SKKN Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Đại Thành – Quốc Oai – Hà Nội

doc 33 trang sangkien 27/08/2022 10040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Đại Thành – Quốc Oai – Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_nham_nang_cao.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Đại Thành – Quốc Oai – Hà Nội

  1. Nguyễn Trí Lợi - Hiệu trưởng trường THCS Đại Thành 2 mục đích nghiên cứu Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của trường THCS . Đây là nhiệm vụ cơ bản và thiết yếu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . Chính vì vậy mục đích nghiên cứu của đề tài này : Nhằm nắm bắt thực trạng dạy – học, phân tích nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chất lượng dạy – học, đồng thời tìm ra những biện pháp tích cực tác động có hiệu quả để quản lý tốt hoạt động dạy – học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường . 3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý của cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên trường THCS Đại Thành – Quốc Oai – Hà Nội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Cơ sở của vấn đề nghiên cứu: Những yêu cầu về chất lượng ở nhà trường tiểu học. - Thực trạng về hoạt động dạy học ở trường THCS Đại Thành – Quốc Oai – Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp để làm thay đổi thực trạng và nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên. 5. giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Đại Thành – Quốc Oai – Hà Nội. 6 . nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề sau : 6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạyvà học của trường Tiểu học . 6.2 . Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy và học ở trường THCS Đại Thành – Quốc Oai – Hà Nội. 6.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy và học ở trường THCS Đại Thành – Quốc Oai – Hà Nội. 1
  2. Nguyễn Trí Lợi - Hiệu trưởng trường THCS Đại Thành 7. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu kỹ luận + Nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ - Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo về công tác chuyên môn. + Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy học. - Nhóm các phương pháp trực tiếp. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp điều tra phỏng vấn. + Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. + Phương pháp toán thông kê . chương 1 cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên. 2
  3. Nguyễn Trí Lợi - Hiệu trưởng trường THCS Đại Thành 1.1 Khái niệm về quản lý : - Như chúng ta đã biết, quản lý là một hoạt động xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người và hoạt động này càng phát triển theo sự phát triển chung của xã hội. - Về nội dung, thuật ngữ “Quản lý” có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có thể nêu một số định nghĩa sau: + Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động. + Trong sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường thì quản lý được hiểu là đảm bảo hoạt động trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là sự chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới. + Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người thành viên của hệ thống, làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt mục đích dự kiến. + Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu xã hội. Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra các cách hiểu về quản lý như sau: - Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức. - Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người thành tố cơ bản của hệ thống xã hội. - Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. Quản lý ngày nay được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xã hội, vốn nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và quản lý. Trong đó quản l ý có vai trò mang tính quyết định sự thành công. 1.2. Chức năng quản lý. Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt, nó gắn với quá trình lao động tập thể và kết quả của sự phân công xã hội. Lao động quản lý có thể được chia thành một hệ thống các dạng hoạt động. Xác định này được gọi là các chức năng quản lý, với cách hiểu 3
  4. Nguyễn Trí Lợi - Hiệu trưởng trường THCS Đại Thành như vậy ta thấy: Chức năng quản lý là những nội dung, phương pháp hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể quản lý có tác động đến đối tượng quản lý trong quá trình nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Quản lý giáo dục có 4 chức năng cơ bản: - Chức năng kế hoạch hoá - Chức năng tổ chức - Chức năng chỉ đạo thực hiện - Chức năng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Đó là 4 khâu có liên quan mật thiết với nhau tạo thành một quá trình. Quá tình này hoạt động một cách “tuần hoàn” và được gọi là chu trình quản lý. Trong chu trình quản lý đó, tuy các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhau nhưng là độc lập một cách tương đối, các chức năng này thực hiện đan xen nhau. Cuối cùng tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin .Thông tin đầy đủ kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch ; thông tin cũng cần cho các bộ phận của cơ cấu tổ chức, là chất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức ; thông tin chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi ) và phản hồi ( thông tin ngược) diễn biến hoạt động của tổ chức ; và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho người quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức 1.3 Quản lý giáo dục : Khoa học quản lý giáo dục có nội dung “co giãn” tuỳ theo cách ta hiểu các từ giáo dục ở trong đó như thế nào? Nếu ta hiểu giáo dục là các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường hay ngoài xã hội, lúc đó quản lý được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Còn việc chúng ta chỉ nói đến các hoạt động ở trong ngành giáo dục, chúng diễn ra trong các cơ sở giáo dục ở một địa phận hành chính nào đó ta hiểu là quản lý một hệ thống giáo dục. Ta có thể hiểu quản lý giáo dục như sau: 4
  5. Nguyễn Trí Lợi - Hiệu trưởng trường THCS Đại Thành - Quản lý là những hoạt động có hệ thống, có khoa học, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý nên đối tượng quản lý là quá trình dạy học và giáo dục diễn ra ở các cơ sở giáo dục. - Quản lý giáo dục được hiểu một cách cụ thể là quản lý một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đó có thể là một trường học, một trung tâm khoa học kinh tế, hướng nghiệp nghề, một cơ sở giáo dục phân bố trên địa bàn dân cư. - Quản lý một cách khoa học (là làm việc tối ưu) trong đó chủ thể quản lý phải nắm được các quy luật khách quan đang chi phối sự vận hành của đối tượng quản lý. 1.4. Quản lý trường học. - Trường học là hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dục đào tạo (gọi chung là cơ sở giáo dục) - Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Nhà trường được tổ chức cho việc kiến tạo xã hội nói trên đạt được các mục tiêu xã hội nó đặt ra cho những dân cư huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm xã hội. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục với thế hệ trẻ, với từng học sinh”. Quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy và học, tức là đưa hoạt động đó từ trạng thái này đến trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục. Như vậy công tác quản lý nhà trường bao gồm quản lý các quan hệ giữa trường học và xã hội, quản lý hành chính nhà trường. Quản lý bên trong nhà trường chia ra: - Quản lý sư phạm, tức là quản lý các quá trình giáo dục. - Quản lý các điều kiện (vật chất, tài chính, nhân lực, ) Người ta có thể phân tích quá trình giáo dục như là một hệ thống gồm 6 thành tố sau: + Mục đích giáo dục. + Nội dung giáo dục. 5
  6. Nguyễn Trí Lợi - Hiệu trưởng trường THCS Đại Thành + Phương pháp giáo dục + Thày giáo. + Học sinh. + Cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị phục vụ giáo dục. Nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả là nhờ các thành tố mà đặc biệt là quan hệ giữa các thành tố với nhau làm cho các thành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau và đưa lại kết quả mong muốn, đó chính là hoạt động quản lý của người quản lý. Người quản lý hay còn gọi là người lãnh đạo, là người có quyền và có chức mà những người dưới quyền phải phục tùng, là người chỉ huy đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, người quản lý đó là Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng nhà trường. 1.5 Hoạt động dạy và học : 1.5 .1 Thế nào là quá trình dạy học : Nói đến dạy học bao cũng có hai hoạt động : Hoạt động dạy và hoạt động học . Hai hoạt động này gắn kết với nhau gọi là hoạt động dạy học . Dạy là hoạt động của thày, trong hoạt động này thày là chủ thể, trò là đối tượng của hoạt động dạy . Hoạt động học là hoạt động của trò . Hoạt động này trò là chủ thể, khách thể là thày và hệ thống tri thức là đối tượng . Người học biến tri thức của xã hội loài người thành tri thức của bản thân 1.5.2 Bản chất của hoạt động dạy học : Đánh giá quá trình đạy học là đánh giá người học tiếp thu được cái gì, lĩnh hội được cái gì . Vì vậy bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của người học . Muốn đánh giá được quá trình dạy học ta dựa trên các cơ sở : Trong dạy học có quan hệ thày và trò, phải căn cứ vào nhận thức . Nhận thức nói chung là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức con người , nhận thức cái loài người đã có và tìm kiếm cái loài người chưa biết . Quá trình nhận thức kinh nghiệm loài người để thành kinh nghiệm của mình đó là quá trình nhận thức đặc biệt . 1.5.3 ý nghĩa của hoạt động dạy học : 6
  7. Nguyễn Trí Lợi - Hiệu trưởng trường THCS Đại Thành Dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp con người học khoảng thời gian ngắn nhất có thể nắm vững khối lượng tri thức với chất lượng cần thiết. Dạy học là con đường quan trọng bậc nhất giúp người học phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo . Dạy học là con đường chủ yếu hình thành ở người học những định hướng giá trị những phẩm chất đạo đức của nhân cách . 1.6. Quản lý hoạt động dạy học : Quản lý hoạt động dạy học là tổ chức, chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện quá trình dạy học theo yêu cầu và quy luật nhằm đạt được mục tiêu dạy học . Quản lý hoạt động dạy học có những đặc điểm sau : - Mang tính chất quản lý hành chính sư phạm Tính chất hành chính : Quản lý theo pháp luật, những nội quy, quy chế các văn bản hướng dẫn của cấp quản lý cao hơn và của chính chủ thể quản lý Tính chất sư phạm : Chỉ sự quy định của các quy luật quá trình dạy học, diễn ra trong một môi trường sư phạm, lấy quá trình dạy học làm đối tượng quản lý . - Mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý . Quản lý hoạt động dạy học theo chu trình quản lý và thực hiện các chức năng quản lý . Quản lý hoạt động dạy học trên cơ sở vận dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lý . Có tính xã hội cao . - Hiệu quả quản lý quá trình dạy học được tích hợp trong kết quả đào tạo và thể hiện qua các chỉ số như : Chất lượng học sinh đến trường, duy trì sĩ số, tốt nghiệp hay hoàn thành cấp học . Chất lượng giáo dục : Chất lượng giáo dục đánh giá chủ yếu về hai mặt học lực và xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh . Phát huy tác dụng kết quả giáo dục đối với xã hội . 1.7 Đặc điểm dạy học ở trường THCS. 7