản lý giáo dục, quản lý thế nào để thầy dạy tốt và trò học tốt. Việc quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của ban giám hiệu là một khâu quan trọng. Với sự chỉ đạo đó người cán bộ quản lý phải tìm cách tác động tích cực đến đội ngũ giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Trong những năm học qua công tác chuyên môn được trường THCS TT Cát Bà thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch trong từng năm học, học kỳ, các tháng và không ngừng cải tiến làm cho hoạt động chuyên môn càng phong phú, hiệu quả ngày một cao. Đây thực sự là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với trường THCS TT Cát Bà trong giai đoạn duy trì chất lượng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I và giữ vững chất lượng kiểm định cấp độ 3. II Thực trạng trường THCS TT Cát Bà : 1.Về đội ngũ giáo viên : Năm học 2011-2012 Nhà trường có 35 giáo viên hầu hết là nữ; độ tuổi trên 50 tuổi: 5đ/c; độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi: 02đ/c; từ 30 đến 40:12 đ/c; độ tuổi dưới 30 là 15 đ/c; 02 đ/c nghỉ thai sản. Đảng viên 20 đồng chí Trình độ đào tạo ĐH: 16 đ/c; CĐ : 18 đ/c;10 +3: 01đ/c (02 đ/c đang học nâng chuẩn) trong đó về chuyên môn :Toán :7, Lý: 1, Hoá: 2, Công nghệ: 2, Thể dục: 2, Văn: 8, Sinh: 1, Sử: 1, Địa: 1, Công dân: 1, Anh: 4, Nhạc: 1, MT:1.Tin:1, TLGD: 1 Cơ cấu tổ chức: biên chế 02 tổ chuyên môn với 5 nhóm chuyên môn: - Tổ KHTN:16 đồng chí với 2 nhóm :Toán - Lí- CN-Tin và Hoá-Sinh- TD - Tổ KHXH:18 đồng chí với 3 nhóm :Văn ; Sử - Địa- CD và nhóm Năng khiếu (Tiếng Anh- ÂN- MT) Qua nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy: Đa số các giáo viên có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề, thực hiện tốt các quy định của chuyên môn, có đủ các loại hồ sơ sổ sách và ghi chép đúng quy định. Một số giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong quản lí và giáo dục học sinh, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực của mình, thường xuyên cập nhật thông tin, ứng dụng CNTT trong soạn giảng, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học từng bước nâng cao chất lượng bộ môn mình phụ trách đặc biệt số lương giáo viên trẻ chiếm đa số nên thuận lợi cho công tác thi đua: tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động và ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa đầu tư sâu cho bài giảng, vận dụng các phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa thực sự phù hợp đối tượng học sinh, đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đồng bộ, còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, chưa bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, đôi khi chưa thật chủ động tổ chức đánh giá học sinh theo định hướng tích cực hoá việc học tập của học sinh, sử dụng ĐDDH đôi khi chưa hiệu quả, việc áp dụng phiếu học tập, bảng phụ và một 5